nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định
Đe hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, cũng như kiểm soát được rủi ro, Chi nhánh đã quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, điều này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị
Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện chủ yếu thông qua các phòng có chức năng xử lý nghiệp vụ tín dụng như phòng Tín dụng và phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
SƠ ĐÒ 2.2: SƠ ĐÒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG
(Nguồn: Phòng Tín dụng - NHNo&PTNN tỉnh Nam Định)
a) Phòng Tín dụng
- Trong toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng từ thẩm định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, theo dõi, quản lý hồ sơ khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, phòng Tín dụng còn thực hiện một số công việc quản trị rủi ro tín dụng sau:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Hàng năm chi nhánh đều xây dựng dự án đầu tư tín dụng từ xã, huyện đến tỉnh.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc phân cấp, ủy quyền xét duyệt tín dụng cho các chi nhánh NHNo Loại 3, phòng giao dịch.
- Thực hiện và chỉ đạo công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Chỉ đạo công tác tín dụng đối với chi nhánh cấp dưới như: NHNo Loại 3 và phòng giao dịch.
b) Bộ phận thâm định
- Hiện tại chi nhánh chưa có phòng Thẩm định mà chỉ có bộ phận tham định thuộc phòng Tín dụng.
- Nhiệm vụ của bộ phận thẩm định:
+ Thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết của phòng Tín dụng và phòng Kinh doanh ngoại hối tại Văn phòng NHNo tỉnh và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh NHNo Loại 3.
+ Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, đồng thời lập hồ sơ trình Tong Giám đốc (qua bản thẩm định) để xem xét phê duyệt.
c) Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, theo dõi, kết quả thẩm định của các phòng Tín dụng. Trên cơ sở đó yêu cầu các Phòng chấn chỉnh lại các sai sót, đề xuất kiến nghị với lãnh đạo chi nhánh các biện pháp xử lý, quản lý khoản vay được tốt hơn, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Giám đốc chi nhánh, kiểm tra tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng như: Tín dụng, kế toán, dịch vụ,...
- Thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra kiểm soát độc lập hoạt độ ng cho vay từ phòng giao dịch, NHNo loại 3 đến phòng Tín dụng tại Văn phòng NHNo tỉnh Nam Định.
- Từ kết luận kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh chỉnh sửa tồn tại, sai sót. Báo cáo kết quả kiểm tra, chỉnh sửa sai sót sau thanh tra, kiểm tra về Giám đốc NHNo tỉnh và ngân hàng cấp trên.
2.2.2.2. Chính sách tín dụng
Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ “về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Căn cứ định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Hàng năm Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đều xây dựng chính sách tín dụng với những nội dung chủ yếu như sau:
- Chi nhánh luôn xác định tập trung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đối với thị trường thành phố Nam Định chỉ tăng trưởng ở mức hợp lý, có những giai đoạn không cần tăng trưởng dư nợ. Do vậy dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng dư nợ. Đồng thời Chi nhánh xác định đối tượng khách hàng truyền thống, chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả dư nợ cho vay doanh nghiệp của chi nhánh chỉ khoảng hơn 1.000 tỷ đồng trên tổng số hơn 6.000 tỷ đồng dư nợ. Cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn không đánh kể.
- Mở rộng tín dụng phải đảm bảo khả năng kiểm soát, nâng cao hiệu qu ả đầu tư, đảm bảo chất lượng tín dụng. Tập trung vốn vào những phương án, dự án khả thi, tài sản bảo đảm tốt. Ngoài ra, mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo những cân đối cơ bản trong tín dụng như: Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối giữa nợ cho vay trung, dài hạn với nợ ngắn hạn, cân đối giữa nguồn vố n tại địa phương với nguồn vay các tổ chức tín dụng. Đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, có khả năng chuyển nhóm nợ xấu, đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng như: Duy trì và thực hiện đối chiếu dư nợ, đổi miền CBTD theo định kỳ. Tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt nghiệp vụ: Hồ sơ, điều kiện cho vay, thu nợ gốc lãi, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, quy trình cho vay thông qua tổ vay vốn, phát hiện những sai sót chấn chỉnh kịp thời. Duy trì hoạt động của Ban xử lý thu hồi nợ xấu, thường xuyên chỉ đạo phân tích, giải trình chất lượng tín dụng để chủ động có biện pháp xử lý phù hợp với từng khoản nợ, nhằm ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu.
- Việc phân cấp, ủy quyền quyết định cấp tín dụng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Hiện nay Chi nhánh đang thực hiện việc này theo Quyết định 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/09/2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam và Quyết định 244, 245, 246/NHNo-TD-UQPQ ngày 05/10/2012 của Giám đốc NHNo tỉnh Nam Định. Cụ thể: Mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank thì phải được Thống đốc NHNN cho phép. Chi nhánh tỉnh Nam Định được cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa đến 150 tỷ đồng và đối một dự án đầu tư tối đa đến 50 tỷ đồng. Ngân hàng nông nghiệp cấp huyện được cấp tín dụng đối với một khách hàng tối đa đến 5 tỷ đồng và đối một dự án đầu tư tối đa đến 2 tỷ đồng.
2.2.2.3. Quy trình thẩm định
Chi nhánh đã xây dựng cho mình quy trình thẩm định theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục trong quá trình thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay.
SƠ ĐÒ 2.3: QUY TRÌNH THẢM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
(Nguồn: Ban Khách hàng doanh nghiệp - NHNo&PTNN Việt Nam)
Trong toàn bộ quá trình thẩm định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, giải ngân, theo dõi, quản lý hồ sơ
AAA 90 - 100
...ÃÃ... ...80 89...khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay. Việc cho vay, chi nhánh đang thực hiện theo các văn bản sau: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam; Quyết định 1300/QĐ- HĐQT-TD ngày 03/12/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam về quy chế đảm bảo tiền vay và các văn bản khác có liên quan.
Quy trình thẩm định này hướng tới:
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng - Thu hút khách hàng và các phương án, dự án đầu tư tốt.
2.2.2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng cho mình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được thực hiện theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của NHNo&PTNT Việt Nam (về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam).
Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp,... và thông tin phi tài chính: độ tuổi, tình trạng nhà ở, nơi
công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật,... của khách hàng có sẵn tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng vay, sẽ ra tổng điểm của khách hàng, từ tổng điểm của khách hàng Hệ thống sẽ tự động xếp hạng khách hàng thành một trong 10 hạng như sau:
...BB... ...53Z59... ...B... ...60 62... ...CCC... ...56 59... ...CC... ...53 55... ...C... ...44∑'ζ2... ...D... ...<44...
___________AAA___________Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 ____________AA____________
____________A____________
___________BBB___________Nợ cần chú ý Nhóm 2 ____________BB____________
____________B_____________Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 ___________CCC___________
____________CC____________
_____________C____________Nợ nghi ngờ Nhóm 4 ____________D____________Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5
(Nguồn: Hướng dẫn chấm điểm khách hàng - NHNo&PTNN Việt Nam)
Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng nông nghiệp trong việc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: Xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHNo lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:
- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn.
62
- Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:
Nhóm 2 2 3 4 9 1^16^ Nhóm 3 3 0 2 8 70 Nhóm 4 1 7 T 2" Nhóm 5 8" 2 1 6" Tông dư nợ 4.655 5.126 5.706
(Nguồn: QĐ 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 - NHNo&PTNT Việt Nam)
Tại NHNo&PTNT tỉnh Nam Định từ năm 2007, theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh đã thường xuyên thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng nhằm thực hiện phân loại nợ tự động hàng ngày. Đến nay việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang áp dụng hàng quý đối với 100% khách hàng là tổ chức và hộ gia đình, cá nhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên. Theo lộ trình đến quý III/2013 sẽ áp dụng chấm điểm, xếp hạng đối với các khách hàng còn lại.
2.2.2.5. Phân loại nợ
Căn cứ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “Ban hành Quy định về phân loại
63
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín đụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước “Về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quyết đinh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”. NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2013 về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Hiện tại việc phân loại nợ tại Chi nhánh đang đồng thời thực hiện theo Điều 6, Điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên và khách hàng là tổ chức thì thực hiện phân loại nợ theo Điều 7, tức là phân loại nợ dựa trên kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng từ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (phân loại nợ định tính). Đối với các khách hàng còn lại thực hiện phân loại nợ theo Điều 6, tức là phân loại nợ dựa trên tuổi nợ (nợ quá hạn) và cơ cấu nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), đây còn gọi là cách phân loại nợ định lượng.
Nợ của Ngân hàng nông nghiệp được phân thành 05 nhóm gồm: Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
BẢNG 2.13: PHÂN LOẠI NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM
Việc phân loại khoản vay sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, mỗi quý một lần, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Agribank nơi cho vay căn cứ vào kết quả phân loại nợ và dư nợ gốc tại ngày cuối cùng của quý trước để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.2.2.6. Xử lý nợ
Để phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu phát sinh và giảm thiếu nợ xấu, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp khi xử lý nợ như sau:
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ theo quy định của Pháp luật. Hiện Chi nhánh đang thực hiện việc cơ cấu nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước mà không làm chuyển nhóm nợ. Mặt khác, trong những trường hợp cần thiết, có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn. Việc miễn, giảm lãi tiền vay đối với khách hàng, Chi nhánh đang thực hiện theo Quyết định số 513/QĐ/HĐQT-TCKT ngày 28/5/2007.
- Quản lý và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm tính hợp lý của giá trị TSBĐ và giúp Chi nhánh nâng cao độ tin cậy trong việc tính toán giá trị khấu trừ của TSBĐ. Ngoài ra, còn giúp ngân hàng giảm thiếu các rủi ro như: rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro thanh khoản liên quan đến các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý nợ, đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã quan tâm đến việc lựa chon tài sản bảo đảm tiền vay như tập trung vào bất động sản là nhà,