Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0045 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 83)

NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định là đơn vị có bề dầy truyền thống, hoạt động của chi nhánh luôn ổn định và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác quản trị rủi ro tín dụng được quan tâm và dần được hoàn thiện, điều này được thể hiện qua các kết quả sau:

Thứ nhất: Chi nhánh đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác

quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đã xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, với định hướng thị trường chiến lược là nông nghiệp, nông thôn, đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phân cấp xét duyệt, ủy quyền tín dụng được quy định rõ ràng b ằng các Quyết định, từ phòng giao dịch đến NHNo loại 3 và phòng Tín dụng NHNo tỉnh.

Thứ hai: Quy trình tín dụng được nắm bắt và tuân thủ một cách nghiêm túc trong tất cả các khâu, các cấp, từ lãnh đạo cao nhất đến các cấp quản lý thấp hơn, các nhân viên tín dụng. Các khoản cấp tín dụng được thực hiện theo đúng quy định, quy chế cho vay của Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, từ cho vay ngoại tệ, cho vay theo hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay,...

Thứ ba: Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đã và đang được

chi nhánh vận hành tốt, giúp công tác phân loại nợ của ngân hàng sát với các chuẩn mực Quốc tế, phẩn ánh đúng nhóm nợ của khách hàng. Góp phần tích cựu trong việc ra quyết định cho vay.

Thứ tư: Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín

dụng cũng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Thông tin đầu vào được nhập chính xác trên hệ thống IPCAS (thông tin về pháp lý, phân kỳ trả nợ gố c, lãi, về tài sản đảm bảo tiền vay,...) giúp cho việc phân loại nơ, trích lập dự phòng rủi ro chính xác, không có sai lệch giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên máy.

Thứ năm: Công tác xử lý nợ được chi nhánh rất quan tâm. Ngay từ

khâu phòng ngừa rủi ro, chi nhánh đã thường xuyên phân tích nợ đến hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Khi nợ xấu, nợ nhóm 2 phát sinh, chi nhánh đã tích cực sử dụng các biện pháp như cơ cấu nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, xử lý rủi ro tín dụng,... Do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức cho phép (dao động quanh tỷ lệ 1% trên tổng dư nợ).

Thứ sáu: Kết quả đạt được khác

- Chi nhánh đã trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) nên cán bộ tín dụng dễ dàng truy cập khai thác thông tin khách hàng, tình hình quan hệ với các TCTD của khách hàng, từ đó giúp cho việc ra quyết định cấp tín dụng được chính xác hơn.

- Trong những năm qua, chi nhánh luôn nô lực trong việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ, tích cực tuyển dụng mới cán bộ trẻ có trình độ. Do vậy trình độ cán bộ của chi nhánh ngày một nâng cao, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng tốt hơn.

Do công tác quản trị rủi ro dần được hoàn thiện nên rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã có xu hướng giảm và trong tầm kiểm soát. Điều này thể hiện rõ nét ở nợ xấu của Chi nhánh chỉ dạo động quanh mức 1% trên tổng dư nợ, thấp hơn mức bình quân khoảng 2% của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu 0045 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w