Kiếm soát chặt chẽ các khoản phải thu

Một phần của tài liệu 0394 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại tổng công ty xây dựng bạch đằng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 99)

: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG

3.2.3 Kiếm soát chặt chẽ các khoản phải thu

a, Cơ sở của giải pháp

Cơ sở khoa học

Hiện nay rất nhiều DN vừa và nhỏ không đầu tu đầy đủ nguồn lực cũng nhu chính sách trong việc theo dõi và thực hiện thu hồi nợ, mặc dù khoản này chiếm một bộ phận không nhỏ trong tổng vốn luu động của DN. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luu chuyển của vốn luu động. Trong cơ chế thị truờng, bán hàng trả chậm là một tất yếu nhung cần phải có sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ phát sinh. Nếu để cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn thì Công ty sẽ vừa thiếu vốn kinh doanh vừa phải chịu thiệt hại về chi phí vốn. Do vậy càng thu hồi nợ nhanh sẽ càng mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty. Việc đua ra các phuơng huớng và giải pháp cụ thể nhằm thu hồi công nợ sẽ giúp cho Công ty có thêm vốn đầu tu vào các hoạt động khác.

Cơ sở thực tiễn

Qua việc phân tích tình hình quản lý tài chính tại Công ty, cho thấy thấy rằng các khoản phải thu ngắn hạn qua cả 3 năm mặc dù đã có sự suy giảm nhung vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH. Cụ thể trong đó, khoản Phải thu khách hàng chiểm tỷ trọng chủ yếu. Khoản phải thu tăng lên cho thấy luợng vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều hơn, gây ảnh huởng tới việc cung cấp vốn cho các hoạt động khác của đơn vị.

b, Nội dung thực hiện

Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi đuợc, Công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng truớc khi quyết định thực hiện các dự án cung cấp cho khách hàng. Quy trình đánh giá tín dụng của khách hàng sẽ trải qua 4 buớc: (1) thu thập thông tin về khách hàng, (2) phân tích thông tin thu thập đuợc để phán quyết về uy tín tín dụng của khách hàng, (3) cân đối lại với năng lực hoạt động của Công ty, và (4) quyết định thực hiện dự án. Toàn bộ quy trình này đuợc mô tả trên hình duới đây.

Hình 3.2: Quy trình đánh giá uy tín khách hàng

Đối với mỗi dự án Công ty đuợc mời tham gia, truớc tiên Công ty luôn phải kiểm tra những thông tin về khách hàng của mình. Cơ bản nhất là các báo cáo tài chính, về tình hình hoạt động, lãi lỗ, năng lực tài chính của khách hàng trong tối thiểu là 3 năm

76

gần nhất. Bên cạnh đó Công ty còn phải thu thập thêm các thông tin khác về đối tác của mình thông qua các báo cáo xếp hạng tín dụng ; các quan điểm từ phía các ngân hàng đã, đang cung cấp dịch vụ cho đối tác đó ; các nguồn thông tin khác.

Sau khi đã nắm được những thông tin đó, Công ty cần phải phân tích một cách kỹ lưỡng, đối chiếu với các số liệu từ các công ty khác hoạt động trong cùng ngành với khách hàng, và với số liệu trung bình ngành để đưa ra được những nhận xét chính xác nhất về tình hình tài chính, năng lực hoạt động và khả năng phát triển trong tương lai của khách hàng. Dựa trên những quyết định đó, cùng với việc tự đánh giá năng lực của Công ty, nếu thấy Công ty thấy phù hợp, có đủ khả năng thực hiện dự án đảm bảo được chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động theo đúng mục tiêu hoạt động của Công ty thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện dự án cho phía đối tác. Nếu uy tín của khách hàng không tốt thì Công ty sẽ từ chối thực hiện dự án, hoặc nếu khách hàng có đủ uy tín nhưng khả năng của Công ty không phù hợp thì dự án cũng sẽ bị từ chối, để đảm bảo uy tín hoạt động cho chính Công ty.

Một số giải pháp khác

- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài Công ty và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

- Có các giải pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, bán nợ (factoring)...

- Soạn thảo hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ về thời hạn và phương thức thanh toán, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì Công ty được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng.

- Phân loại các khoản nợ quá hạn; tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (khách quan, chủ quan) để có giải pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ; thoả ước xử lý nợ; xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu Toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện các giải pháp quản lý các khoản phải thu, Công ty sẽ nâng cao được hiệu quả công tác quản lý cũng như thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Từ đó

Công ty có thể hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn, và gia tăng nguồn vốn cung cấp cho các hoạt động khác của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

Một phần của tài liệu 0394 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại tổng công ty xây dựng bạch đằng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w