Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 57)

Từ năm 2012 đến năm 2014, trước sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh, Chi nhánh Đống Đa đã và đang không ngừng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân và đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm.

Trong những năm vừa qua, Chi nhánh tập trung phát triển cho vay tiêu dùng với phân khúc khách hàng tầm trung, có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng với số tiền vay nhỏ. Ngoài ra, từ cuối năm 2012 khi mà SeABank chính thức cung cấp sản phẩm thẻ tín dụng trên thị trường, thì Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực trong việc triển khai phát hành thẻ tín dụng cho các khách hàng của mình. Kết quả là chỉ riêng năm 2014 tổng số khách hàng cho vay tiêu dùng đã đạt 560 khách hàng tăng 194% so với năm 2013, chiếm tới 61.47% tổng số khách hàng vay vốn tại Chi nhánh.

Thứ hai, quy mô cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng mở rộng qua các năm.

Quy mô cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng mở rộng qua các năm cả về doanh số cho vay tiêu dùng đến dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh năm 2014 tăng 6.04% so với năm 2013, trong khi đó dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh tăng 13.92% so với năm 2013.

Thứ ba, chất lượng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng được cải thiện.

Bên cạnh việc không ngừng mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh cũng đặc biệt chú trọng đến công tác thu hồi nợ quá hạn và áp dụng các biện phạm phòng ngừa rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong năm 2014, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhu thường xuyên nhắc nhở khách hàng trước khi khoản vay đến hạn, luôn theo dõi, bám sát tình hình hoạt động của khách hàng để kịp thời phát hiện các nguy cơ về rủi ro tín dụng để đưa ra các phương án giải quyết căn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Chi nhánh, thực hiện cơ cấu lại nợ cho một số khách hàng có nợ quá hạn vẫn còn khả năng trả nợ một phần cho ngân hàng, cưỡng chế xử lý tài sản bảo đảm của các khách hàng không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ cho ngân hàng.. .Kết quả là tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2013 và được duy trì ở mức 1.75% năm 2014.

Thứ tư, hoạt động cho vay tiêu dùng đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng tăng 12.15% so với năm 2013.

Thứ năm, cơ cấu cho vay của Chi nhánh tương đối an toàn.

Dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chủ yếu là các khoản cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tới 75.36% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2014, còn lại 24.64% là dư nợ cho vay tín chấp. Mặc dù, từ năm 2012 đến năm 2014, cơ cấu dư nợ cho vay vay tiêu dùng tín chấp của Chi nhánh đang dần tăng lên nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của Chi nhánh vẫn chiếm đa số. Nên cơ cấu cho vay này của

Chi nhánh tương đối an toàn hơn so với cơ cấu cho vay mà tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp chiếm đa số.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1.Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn còn một số các hạn chế sau:

Một là, Chi nhánh chưa phát triển đồng đều các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

SeABank hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng như các sản phẩm cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tín châp, cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm, thẻ tín dụng, thẻ mastercard trả sau, thấu chi tài khoản cá nhân... Tuy nhiên, Chi nhánh mới chỉ tập trung vào phát triển một số các sản phẩm cho vay có tài sản bảo đảm và phát triển tín dụng, trong khi đó Chi nhánh vẫn chưa khai thác hết các lợi thế và tiềm năng từ các sản phẩm khác như sản phẩm cho vay tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, cho vay du học.

Hai là, quy mô cho vay tiêu dùng của Chi nhánh vân chưa tương xứng với quy mô của Chi nhánh.

Mặc dù quy mô cho vay tiêu dùng của Chi nhánh không ngừng tăng cả về doanh số cho vay hàng năm đến dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh nhưng quy mô từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn khá khiêm tốn so với tổng quy mô cho vay của toàn Chi nhánh. Dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chỉ chiếm 11.28% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.

Ba là, đối tượng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn hạn chế.

Các đối tượng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khách hàng thuộc khu vực trung tâm Hà Nội có bán kính trong vòng 20km tính từ trụ sở của Chi nhánh và các phòng giao dịch. Ngoài ra, các khách hàng của Chi nhánh cũng tập trung chủ yếu vào các khách hàng là các

cán bộ nhân viên có nguồn thu nhập chính từ luơng, đặc biệt uu tiên các khách hàng có nguồn thu nhập chuyển khoản qua ngân hàng và chủ yếu phát triển các khoản cho vay có mức cho vay thấp thuộc phân quyền phán quyết của Ban giám đốc Chi nhánh. Nên còn nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng mà Chi nhánh chua khai thác hết đuợc.

Bốn là, mức tăng của lợi nhuận chưa tương xứng với mức tăng của dư nợ cho vay tiêu dùng.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh năm 2014 chỉ đạt gần 800 triệu đồng tăng hơn 12% so với năm 2013 nhỏ hơn 2 lần so với tốc

độ tăng truởng của du nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2014 đạt 27.33%

2.3.2.2.Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, kế hoạch phát triển cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn nhiều bất cập.

Chi nhánh hàng năm mới chỉ đề gia kế hoạch phát triển du nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh căn cứ vào chỉ tiêu phát triển cho vay tiêu dùng của hội sở. Mà chua đua ra một chiến luợc phát triển trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Mặt khác, mặc dù SeABank đang đẩy mạnh phát triển hoạt động bán lẻ, song tại Chi nhánh Đống Đa thì du nợ cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh vẫn chiếm đa số, nên Chi nhánh vẫn chua thực sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Vì vậy, mà các kế hoạch phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn chua đuợc đầu tu bài bản, đua ra còn chung chung và chua có sự theo sát, đánh giá và điều chỉnh tiến độ thực hiện của các cán bộ nhân viên trong việc thực hiện kế hoạch đề ra.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhiều hạn chế.

- Số lượng chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng cá nhân còn hạn chế: Chi nhánh hiện đang quản lý hơn 560 khách hàng cho vay tiêu dùng nhưng số lượng chuyên viên quản lý khách hàng cá nhân tại Chi nhánh và các phòng giao dịch là 15 người. Trung bình, một CRO cá nhân quản lý gần 40 khách hàng trong khi đó theo quy định của SeABank thì CRO cá nhân song song với việc quản lý các khách hàng đang vay vốn thì KPI của các CRO cá nhân còn có phát triển các sản phẩm bán lẻ khác như phát triển huy động, phát triển thẻ, Western Union, số lượng khách hàng cá nhân.. .việc một CRO cá nhân phải thực hiện quá nhiều mảng công việc mà không chỉ tập trung vào một lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân dẫn đến khối lượng công việc của các CRO cá nhân tại Chi nhánh là rất lớn, nên hiệu quả công việc chưa cao.

- Do SeABank đang hướng tới trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là các chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng. Vì vậy, hầu hết các CRO cá nhân tại Chi nhánh còn trẻ (dưới 30) thậm chí là vừa mới tốt nghiệp đại học nên chưa có nhiều kinh nghiệm cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Nên trong quá trình tác nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra các lỗi không tuân thủ quy trình, quy định về cho vay của SeABank, chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vốn tiêu dùng còn chưa cao và các kỹ năng phát triển các khách hàng vay vốn tiêu dùng còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng còn kém.

Năm 2011, SeABank chính thức triển khai phòng giao dịch kiểu mẫu và đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống các Chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước của SeABank. Tuy nhiên, các trang thiết bị, hệ thống máy tính của Chi nhánh vẫn là các máy cũ, đã dùng nhiều năm một số máy đã hết khấu hao nên tốc độ chạy rất chậm và thường xuyên bị hỏng gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp của các CRO cá nhân.

thể truy cập (chỉ trừ user máy tính của các cấp quản lý từ truởng phòng trở lên) dẫn đến việc tra cứu thông tin khách hàng, thị truờng phục vụ cho công tác phát triển hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của Chi nhánh gặp rất nhiều hạn chế.

Thứ tư, chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay và thu hồi nợ chưa cao.

Công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay tại Chi nhánh còn mang nặng tính hình thức. Theo quy định đối với các khoản vay ngắn hạn của SeABank thì 01 tháng các CRO cá nhân phải đi kiểm tra khách hàng và tài sản bảo đảm một lần và đối với các khoản vay trung dài hạn là 03 tháng nhung thực tế nhiều truờng hợp khách hàng cả năm các CRO mới đi kiểm tra một lần, hoặc có đi thì hầu hết chỉ là hình thức.

Việc thu hồi nợ vay của Chi nhánh chua đuợc giải quyết triệt để một phần do khách hàng nhung một phần cũng xuất phát từ phía các cán bộ ngân hàng. Các kỹ năng thu hồi nợ vay của các CRO cá nhân còn kém, hơn nữa do nhân sự của Chi nhánh những năm vừa qua có nhiều biến động nên nhiều khoản vay quá hạn không phải do các CRO cá nhân hiện tại của Chi nhánh cho vay mà chỉ là quản lý lại, nên các CRO không nắm vững đuợc tình hình khách hàng và việc quản lý cũng lỏng lẻo.

b. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là, khó khăn trong việc chứng minh tài chính.

Xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, để giảm luợng thuế phải nộp cho ngân sách nhà nuớc mà nhiều doanh nghiệp chỉ kê phần luơng cơ bản của các nhân viên, còn rất nhiều các khoản phụ cấp, luơng kinh doanh... đuợc chi trả riêng gây khó khăn cho các khách trong việc cung cấp các chứng từ thu nhập cho ngân hàng và khiến cho ngân h àng khó xác

định được thu nhập thực tế của khách hàng. Hay đối với hoạt động cho thuê nhà, hầu hết các chủ thuê nhà đều chỉ ký hợp đồng cho thuê không qua công chứng, nhiều khách hàng thuê nhà không khai báo tạm trú dẫn đến các giấy tờ cung cấp cho ngân hàng có tính pháp lý còn kém. Nhiều khách hàng lợi dụng điểm này để làm giả các giấy tờ, chứng minh các nguồn thu nhập không đúng thực tế.

Hai là, tư cách đạo đức của khách hàng.

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các khách hàng ngày càng am hiểu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nên có nhiều trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, tạo giấy tờ cung cấp giả nhằm chiếm đoạt vốn vay của ngân hàng để sử dụng sai mục đích vay vốn...Hoặc nhiều khách hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng. Chính sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận nhỏ các khách hàng đã khiến cho chất lượng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chưa cao và gây khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng.

Ba là, các khách hàng am hiểu các sản phẩm vay vốn của ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày nay không còn xa lạ đối với người dân. Nên các khách hàng thường xem xét tìm hiểu rất kỹ các sản phẩm, các ưu đãi, chất lượng dịch vụ của nhiều ngân hàng để lựa chọn. Khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, công tác phát triển khách hàng của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình, chính sách sản phẩm của hội sở.

Nguyên nhân từ phía nền kinh tế

Một là, tình hình kinh tế vĩ mô: các biến động của tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng nói chung và SeABank Chi nhánh Đống Đa nói riêng. Khi các tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển từ đó góp phần hạn chế thất nghiệp, gia tăng thu nhập cho các cán bộ nhân viên.

Khi các cán bộ nhân viên có nguồn thu nhập ổn định hoặc cao hơn sẽ có các nhu cầu về tiêu dùng cao hơn truớc và nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng tăng cao và nguợc lại, đặc biệt khi tình hình kinh tế vĩ mô biến động theo chiều huớng xấu còn ảnh huởng đến chất luợng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh nhu nguy cơ rủi ro tín dụng của các ngân hàng sẽ tăng lên.

Hai là, hệ thống phát luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam nói chung và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều bất cập, mức độ đồng bộ chua cao. Chẳng hạn nhu các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng còn chua phù hợp với thông lệ quốc tế, chua có quy định chuẩn nào về hoạt động thẩm định, quy trình cho vay của ngân hàng mà các quy định này sẽ tùy thuộc vào năng lực và định huớng phát triển của từng ngân hàng đề ra.

Việc cải cách thủ tục hành chính của nuớc ta diễn ra còn chậm, nhiều cơ quan ban ngành tại địa phuơng còn chua phối hợp kịp thời với ngân hàng trong công tác xác minh tài sản, chủ sở hữu tài sản là các bất động sản và động sản gây tốn kém thời gian và chi phí cho ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Căn cứ vào cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thuơng mại. Trong chuơng 2, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng tiêu dùng tại SeABank Chi nhánh Đống Đa. Từ đó, nêu ra kết quả đạt đuợc, các điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại SeABank Chi nhánh Đống Đa. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải phát mở rộng tín dụng tiêu dùng của SeABank Chi nhánh Đống Đa trong chuơng 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Đống Đa thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Đống Đa

3.1.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SeABank trong thời

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w