3.2.2.1. Về quy trình nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất
Với quy trình cho vay chung, cần đơn giản hóa thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Quá nhiều giấy tờ không cần thiết sẽ tạo ra sự phiền hà cho khách hàng, cũng như thời gian xử lý sẽ kéo dài, vì trình độ nhận thức của người dân ở vùng nông thôn còn khá hạn chế. Từ đây, HSX sẽ cảm thấy e ngại khi vay vốn, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, cải tiến nghiệp vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ cho vay sẽ giúp các HSX tiết kiệm không chỉ về thời gian, chi phí đi lại, mà bản thân Ngân hàng cũng sẽ có nhiều thời gian để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Một trong những trở ngại khác trong quá trình vay vốn của HSX là vài loại phí, lệ phí phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn khiến mức tổng chi phí mà người dân bỏ ra tăng cao, nhất là các loại lệ phí thực hiện chứng thực giấy tờ, thời gian chờ đợi trong khi xin chứng thực. Do đó, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tại huyện, các xã để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, giải quyết nhanh gọn, tránh tình trạng
khách hàng phải đi lại nhiều trong việc xin xác nhận hoặc chứng thực hồ sơ vay vốn. Thực hiện việc thu phí, lệ phí phù hợp với thực tiễn, trong trường hợp có thể miễn một số loại phí, lệ phí, tạo điều kiện để HSX thực hiện kinh doanh sản xuất đạt hiệu quả cao.
3.2.2.2. về thực hiện nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất
Cán bộ tín dụng cần thực hiện nghiêm chỉnh quy trình thẩm định cho vay HSX, nhất là về cơ sở pháp lý của phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của HSX, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, mức độ chắc chắn của dòng tiền trong tương lai, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đánh giả khả năng tổ chức triển khai dự án, lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại,...
Đồng thời, để đảm bảo những công việc trên có thể được thực thi theo đúng yêu cầu mà NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, cũng như chất lượng công việc
ở mức cao nhất, thì cán bộ tín dụng phải có đầy đủ các kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ, và hiểu biết rõ về nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn mình quản lý. Bởi thế, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong xác
định nhu cầu vay vốn của HSX, hợp tác với các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư để xác định các hạng mục về kinh tế - kỹ thuật, công nghệ làm cơ sở để thẩm định dự án vay vốn. Cần tránh việc cán bộ tín dụng tự vẽ ra dự án để HSX
sử dụng vốn sai mục đích, tạo ra rủi ro mất vốn cho Ngân hàng.
Ngoài ra, mỗi cán bộ tín dụng cũng cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, hướng dẫn khách hàng lập, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong quá trình vay vốn, hạn chế tối đa việc khách hàng phải làm đi làm lại, đi lại nhiều lần vì thiếu giấy tờ, gây phiền hà, tốn kém chi phí cho khách hàng.
3.2.3. Thực hiện cho vay đúng định hướng
Hoạt động sản xuất của khu vực nông thôn, nhất là các HSX, tại địa bàn huyện Yên Lập có một đặc thù giống với nhiều nơi trong cả nước. Đó là
sản xuất mang tính phong trào, mang tính ngắn hạn, tạo ra rủi ro rất lớn cho bản thân các HSX. Do đó, trong quá trình thực hiện vay vốn, Ngân hàng cần nắm bắt định huớng đầu tu tại địa phuơng dựa trên điều kiện tự nhiên, đặc điểm vùng miền để đầu tu đúng trọng điểm. Đồng thời, lựa chọn cho vay vốn đúng đối tuợng với mô hình phù hợp cũng góp phần giảm thiểu rủi ro mất vốn, phát huy sự hiệu quả của đồng vốn vay.
Muốn làm đuợc những điều kể trên, thì cán bộ tín dụng phải bám sát các chuơng trình, định huớng phát triển kinh tế theo hoạch định mà huyện Yên Lập đề ra, dựa vào sự đặc thù của từng xã để thực hiện đầu tu đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực; điều tra khảo sát, phân loại đối tuợng khách hàng, ngành nghề, đặc điểm các HSX theo từng thôn, xã, thế mạnh của họ để có huớng vay vốn an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, Ngân hàng cần cho vay HSX để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ thâm canh lúa nuớc có thể sang thâm canh vụ màu, nhất là các khu vực đất đai canh tác không ổn định sang đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, khai phá ao hồ, đầm, vùng chiêm trũng; tiếp tục đầu tu vào các ngành nghề đuợc xác định là có hiệu quả nhu chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, khôi phục các làng nghề truyền thống. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, Ngân hàng cần chú ý khi cho vay, đánh giá hết sức cẩn trọng, bởi đây là lĩnh vực tuy tạo ra giá trị lớn, nhung lại gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, thị truờng đầu ra cho sản phẩm,...
Một trong những thế mạnh của huyện Yên Lập chính là về lâm nghiệp, với một diện tích đất rừng không hề nhỏ đuợc bao phủ bởi các loại cây lấy gỗ. Hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp đem lại cho HSX là không hề nhỏ. Đồng vốn bỏ ra để cải tạo rừng không nhiều, hơn nữa ít chịu rủi ro dịch bệnh, thiên tai, quá trình chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao hay tốn kém chi phí mà hiệu quả mang lại lại cao. Một số hộ nghèo sau khi đuợc địa phuơng
giao đất trồng rừng, và khai thác có hiệu quả đã nhanh chóng thoát nghèo, thu nhập không ngừng gia tăng. Trồng rừng không chỉ giúp cân bằng sinh thái, cải thiện môi truờng của địa phuơng, đồng thời còn có thể gia tăng việc làm, nâng cao đời sống vật chất của nguời dân sống gần rừng. Do đó, Ngân hàng có thể đề xuất với các ban ngành địa phuơng có định huớng phù hợp trong phát triển ngành nghề trồng và khai thác rừng tại huyện, kết hợp giữa chăn nuôi và trồng một số cây ngắn ngày. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Ngân hàng tiến hành cho vay HSX để mở rộng số luợng khách hàng hiện nay.
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức trong cho vay hộ sản xuất
3.2.4.1. Tăng cường cho vay thông qua tổ, nhóm
Từ những nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cũng nhu thực tiễn tại địa bàn huyện Yên Lập, muốn hiệu quả từ việc mở rộng cho vay HSX đuợc ổn định, tăng truởng bền vững thì truớc hết phải tập trung đầu tu vào những khoản cho vay nhỏ lẻ. Tạo điều kiện cho nguời nông dân tiếp cận vốn vay, từ đó tạo lập nền tảng cho quan hệ tín dụng lâu dài giữa HSX và Ngân hàng, đem lại lợi ích cho đôi bên. Muốn làm đuợc những điều này thì việc tiếp cận khách hàng thông qua phòng giao dịch, hay cử cán bộ tín dụng về địa bàn là chua đủ, bởi những hoạt động này diễn ra không thuờng xuyên, khó cập nhật đuợc tình hình liên tục. Một phuơng án hợp lý trong tình huống này chính là cho vay thông qua tổ, nhóm. Đây là lợi thế mà chỉ riêng NHNo&PTNT Việt Nam có đuợc, nhung thực tế chua đuợc khai phá. Việc chỉ tiến hành cho vay trực tiếp tại chi nhánh không chỉ làm quá tải khối luợng công việc cần xử lý, mà quan trọng hơn cả, việc giám sát quá trình sử dụng vốn, thu hồi vốn khó đuợc sát sao, nắm bắt thông tin không kịp thời, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Hiện tại, chỉ riêng huyện Yên Lập có đến hơn 9500 HSX có du nợ tại Ngân hàng, mà số luợng cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng ít thì việc quản lý nợ đến từng hộ là điều hết sức khó khăn. Từ đây,
việc mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng mới lại càng gặp nhiều trở ngại, nguy cơ mất dần thị phần tại khu vực nông thôn hiện hữu truớc mắt.
Do vậy, điều đầu tiên cần phải làm chính là NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Lập Phú Thọ cần tiến hành thành lập thử nghiệm một số tổ, nhóm vay vốn. Ban đầu, cán bộ tín dụng của Ngân hàng sẽ là tổ truởng, và các thành viên sẽ là những cán bộ địa phuơng tại từng thôn, xã. Ban đầu, Ngân hàng sẽ giao chỉ tiêu tìm kiếm khách hàng cho từng tổ, nhóm, và cán bộ tín dụng
bàn giao lại cho từng thành viên trong tổ. Sau thời gian thử nghiệm, Ngân hàng
tiến hành rút ra những kết quả đạt đuợc, những hạn chế, phân tích nguyên nhân
để có thể đúc rút kinh nghiệm, đua ra những biện pháp khắc phục đối với những
nguyên nhân gây hạn chế trong việc hoạt động kém hiệu quả, khuyến khích phát
huy những kết quả đạt đuợc để từ đó thành lập thêm tổ, nhóm, mà trong đó cán
bộ tín dụng chỉ tham gia với tu cách là nguời huớng dẫn.
Ngân hàng cần quy định rõ những đối tuợng nào đuợc phép tham gia vào tổ, nhóm vay vốn, quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên tham gia. Ban đầu có thể chỉ đơn thuần là các HSX cu trú tại địa bàn huyện, sau đó có thể mở rộng là các đối tuợng cá nhân, các HSX sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp, hộ cận nghèo nếu họ có mong muốn đuợc tham gia. Đồng thời, cần có mức thu nhập xứng đáng cho tổ truởng bởi điều này cũng gắn với việc gia tăng trách nhiệm mà họ cần phải thực hiện.
Việc thành lập tổ, nhóm cần phải có chiến luợc rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế tại các thôn, xã, đảm bảo sự đi lại thuận tiện.
Ngân hàng cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tại địa phuơng nhu Hội Liêp hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,... trong việc giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của HSX, đảm bảo họ sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc các HSX trả nợ và lãi đúng hạn. Điều này cũng góp phần giảm tải cho các cán bộ tín dụng. Cùng với đó, Ngân hàng có thể mở các
lớp tập huấn cho cán bộ trong các tổ nhóm, thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức của họ trong trách nhiệm với tài sản Nhà nước, không ngừng phấn đấu để phát triển kinh tế địa phương.
Có những hình thức khen thưởng cụ thể như giấy khen, tiền mặt, hiện vật, hoặc nâng mức tỷ lệ hoa hồng, tuyên dương trước tập thể,... đối với thành viên trong các tổ, nhóm khi họ đạt được thành tích cao trong hoạt động cho vay HSX. Đối với những tổ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, hay vi phạm quy định mà Ngân hàng đề ra thì cần có biện pháp xử phạt thích hợp, cần thiết có thể miễn nhiệm, bầu một người khác đảm đương vị trí.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các tổ, nhóm. Bởi chỉ cần Ngân hàng lơ là sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện của các “cò tín dụng”. Đây là một hình thái hết sức tiêu cực, không chỉ tạo ra sự phiền hà cho các khách hàng, mà dẫn đến những rủi ro rất lớn cho Ngân hàng, làm giảm đi sự hiệu quả trong hoạt động mở rộng cho vay HSX. Sự truyên truyền, nâng cao ý thức của người dân cũng cần được Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương thực thi nhằm giúp người dân tránh rơi vào bẫy mà các “cò tín dụng” giăng ra.
3.2.4.2. Sử dụng thêm các hình thức trong cho vay hộ sản xuất
Sản xuất nông nghiệp, nông thôn gắn liền với mùa vụ, và đây cũng là nhân tố quyết định trực tiếp đến thu nhập của các HSX. Do đó, trong cho vay, Ngân hàng cần xác định thời hạn vay vốn sao cho phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh có thể được ổn định, đảm bảo liên tục qua các k hoạt động. Từ đây, Ngân hàng có thể thực hiện cho vay lưu vụ, một hình thức mới trong cho vay HSX. Sau khi kết thúc mùa vụ, HSX chỉ cần tiến hành trả hết lãi, nếu nhu cầu vay vốn của họ không thay đổi có thể xin cấp gói tín dụng này để chuẩn bị cho mùa vụ sản xuất tiếp theo mà không cần thực hiện một bộ hồ sơ vay vốn mới. Giải pháp
này giúp các HSX không chỉ chủ động về mặt tài chính, mà còn giảm bớt đi nhiều thủ tục, thời gian đi lại, đồng thời tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng.
Thâm canh, tăng vụ cũng là hoạt động rất đuợc nguời nông dân chú ý. Tuy nhiên, để làm đuợc điều này thì họ cần một số vốn không hề nhỏ để đầu tu sản xuất, nhất là trong mua máy móc cơ khí hiện đại. Cho vay ngắn hạn chỉ giải quyết một phần nhu cầu truớc mắt của HSX, tức chỉ trong ngắn hạn. Mà điều này rất khó tạo ra động lực trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ ngắn ngày sang lâu năm, từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, bởi chúng cần sự đầu tu trong thời gian dài mới tạo ra hiệu quả cao. Vì vậy, Ngân hàng cần sàng lọc, lựa chọn các đối tuợng thích hợp để tiến hành cho vay trung, dài hạn. Điều này giúp Ngân hàng tạo ra một nguồn du nợ ổn định, giảm số luợng khách hàng đến giao dịch, mà khối luợng công việc mà cán bộ tín dụng phải xử lý cũng giảm theo, giúp áp lực mà đội ngũ nhân viên phải gánh vác đuợc giải tỏa một phần.
Để góp phần cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, huớng đến mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nuớc, Ngân hàng có thể ban hành một hình thức cho vay kết hợp với doanh nghiệp sản xuất tại địa bàn. Trong đó, Ngân hàng có thể thay mặt HSX mua các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tu hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn từ các doanh nghiệp, rồi chuyển giao chúng cho các HSX duới dạng một gói cho vay. Hình thức này tạo ra lợi ích đồng thời cho cả ba bên, vừa giúp doanh nghiệp bán đuợc hàng, đồng thời tạo ra mối quan hệ tín dụng giữa HSX với Ngân hàng.
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và khách hàng
Một trong những nền tảng không thể thiếu trong hoạt động mở rộng cho vay HSX chính là hợp tác. Hợp tác ở đây không chỉ hợp tác với khách hàng, tạo dựng cho họ niềm tin để tiến hành vay vốn sản xuất, giữ đuợc mối
quan hệ lâu dài, mà còn hợp tác với chính quyền địa phuơng để nguời dân có thể dễ dàng tiếp cận đuợc nguồn vốn hơn, cũng nhu giúp ngân hàng giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, giảm thiểu nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích. Cho nên, những việc mà chi nhánh cần làm là:
- Đối với chính quyền tại thôn, xã: các cán bộ tín dụng cần dành nhiều thời gian để tiến hành tiếp xúc với các bộ phận tại thôn, xã liên quan đến các hoạt động vay vốn ngân hàng. Đây là điều cơ bản nhất, tránh tình trạng cán bộ phụ trách địa bàn nhung lại không nắm rõ những cán bộ lãnh đạo tại địa phuơng
mình quản lý là những ai. Không những vậy, cán bộ tín dụng cần trở thành cầu nối để sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể địa phuơng đuợc chặt chẽ hơn,
từ đó có thể lồng ghép các hoạt động vay vốn ngân hàng phục vụ cho chính sách
xây dựng nông thôn mới. Sau một khoảng thời gian nhất định, các cán bộ tín dụng làm việc với chính quyền địa phuơng để rút ra những điều còn khúc mắc, chua thực hiện đuợc để từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Đối với khách hàng: các cán bộ trong ngân hàng, từ giao dịch viên