: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng
2.3.1. Ket quả đạt được
Sau gần 60 năm thành lập và hoạt động Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng đã có được sự thành công nhất định trên thị trường. Đặc biệt, từ năm 2008 đến này thế giới và Việt Nam phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, nền kinh tế trong nước cũng đang có không ít những khó khăn, bất lợi, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản nhưng với sự cố gắng của bản thân cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài, BDCC đã và đang nỗ lực vượt qua được giai đoạn khó khăn này để vươn lên. Cụ thể trong khi phân tích số liệu 3 năm gần nhất ta có thể thấy một số dấu hiệu phát triển tích cực đáng ghi nhận của Công ty như :
- Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng là do nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của ban lãnh đạo.
- Tổng chi phí liên tục giảm cho thấy được hiệu quả khá tốt của các Giải pháp cắt giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung thường xuyên thể hiện quyết tâm trong việc nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của BDCC.
- Khả năng độc lập, tự chủ về tài chính tương đối tốt.
- Các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều có những nguồn vốn phù hợp để tài trợ.
- Khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu của BDCC vẫn luôn cao hơn mức trung bình của ngành trong cả 3 năm.
- Vốn vay được sử dụng tốt, phát huy được giá trị trong việc gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đã đạt được, tình hình tài chính của BDCC vẫn còn những tồn tại cần phải cải thiện và điều chỉnh, cụ thể:
- Qua cả 3 năm nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (trên 80%). Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn là do trong thời gian qua, BDCC chủ yếu tập trung sử dụng các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó sử dụng khá nhiều vốn đi chiếm dụng, nhằm tiết giảm các chi phí tài chính của doanh nghiệp. Với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì việc các
68
khoản nợ chiểm tỷ trọng lớn không phải vấn đề bất bình thường, tuy nhiên chỉ tiêu này của BDCC vẫn cao hơn mức trung bình ngành (khoảng 75%)
- Qua cả 3 năm, BDCC vẫn phải chiếm dụng vốn từ bên ngoài khá nhiều, chủ yếu là các nguồn trong ngắn hạn do việc hạn chế vay nợ từ các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là vay nợ dài hạn để tiết giảm chi phí tài chính.
- BDCC cũng bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều trong thời gian qua. Đây cũng là một đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là BDCC thường xuyên tham gia xây dựng các công trình lớn, có yêu cầu về vốn cao, thời gian giải ngân dài, dẫn tới số vốn bị chiếm dụng lớn.
- Tỷ lệ giữa nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu vẫn còn khá cao - trên 400% và cao hơn so với mức xấp xỉ 300% trung bình của ngành xây dựng. Trong đó tổngnợ phải trả vẫn nhiều hơn vốn chủ sở hữu tới hơn 4 lần, tỷ lệ này cũng cao hơn gần gấp đôi mức trung bình của ngành xây dựng.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu biến động không ổn định qua các nămdo sự thay đổi không đều của các khoản mục lợi nhuận ròng, doanh thu thuần, tổngtài sản và vốn chủ sở hữu.
- Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính bị giảm sút liên tục do sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nâng cao vốn chủ và giảm vay nợ để nâng cao mức độ độc lập tài chính. Tuy nhiên việc thay đổi này chưa thực sự đem lại hiệu quả do lợi nhuận ròng đem lại chưa thực sự cao.
Ket luân: Chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn huy động tại Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng thông qua việc phân tích tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu với đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng vốn vay trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả quản lý nguồn vốn huy động tại BDCC, làm cơ sở thực tiễn kết hợp cùng các lý luận ở chương 2 để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
3.1. Định hướng phát triển trong tương lai
Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng đang trong quá trình thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng. Sau khi cổ phần hóa, trên cơ sở các yếu tố hợp lực và tính thống nhất trong chiến lược phát triển của Ngành, định hướng và mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - Công ty cổ phần phải thực hiện:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu BDCC trở thành doanh nghiệp mạnh trong ngành xây dựng Việt Nam
- Nâng cao năng lực các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, đưa Công ty phát triển bền vững.
- Đa dạng hóa các hình thức nhận thầu thi công, trong đầu thầu các dự án lớn, tập trung tăng cường tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng... để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư. Công ty mẹ và các công ty thành viên thường xuyên phối hợp trong công tác đấu thầu, nắm bám các dự án hạ tậng và môi trường có nguồn vốn nước ngoài, các dự án nhà máy nhiệt điện, lọc hóa dầu, các nhà máy hóa chất...
- Củng cố vị trí khu vực duyên hải và mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nước, liên danh, liên kết với các chủ đầu tư và nhà thầu nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đầu thầu, tạo điều kiện phát triển chuyên môn hóa một cách có hiệu quả, khai thác được thế mạnh, khắc phục mặt yếu trong quá trình thực hiện dự án.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại Tổng Công ty Xây dựngBạch Đằng Bạch Đằng
3.2.1 Xác định cơ cấu vốn hợp lýa, Cơ sở của giải pháp a, Cơ sở của giải pháp
Cơ sở khoa học
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,
70
điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Điều cơ bản trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp là hệ số Nợ. Việc hoạch định nguồn vốn đuợc dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhung với hệ số Nợ cao nói chung thuờng đua đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh huớng làm giảm giá cổ phiếu, trong khi đó, tỷ suất sinh lời cao có khuynh huớng làm tăng giá cổ phiếu. Do vậy cơ cấu vốn hợp lý mà các doanh nghiệp huớng đến là cơ cấu vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiễn
Nhu đã phân tích ở phần 2, cơ cấu nguồn vốn của BDCC thời gian qua tuơng đối thiếu hợp lý. Bằng chứng là qua 3 năm, Nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng cơ bản trong tổng nguồn vốn. BDCC gia tăng Nợ phải trả là nhằm tận dụng ảnh huởng của đòn bẩy tài chính để gia tăng kết quả kinh doanh. Thực tế cũng cho thấy, BDCC đã tận dụng nguồn vốn này tuơng đối tốt, kết quả kinh doanh liên tục tăng, khả năng sinh lợi cũng không ngừng đuợc nâng cao trong thời gian qua. Tuy nhiên sự gia tăng mạnh này đã làm cho khả năng tự chủ tài chính của Công ty bị ảnh huởng. Bên cạnh đó, các khoản vốn đi chiếm dụng này ngày càng gia tăng với tốc độ khá lớn, gây ảnh huởng đến khả năng thanh toán cũng nhu uy tín của Công ty với các đối tác. Vì vậy để có một cơ cấu vốn hợp lý hơn, Công ty cần đa dạng hóa các nguồn tài trợ.
b, Nội dung thực hiện
Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn tài trợ sau: *
Nguồn tài trợ ngắn hạn
- Nợ phải trả có tính chất chu kỳ: Trong thực tế hoạt động của các DN thì nguồn tài trợ này không lớn lắm, nhung lại có thể giải quyết phần nào nhu cầu vốn có tính chất tạm thời của Công ty. Các khoản này bao gồm
+ Các khoản phải trả cho CBCNV nhung chua đến kỳ trả.
+ Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhung chua đến kỳ nộp, các khoản thuế phải nộp hàng tháng nhu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm truớc nộp vào đầu năm sau...
+ Các khoản phải trả các đơn vị nội bộ
+ Khoản tiền tạm ứng của khách hàng : đây không phải là khoản mang tính chất thường xuyên mà chỉ phát sinh khi có các công trình. Tuy nhiên với khoản này Công ty không phải trả chi phí nên có thể sử dụng để giải quyết nhu cầu vốn tạm thời.
- Tín dụng của nhà cung cấp: hay còn gọi là tín dụng thương mại. Đây là nguồn vốn tài trợ ngắn hạn rất được ưa chuộng của các DN và cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với những DN mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế như Công ty (vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ). Hoạt động này đem lại khá nhiều lợi ích cho khi mà được nhận vật tư, hàng hóa để thực hiện các công trình nhưng chưa phải thanh toán ngay. Hiện nay Công ty cũng đang áp dụng hoạt động này tương đối nhiều. Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng đến việc quản lý hoạt động này bằng cách xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó.
Ví dụ: theo kế hoạch năm 2013, Công ty sẽ đầu tư 4 máy vận thăng nâng hàng có tổng giá trị là 480 triệu đồng. Giả sử nhà cung cấp đồng ý chiết khấu 3% trên tổng giá trị đơn hàng nếu Công ty đồng ý trả tiền trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngoài thời giạn 20 ngày, từ ngày 21 đến ngày thứ 50 thì Công ty sẽ phải trả đủ 100% giá trị lô hàng mà không được hưởng chiết khấu. Chi phí của khoản tín dụng thương mại được tính theo công thức:
,,, . ,, Tỷ lệ chiết khấu (%) 360
Chi phí của
ɪ = _________________________ x ________________________________
TDTM 100 - Tỷ lệ chiết khấu (%) Số ngy muachịu - Thờigian
hưởng chiết khấu Với trường hợp này:
Chi phí 3% 360
TDTM (100 - 3%) (50 - 20) ,0
Sau khi tính toán, Công ty cần so sánh với lãi suất ngân hàng để xem chi phí của khoản tín dụng thương mại này cao hay thấp rồi mới đưa ra quyết định mua hàng.
- Vay ngắn hạn các ngân hàng thương mại: nguồn vốn trong ngắn hạn của Công ty hiện nay chủ yếu là vốn đi chiếm dụng từ bên ngoài. Những khoản vốn này có thể giúp Công ty được sử dụng vốn mà chỉ phải trả chi phí rất ít, tuy nhiên những khoản vốn chiếm dụng này lại chiếm phần lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Nếu
72
còn tiếp tục tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Công ty. Bên cạnh đó từ ngày 8/5/2013 khi thông tư số 14/2013/TT-NHNN quy định về trần lãi suất cho vay bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên là 15%/năm chính thức được áp dụng sẽ giúp cho Công ty có thể vay vốn với mức lãi suất thấp hơn, bổ sung nguồn vốn cho SXKD, giảm thiểu nguồn vốn đi chiếm dụng, nâng cao uy tín với các đối tác.
* Nguồn tài trợ dài hạn
- Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi: Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi sẽ đem lại những lợi ích cho Công ty như sau:
+ Công ty không bị bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn mà có thể hoãn trả sang kỳ sau, giúp Công ty tránh khỏi những biến động tiêu cực khi hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn.
+ Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi có khả năng làm tăng lợi tức cổ phần thường do cổ đông thường không phải chia sẻ lợi nhuận cao cho các cổ đông ưu đãi, đồng thời Công ty chỉ phải trả cho cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức không thay đổi.
+ Giúp Công ty tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát cho các cổ đông mới.
+ Công ty không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc như khi phát hành trái phiếu.
Tuy nhiên, trước khi phát hành cổ phiếu ưu đãi Công ty cần lưu ý lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu và không được trừ vào thu nhập chịu thuế nên sẽ làm phát sinh tăng thêm một khoản chi phí cho Công ty.
- Vay dài hạn các ngân hàng thương mại: thực tế cho thấy những khoản vay dài hạn của Công ty tương đối ít khi so sánh với những khoản vốn Công ty chiếm dụng trong ngắn hạn. Do vậy đã gây ít nhiều ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn tài trợ cho các hoạt động của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty nên thực hiện các khoản vay dài hạn vì lợi thế của vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là:
+ Chi phí tài trợ thấp: khi vay tiền, Công ty sẽ thương lượng trực tiếp với ngân hàng, do đó chỉ phài chịu một khoản chi phí nhỏ cho các thủ tục vay.
+ Tính linh hoạt cao: Công ty có thể thiết lập lịch trả nọ phù hợp với dòng tiền thu nhập của Công ty.
+ Đảm bảo tính ổn định lâu dài trong việc tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: với những khoản vay dài hạn, Công ty sẽ không gặp phải những khó khăn trong việc thanh toán những khoản vay và nợ ngắn hạn (dùng để tài trợ cho những hoạt động dài hạn) đến hạn.
3.2.2 Tăng khả năng sinh lợi của tài sản, nguồn vốn trong công ty.
a, Cơ sở của giải pháp
Cơ sở khoa học
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý sẽ biết được 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại nao nhiêu đồng LNST. Trị số của ROE càng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại.
Cơ sở thực tiễn
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu biến động không ổn định qua các năm do sự thay đổi không đều của các khoản mục lợi nhuận ròng, doanh thu thuần, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Để nâng cao khả năng sinh lợi cho vốn chủ, công ty cần tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và tài sản của mình. BDCC cần kết hợp các chính sách, giải pháp để tác động một cách toàn diện, đồng bộ lên tất cả các hoạt động tài chính của công ty để tăng doanh thu tối đa, giảm thiểu các chi phí.