Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 70)

thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Đống Đa

3.1.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SeABank trong thời gian tới

SeABank với định hướng phát triển đa dạng, toàn diện SeABank sẽ đẩy mạnh tăng trưởng mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ đồng thời tiếp tục duy trì phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng chiến lược. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, SeABank sẽ thực hiện các giải pháp chiến lược đúng định hướng phát triển chung của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Trong đó, SeABank đặc biệt chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng toàn diện - đây cũng chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của một ngân hàng bán lẻ. Trong thời gian tới, SeABank hướng tới 5 mục tiêu hành động cụ thể như sau:

Để đạt được các mục tiêu đề ra, SeABank đã đề ra các định hướng chính trong thời gian tới như sau:

- Đẩy mạnh công tác tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của SeABank phù hợp với chiến lược phát triển đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu

tại Việt Nam và là một trong 15 ngân hàng thương mại mạnh của Việt Nam. - Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng chất lượng dịch vụ, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo mô hình ngân hàng bán lẻ tiêu chuẩn.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới các điểm giao dịch trên cả nước.

- Tăng cường công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trên toàn bộ các mặt, cơ cấu và xây dựng danh mục đầu tư và tín dụng để nâng cao thế mạnh tài chính phù hợp với chiến lược phát triển chung của SeABank.

- Tập trung phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu của SeABank trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước cũng như quốc tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

- Phát triển chọn lọc dịch vụ ngân hàng phục vụ cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn.

- Không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro và năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

3.1.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SeABank Chi nhánh Đống Đa

Căn cứ vào định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SeABank và Chỉ tiêu về phát triển hoạt động kinh doanh hội sở giao. Ban lãnh đạo SeABank Chi nhánh Đống Đa đã xây dựng định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới như sau:

Một là, về phát triển hoạt động huy động vốn.

Ban lãnh đạo Chi nhánh Đống Đa xác định trong thời gian tới Chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển hoạt động huy động vốn trong đó tăng cường huy động vốn tiền gửi có chi phí rẻ từ các tổ chức kinh tế đặc biệt là từ các doanh nghiệp có mối quan hệ giao dịch với Chi nhánh như vay vốn, bảo lãnh, chuyển tiền quốc tế, giao dịch tài khoản...Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động chăm sóc và tiếp thị khách hàng nhằm giữ chân các khách hàng cũ của Chi nhánh và phát triển thêm các khách hàng mới.

Hai là, về phát triển hoạt động tín dụng.

- Về tăng trưởng tín dụng: Trong thời gian tới SeABank Đống Đa xác định vẫn tiếp tục tập trung phát triển các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và khách hàng cá nhân.

+ Khách hàng doanh nghiệp và hộ kinh doanh: Chi nhánh chỉ tập trung đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong khu vực nội thành Hà Nội và một số vùng phụ cận hoạt động trong một số lĩnh vực mà SeABank khuyến khích phát triển (theo định hướng phát triển năm 2016 của SeABank và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn dưới 5 tỷ).

+ Khách hàng cá nhân: Chi nhánh tập trung phát triển khách hàng cá nhân hướng vào phân khúc khách hàng là các nhân viên văn phòng, có nguồn thu chính từ lương. Đặc biệt, tiến hành liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học công lập thuộc khu vực Hà Nội để phát triển sản phẩm cho vay giáo viên.

- Về thu hồi nợ quá hạn: đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và cơ cấu lại nợ của các khách hàng quá hạn tại Chi nhánh. Trong thời gian tới Chi nhánh sẽ phối hợp với phòng xử lý nợ hội sở khởi kiện các khách hàng không hợp tác và không còn khả năng thu hồi.

Ba là, về phát triển dịch vụ khách hàng: Bên cạnh phát triển hai hoạt động

kinh doanh chính của Chi nhánh là huy động vốn và cho vay thì Chi nhánh cũng

đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ. Trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển sản

phẩm dịch vụ thẻ trả lương qua tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp đang

có quan hệ tín dụng và giao dịch tài khoản tại Chi nhánh, thông qua đó bán chéo

các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như Internet Banking, SMS Banking,

Mobile Banking... Ngoài ra, Chi nhánh cũng đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ đưa

tỷ lệ thẻ không hoạt động của Chi nhánh về dưới 5%.

Bốn là, về chỉ tiêu lợi nhuận: căn cứ vào khả năng thực hiện kế hoạch, Chi nhánh xác định trong năm 2016 sẽ đưa mức lợi nhuận của toàn Chi nhánh tăng trưởng trên 10%.

Năm là, về tình hình nhân sự: trong thời gian tới Chi nhánh sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự tiến hành kiểm tra, sàng lọc các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, không hoàn thành kế hoạch được giao. Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả kiểm tra Chi nhánh sẽ có các mức khen thưởng, xem xét tăng lương nhằm ổn định nguồn nhân lực; Triển khai các kế hoạch đào tạo tại chỗ, cử đi đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh.

3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Chi nhánh Đống Đa

3.1.2.1.Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của SeABank

Chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân trên cơ sở phát triển các sản

như cho thuê nhà...; các khách hàng là nhân viên của các đối tác chiến lược của SeABank.

- Các chương trình hỗ trợ mở rộng cho vay tiêu dùng: triển khai chương trình tổ dân phố (mỗi tháng Chi nhánh phải tổ chức ít nhất một chương trình tổ dân phố), các chương trình quảng cáo báo đài, qua website..tổ chức chương trình

thi đua bán và giới thiệu khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay trên toàn hệ thống đối với khối tín dụng, khối dịch vụ khách hàng và khối hỗ trợ.

- Tốc độ mở rộng cho vay tiêu dùng: Nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu thì hoạt động mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng hết sức quan trọng, SeABank xác định trong năm 2016 mức tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt mức 13%.

3.1.2.2.Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại SeABank Chi nhánh Đống Đa

Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SeABank và của SeABank Chi nhánh Đống Đa. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã xây dựng và đề ta định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh như sau:

Một là, tăng cường chăm sóc và giữ chân các khách hàng đang vay vốn tiêu dùng cũ tại Chi nhánh, đồng thời không ngừng tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh từ đó góp phần phát triển dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn Chi nhánh.

Hai là, tập trung khai thác phân khúc khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại các quận nội thành Hà Nội.

Ba là, tập trung xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng của Chi nhánh đưa tỷ lệ nợ xấu đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh về dưới 1%. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

Bốn là, định kỳ mỗi tháng cần triển khai các chương trình Marketing nhằm tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, đồng thời góp phần

Năm là, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ CRO cá nhân cả về trình độ chuyên môn lẫn các kỹ năng bán hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và nâng cao hiệu quả bán hàng của các CRO cá nhân.

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đông nam á chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w