Để đảm bảo hoạt động tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững, thì việc hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng là hết sức quan trọng. Tại Chi nhánh mặc dù Ban lãnh đạo cũng đưa ra các chỉ đạo về hạn
chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh để phòng khách hàng cá nhân triển khai thực hiện nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, còn mang nặng tính hình thức. Để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh cần:
Thứ nhất, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng trước khi cho vay thì khâu thẩm định tín dụng hết sức quan trọng, nó có quyết định rất lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường, kiểm tra giám sát việc tuân thủ
quy trình, quy chế về cho vay và thẩm định khách hàng của SeABank, quy định rõ trách nhiệm của từng CRO cá nhân trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay do các CRO này thẩm định để gia tăng tính trách nhiệm và hạn chế rủi ro đạo đức của các CRO cá nhân. Mặt khác, cần tăng cuờng bồi duỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thẩm định khách hàng vay vốn tiêu dùng cho các CRO cá nhân. Thông qua công tác thẩm định khách hàng, các CRO sẽ chỉ ra những rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với món vay đó.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng sau khi cho vay: sau khi giải ngân cho khách hàng thì khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay cũng hết sức quan trọng nó giúp Chi nhánh phát hiện các dấu hiệu về rủi ro tín dụng có thể xảy ra để đua ra các phuơng án giải quyết, hỗ trợ khách hàng làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Chi nhánh ở mức thấp nhất đặc biệt đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Chi nhánh cần tuân thủ tuyệt đối quy định của SeABank về công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay nhu đối với các món vay trung dài hạn thì cần định kỳ 3 tháng kiểm tra khách hàng và kiểm tra tài sản bảo đảm một lần, phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn, khả năng tài chính, việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, bảo hiểm, tình hình biến động của tài sản bảo đảm.. .Đặc biệt, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần theo dõi, đôn đốc, giám sát các CRO cá nhân thực hiện hoạt động này, tránh tình trạng các cán bộ không đi kiểm tra thực tế khách hàng, không nắm đuợc tình hình khách hàng mình đang quản lý, các báo cáo mang tình hình thức, hoặc khi có kiểm tra, kiểm soát nội bộ của hội sở kiểm tra định kỳ hàng năm mới bắt đầu bổ sung các biên bản kiểm tra, kiểm soát sau cho vay khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay không thực hiện đuợc mục tiêu đề ra của nó là một kênh cung cấp thông tin để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Thứ hai, xử lý nợ quá hạn.
Đối với các khoản vay đã phát sinh nợ quá hạn thì Chi nhánh cần:
Chi nhánh cần phân loại khách hàng thành nhóm theo thời gian nợ quá hạn để dễ dàng quản lý. Rà soát lại hồ sơ vay vốn của khách hàng tại ngân hàng để đảm bảo hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, hợp lệ, nếu thiếu thì cần yêu cầu khách hàng bổ sung vì đây sẽ là cơ sở để Chi nhánh khởi kiện khách hàng trong trường hợp cần thiết. Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ thì Chi nhánh cần tăng cường gọi điện thoại, gửi thông báo nợ quá hạn cho khách hàng. Nếu các khách hàng không hợp tác, không có thiện chí trả nợ cho Chi nhánh thì cần liên hệ với bên bảo đảm (nếu bên bảo đảm là bên thứ ba) để yêu cầu các đối tượng này phối hợp với khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời đề xuất thu hồi toàn bộ nợ vay trước hạn (nếu khách hàng chỉ quá hạn một phần), thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định, thậm chí tiến hành khởi kiện khách hàng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Chi nhánh linh hoạt sử dụng các biện pháp thu hồi nợ khác nhau.
Bên cạnh đó, bộ phận CRO cá nhân cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận hỗ trợ trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và phối hợp với Ban xử lý nợ hội sở để đề xuất và thực hiện các giải pháp thu hồi nợ hiệu quả.