Mặc dù công tác quản trị rủi ro tín dụng dần được hoàn thiện, tuy nhiên công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Thứ nhất: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro còn bất cập
- Tại chi nhánh chưa có Phòng hay Bộ phận quản trị rủi ro, do vậy chưa tách biệt được Bộ phận kinh doanh và Bộ phận quản trị rủi ro. Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam mới có Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý Rủi ro là bộ phận chịu trách nhiệm chính về công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này mới chỉ đáp ứng một phần trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Việc thiếu hụt các bộ phận chuyên trách đối với các mảng việc khác như xây dựng chính sách tín dụng, quản lý danh mục, quản trị mô hình và phân tích tín dụng, quản lý nợ có vấn đề... sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc quản trị rủi ro tín dụng một cách thường xuyên và chủ động.
- Hiện nay tại chi nhánh chưa có phòng Thẩm định mà chỉ có bộ phận thẩm định tại phòng Tín dụng NHNo tỉnh, còn tại các chi nhánh NHNo Loại 3 chỉ có duy nhất một cán bộ làm công tác thẩm định tại phòng Tín dụng, do vậy kết quả phân tích tín dụng có mức độ độc lập, đôi khi dựa vào kết quả của bộ phận tín dụng để ra quyết định cho vay.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự thực hiện được nhiều chức năng quản trị rủi ro, công tác kiểm tra kiểm soát nộ i bộ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tác nghiệp là chủ yếu, chưa chú trọng vào phân tích tình hình môi trường, đưa ra những cảnh báo về những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong tương lai cũng như những ngành và lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Thứ hai: Chính sách tín dụng còn hạn chế
- Trong những năm gần đây Chi nhánh vẫn chưa thực hiện triệt để định hướng về lĩnh vực, đối tượng ưu tiên đầu tư. V ẫn đầu tư nhiều vào các doanh nghiệp, thị trường thành phố, vào một lĩnh vực, ngành nghề và một nhóm khách hàng. Do vậy nợ xấu của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở một nhóm khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự c vận tải biển. Chi nhánh chưa xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tín dụng, các giới hạn tín dụng, chưa có chính sách về xác định các khoản nợ có vấn đề và các biện pháp khắc phục.
- Tăng trưởng dư nợ thường xuyên cao hơn tăng trưởng nguồ n vốn, dẫn đến mất cân đối gữa huy động vốn và sử dụng vố n. Chi nhánh thường xuyên thiếu vốn hơn 1.000 tỷ đồng và phải sử dụng nguồn vốn từ NHNo Việt Nam, do vậy ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh cũng như tài chính của đơn vị (phí điều hòa vốn thường cao hơn lãi suất huy động vốn).
- Thực hiện phân cấp, ủy quyền tín dụng còn nhiều b ất cập như: Phân cấp xét duyệt tín dụng cho chi nhánh NHNo Loại 3 còn thấp (tối đa 5 tỷ đồ ng/1 khách hàng), dẫn đến hồ sơ cho vay vượt quyền của Chi nhánh Loại 3 trình lên NHNo tỉnh nhiều, mất thêm thời gian giải quyết cho vay đối với mỗ i khoản vay, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của NHNo Loại 3.
- Trong cho vay còn coi nhẹ các biện pháp phòng vệ cho ngân hàng như chưa chú ý đến tài sản b ảo đảm tiền vay, cho vay không có bảo đảm
nhiều, đôi khi còn nhận nhiều tài sản đảm bảo là độ ng sản. Chưa chú ý đến việc đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm các loại.
Thứ ba: Quy trình thẩm định cấp tín dụng còn bất cập
- Quy trình thẩm định, cấp tín dụng chưa được thiết lập một cách rõ ràng và cụ thể. Trong các đơn vị kinh doanh trực tiếp, chi nhánh chưa có quy định cụ thể phân tách trách nhiệm rõ ràng trong một số thủ tục cụ thể nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của các cán bộ tham gia vào quy trình cho vay. Cụ thể, ngoại trừ công tác thẩm định khoản vay được thực hiện bởi cán bộ thẩm định độc lập (đối với các khoản vay vượt qua ngưỡng trọng yếu quy định), các nhiệm vụ khác như quan hệ khách hàng, hỗ trợ tín dụng, theo dõi giám sát khoản vay đều được thực hiện bởi cán bộ tín dụng. Việc thiếu tính phân tách về nhiệm vụ trong quy trình cho vay có thể dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng về đạo đức và tác nghiệp.
- Quy trình cấp tín dụng qua nhiều khâu, liên quan đến nhiều người nhưng mức độ độc lập giữa các khâu, các bộ phân không cao. Ví dụ một món vay vượt quyền phán quyết từ ngân hàng huyện trình lên ngân hàng tỉnh: tại NHNo huyện, hồ sơ cho vay phải qua bộ phận tín dụng và tái thẩm định của phòng Tín dụng, nhưng hai bộ phận này không có sự khác biệt, không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, một cán bộ có thể tham gia cả hai bộ phận này. Tại NHNo tỉnh bộ hồ sơ này cũng phải qua bộ phận tín dụng và thẩm định, như vậy phải mất ít nhất b ốn người tham gia vào quy trình này tại tỉnh, trong khi đó hai bộ phận này lại thuộc một phòng nên mức độ độc lập trong việc ra quyết định không cao.
- Tại phòng tín d ụng của chi nhánh vẫn duy trì mô hình tín dụng truyền thống, cán bộ tín dụng giải quyết cho vay cả doanh nghiệp và cá nhân, cho vay ngắn hạn và cả các dự án đầu tư trung, dài hạn, do đó sự chuyên môn hoá trong thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là không
cao, cán bộ tín dụng rất khó có thể am hiểu hết các đối tượng khách hàng này, hơn nữa việc thẩm định các đối tượng khách hàng khác nhau cũng cần phải có những kỹ năng khác nhau.
Thứ tư: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được chỉnh sửa kịp thời
- Chi nhánh hiện nay đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mục đích phân loại nợ, trích lập dự phòng và hỗ trợ quyết định cấp tín dụng. Hệ thống được Ngân hàng nông nghiệp xây dựng từ năm 2007 và chính thức đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Do các thay đổi về tình hình kinh tế và thị trường, đặc biệt trong một vài năm gần đây, nên một số chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng cần được cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với các biến động này. Theo yêu cầu của Basel, hệ thống xếp hạng cũng cần được xác thực định kỳ hàng năm để đảm bảo khả năng phân biệt giữa các hạng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, trong suốt thời gian xây dựng và sử dụng, ngân hàng chưa từng thực hiện thủ tục xác thực cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Các hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank như: Khả năng phân biệt của hệ thống ở mức thấp, một số chỉ tiêu không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Theo logic, tỷ lệ khách hàng được xếp hạng A có nợ xấu trong năm tiếp theo phải thấp hơn mức xếp hạng C, tuy nhiên số liệu phận tích cho thấy tỷ lệ khách hàng được xếp hạng A và AA có nợ xấu trong năm tiếp theo cao hơn các mức xếp hạng từ B đến C; Thông tin để sử dụng để chấm điểm nhiều khách hàng chưa chính xác. Dữ liệu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đượ lưu trữ một cách phù hợp,...
- Ngoài ra, theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được vốn dự phòng cho rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng dựa trên nội bộ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải hỗ trợ được Ngân hàng trong việc tính toán các tham số đo lường rủi ro như xác suất không trả được nợ (PD), tỷ lệ tổn thất dự kiến (LGD), dư nợ tại thời điểm không trả được nợ (EaD). Tuy nhiên hiện tại,
Ngân hàng chỉ thực hiện tính toán tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2012, trong đó các ngân hàng được yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 9%.
Thứ năm: Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro thực hiện chưa nghiêm túc
Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: V ề cơ bản khoản nợ của khách hàng đã được phân lo ại vào đúng nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Tuy nhiên vì mộ t số lý do, một số cán bộ vẫn cố tình chấm điểm khách hàng không đúng với thực tế như: Nhập sai báo cáo tài chính, nâng điểm phi tài chính lên hết mức tối đa,... Về phân kỳ trả nợ trên hệ thống IPCAS khác với hồ sơ giấy như kéo dài kỳ hạn trả nợ gốc, chọn cách trả lãi một lần,... Những điều này làm kết quả phân loại nợ đôi khi chưa chính xác.
Bên cạnh đó việc nhập giá trị TSBĐ tiền vay vào máy không chính xác, dẫn đến giá trị khấu trừ của tài sản không đúng và do đó việc trích lập dự phòng rủi ro cũng chưa chính xác.
Thứ sáu: Công tác xử lý nợ còn nhiều vướng mắc
- Việc cơ cấu nợ chi nhánh đang thực hiện theo quyết định 780/QĐ - NHNN mà không làm tăng nhóm nợ của khách hàng. Tuy nhiên, khi Ngân hàng nhà nước dừng không cho các TCTD thực hiện quyết định này thì việc cơ cấu nợ của các TCTD sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Việc phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kết quả thu hồi nợ xấu, nợ nhóm 2 từ việc bán tài sản b ảo đảm tiền vay còn thấp.
- Việc xử lý rủi ro tín dụng làm giảm nợ xấu của chi nhánh, tuy nhiên việc này ảnh hưởng tới chi phí của chi nhánh. Ngoài ra quy định về quy
trình, bộ hồ sơ XLRR còn chưa rõ ràng, đặc biệt là bộ hờ sơ của khách hàng có tài sản bảo đảm nhưng không phát mại được. Bên cạnh đó việc XLRR còn gây ra tâm lý ỷ nại cho CBTD, cứ có nợ xấu là đề nghị được XLRR không tích cực đôn đốc, thu hồi.
Thứ bảy: Các chỉ tiêu đo lường rủi ro chưa đầy đủ
Hiện tại, chi nhánh mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu đơn giản như: Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nợ đã xử lý rủi ro, lãi đọng,... để đo lường rủi ro tín dụng. Đây là những chỉ tiêu đo lường truyền thố ng, những chỉ tiêu này chỉ đo lường được khi nợ x ấu, nợ tiềm ẩn đã phát sinh và đã gây ra tổn thất cho ngân hàng. Những chỉ tiêu này được xác định hoàn toàn bằng các yếu tố định lượng và được khai thác dễ dàng trên bảng cân đố i kế toán của ngân hàng.
Đối những rủi ro tín dụng dạng tiềm tàng, chi nhánh chưa xác định được và mức tổn thất dự kiến bao nhiêu đối với từng khách hàng khi họ không trả được nợ chi nhánh cũng chưa tính được.
Như vậy, các chỉ tiêu đo lường rủi ro mà chi nhánh đang áp dụng chưa phục vụ nhiều cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.