Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975. Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác Quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được Quốc tế công nhận. Ủy ban Basel ban hành 17 quy tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: [5]
Nguyên tắc 1
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cần được xây dựng định kỳ ít nhất hàng năm và phải được phê duyệt bởi HĐQT. Chiến lược này cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro và mức độ sinh lời mong muốn tương ứng với các rủi ro chấp nhận.
Nguyên tắc 2
Ban Điều hành chịu trách nhiệm triển khai chiến lược rủi ro tín dụng đã được phê duyệt bởi HĐQT và xây dựng các chính sách, quy trình cho mục đích xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và quy trình này cần đề cập đến rủi ro tín dụng trong các hoạt động của Ngân hàng ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như cấp độ danh mục.
Nguyên tắc 3
Ngân hàng cần xác định và quản lý các rủi ro tín dụng tiềm tàng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Ngân hàng cần đảm bảo rằng các rủi ro liên quan đến các sản phẩm hoặc hoạt động mới cần được đánh giá theo các quy trình quản lý rủi ro và được kiểm soát đầy đủ và phải được phê duyệt bởi HĐQT hoặc Ủy ban HĐQT phù hợp trước khi đưa vào triển khai.
Nguyên tắc 4
Ngân hàng phải hoạt động theo các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng và phù hợp. Các tiêu chí này phải định rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng, đồng thời cần bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về người đi vay hoặc đối tác, cũng như mục đích và cấu trúc của khoản tín dụng cũng như nguồn trả nợ.
Nguyên tắc 5
Ngân hàng cần thiết lập các giới hạn tín dụng chung đối với các loại rủi ro khác nhau theo cấp độ các khách hàng vay và các đối tác riêng lẻ và mỗi nhóm khách hàng, cả trong sổ giao dịch (trading book) và sổ ngân hàng (banking book) và cả nội và ngoại bảng.
Nguyên tắc 6
Ngân hàng có quy trình phê duyệt cấp tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại một cách rõ ràng.
Nguyên tắc 7
Mọi khoản tín dụng đều phải được cấp trên cơ sở arms-length (khách quan, công bằng). Các khoản tín dụng cho các bên liên quan cần phải được phê duyệt theo cơ chế phê duyệt ngoại lệ và phải được giám sát cẩn thận cũng như phải thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo kiểm soát hoặc hạn chế rủi ro của việc cho vay không khách quan.
Nguyên tắc 8
Ngân hàng cần thiết lập hệ thống quản lý thường xuyên và liên tục đối với các danh mục có phát sinh rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 9
Ngân hàng cần thiết lập hệ thống giám sát từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng.
Nguyên tắc 10
Ngân hàng cần được khuyến khích sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mục đích quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTDNB cần phù hợp với đặc thù, quy mô và mức độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng.
Nguyên tắc 11
Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cho phép Ban Điều hành đo lường rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong toàn bộ các hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp thông tin đầy đủ về cơ cấu danh mục tín dụng cũng như bất kỳ sự tập trung nào của rủi ro.
Nguyên tắc 12
Ngân hàng cần có hệ thống giám sát chất lượng và cơ cấu tổng thể danh mục tín dụng.
Nguyên tắc 13
Ngân hàng cần cân nhắc các thay đổi có thể có trong tương lai trong các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng đơn lẻ và danh mục tín dụng, và cần đánh giá số dư rủi ro tín dụng trong các điều kiện khó khăn.
Nguyên tắc 14
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập và liên tục các quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng và các kết quả của việc xem xét này phải được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và ban điều hành.
Nguyên tắc 15
Các ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý hợp lý và số dư tín dụng nằm trong phạm vi đáp ứng với tiêu chuẩn an toàn và giới hạn nội bộ. Các ngân hàng cũng nên thiết lập và thực thi hoạt động kiểm soát nội bộ và các thông lệ khác để đảm bảo các trường hợp ngoại lệ đối với chính sách, quy trình, và giới hạn được báo cáo kịp thời tới cấp lãnh đạo phù hợp để có biện pháp xử lý.
Nguyên tắc 16
Các ngân hàng cần thiết lập biện pháp khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng đang xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp tương tự.
Nguyên tắc 17
Cơ quan thanh tra giám sát cần yêu cầu các ngân hàng có một hệ thống hiệu quả để xác định, do lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng như là một phần trong tổng thể phương pháp tiếp cận quản trị rủi ro. Cơ quan thanh tra giám sát cần thực hiện các cuộc kiểm tra chiến lược, chính sách, quy trình và thực tiễn liên quan đến việc cấp tín dụng và việc quản lý danh mục thường xuyên tại các ngân hàng. Cơ quan thanh tra giám sát cũng cần đặt ra những giới hạn thận trọng để hạn chế các khoản vay của ngân hàng cho một khách hàng hoặc cho một nhóm khách hàng có liên quan.
1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ.
Cơ sở cho việc quản trị RRTD một cách hiệu quả là việc xác định những rủi ro hiện có và những rủi ro tiềm tàng trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Mức độ RRTD mà ngân hàng có thể chấp nhận được chỉ có thể thiết lập được sau khi đã xác định được những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Để phát hiện RRTD dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng các đặc thù RRTD của từng sản phẩm hay hoạt động ngân hàng.
- Các khách hàng và ngành nghề khác nhau chứa đựng các rủi ro khác
nhau: Việc lựa chon các khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là rất
thiết yếu đối với chất lượng tài sản. Khả năng tồn tại của bất cứ ngân hàng nào cũng đều liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng, ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng.
- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung của danh
mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng.
- Các sản phẩm tín dụng khác nhau chứa đựng những rủi ro khác
nhau: Ngân hàng cung cấp nhiều hình thức tín dụng như cho vay bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ, cho vay hợp vốn, bảo lãnh...Các loại hình tín dụng khác nhau này hàm chứa mức độ rủi ro khác nhau.
- Khả năng cấp tín dụng và chuyên môn của cán bộ tín dụng: RRTD
phụ thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ khi xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.
1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Có một số mô hình, phương pháp đo lường phổ biến sau:
a) Mô hình chất lượng 6C
Mô hình 6C giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng việc tập trung vào 6 tiêu chí cơ bản sau:
- Tư cách người vay (Character)
Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng nhằm xác định xem mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn đối với khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như: trung tâm phòng ngừa rủi ro, ngân hàng bạn, thông tin đại chúng.
- Năng lực của người vay (Capacity)
Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia, đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Thu nhập của người đi vay (Cash)
Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán...
- Bảo đảm tiền vay (Collateral)
Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay ngân hàng.
Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ.
- Kiểm soát (Control)
Tập trung vào vấn đề như sự thay đổi của pháp luật liên quan đến quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người cho vay hay không. Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không.
b) Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hoá các rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt. Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc đánh giá khách hàng được nhất quán, giảm bớt được các đánh giá mang tính chủ quan của con người. Ngoài ra nó còn là cơ sở để quyết định cấp tín dụng, đánh giá thực trạng khách hàng, là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Thực chất của việc xếp hạng tín dụng là mô hình lượng hóa rủi ro. Các ngân hàng dành các nguồn lực đáng kể để phát triển các mô hình giảm rủi ro nội
bộ nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phê duyệt các khoản vay, kiểm soát danh mục
nợ và báo cáo quản lý; phân tích tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro và định giá của các khoản vay.
c) Phương pháp IRB (Internal Ratings Based)
Phương pháp IRB hay còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Đây là phương pháp được xây dựng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Basel II. Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel I khuyến khích các nước tham gia sử dụng. Việc ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là:
- Xác suất không trả nợ của khách hàng (PD): Xác suất không trả được nợ đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian xác định (thông thường là 12 tháng). Tham số này ước lượng khả năng khách hàng của Ngân hàng không thể thực hiện được các nghĩa vụ nợ như đã cam kết.
- Tỷ trọng tốn thất ước tính (LGD): LGD là khoản tổn thất, được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm tổn thất của dư nợ tại thời điểm không trả được nợ (EAD) của một khoản vay khi khoản vay đó rơi vào tình trạng không trả được nợ. Định nghĩa LGD có thể giải thích kỹ hơn để phân biệt đo lường LGD “sau” cho những khoản vay đã rơi vào tình trạng không trả được nợ và LGD “trước” cho những khoản vay chưa rơi vào tình trạng không trả được nợ.
- Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD): EAD cho các khoản trên và ngoài bảng cân đối kế toán được xác định là tổng dư nợ kỳ vọng của khoản vay tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD bao gồm hai phần, phần dư nợ đã giải ngân và phần ước lượng các khoản giải ngân trong tương lai.
Từ đó ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất (EL) như sau: EL = PD x EAD x LGD
1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Khâu cuối cùng trong quy trình quản trị RRTD là phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Kiểm soát rủi ro là những hoạt động tập trung vào việc ngăn chặn hay làm giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra. Nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng, nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp:
a) Xây dựng cơ cấu hoạt động tín dụng
Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng được tổ chức tốt là một trong những phương thức quản lý rủi ro hiểu quả. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng hiện
nay là tách bạch hai chức năng kinh doanh và quản lý rủi ro nhằm mục tiêu hàng đầu giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy kĩ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ nghiệp vụ.
b) Xây dựng chính sách tín dụng
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau, các khách hàng khác nhau... có độ rủi ro khác nhau dựa trên các tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên thị trường, xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro đầu tư. Đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy không hoàn toàn xóa bỏ hết rủi ro, nhưng nó có thể làm giảm bớt mức rủi ro theo một nguyên tắc đầu tư “ không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ’’
- Phân cấp quản lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng
vùng địa lý theo chiến lược của ngân hàng. Quy định những trường hợp khuyến khích, hạn chế cho vay, thận trọng trong cho vay, không cho vay.
- Xây dựng một chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả và toàn diện đối với
một hoặc một số nhóm khách hàng. Để ra quyết định quan hệ tín dụng đối với một đối tượng khách hàng, ngân hàng phải phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện. Phải căn cứ vào danh mục tín dụng ngân hàng: loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng, độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng.
- Phân cấp tham quyền cho vay đến từng CBTD, không phải CBTD nào cũng được phụ trách và quản lý các khoản vay với mức dư nợ cao, nhà quản lý phải sắp xếp và phân loại đội ngũ CBTD theo nhóm và phân cấp hạn mức cho CBTD. Mặt khác, phân cấp hạn mức tới từng đơn vị, tùy vào khả năng và tình hình họat động của từng đơn vị mà phân cấp hạn mức cho phù hợp.
- Danh mục các loại tài sản có thể chấp nhận làm tài sản bảo đảm và