Căn cứ vào mục tiêu của toàn ngành cùng với những phân tích về môi trường kinh doanh, căn cứ thực trạng hoạt động vừa qua của chi nhánh, chi nhánh xác định mục tiêu, định hướng hoạt động chính là tập trung toàn nguồn lực vào tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, trong đó là mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân nói riêng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự gia tăng về số lượng và quy mô của các khoản vay. Trên cơ sở đó, Với định hướng trên, chi nhánh cần phải đặt ra những mục tiêu chi tiết hơn về mở rộng:
+ Tăng về số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng: Đẩy mạnh sử dụng các kênh bán hàng, giới thiệu khách hàng, nâng cao mối quan hệ với các đối tác liên kết nhằm giới thiệu và bán sản phẩm vay vốn tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, tăng số lượng khách hàng vay cũng như số lượng khoản vay vốn tiêu dùng.
+ Tăng về quy mô của các khoản vay: tiếp tục khai thác nhu cầu của các khách hàng tiềm năng, những khách hàng hiện hữu có khoản vay lớn.
+ Tăng cường huy động vốn để đáp ứng cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
+ Tập trung hoàn thiện và phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân như sau:
- Cho vay mua nhà, nền nhà: bên cạnh hình thức cho vay thông thường có tài sản đảm bảo hiện hữu, mở rộng thêm một số hình thức thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, thế chấp bằng quyền sở hữu phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, ... nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách khàng tại SHB Tuyên Quang.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở: tiếp tục đẩy mạnh dư nợ của sản phẩm này trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh, phục vụ nhu cầu thiết thực của khách hàng, nhưng tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ổn định.
79
- Cho vay mua ô tô tiêu dùng: nên hạn chế cho vay mua ô tô đã qua sử dụng, và hạn chế nhận ô tô dùng để thế chấp đã qua sử dụng, loại ô tô có tính thanh khoản thấp; tăng cuờng tiếp thị cho vay mua ô tô mới có giá trị cao và thực hiện bán chéo sản phẩm bảo hiểm vật chất xe trong suốt thời gian vay vốn.
- Cho vay mua sắm đồ dùng, trang thiết bị gia đình: theo định huớng phát triển kinh tế của đất nuớc tập trung phát triển thị truờng bán lẻ, nhất là thị truờng bán lẻ đồ dùng, thiết bị, nội thất gia đình còn rất nhiều tiềm năng. Ngân hàng liên kết với những đại lý phân phối lớn để có những sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày một đa dạng và phong phú.
- Cho vay du học/ xuất khẩu lao động: với đặc điểm địa bàn hoạt động còn là tỉnh miền núi khó khăn, sản phẩm này chua phát sinh trên địa bàn do số luợng nguời có nhu cầu du học/ xuất khẩu lao động chua cao. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của dân trí, thời gian tới chi nhánh cần đua ra những biện pháp tiếp cận và marketing nhiều cho sản phẩm này để mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ.
- Cho vay cầm cố GTCG: chi nhánh tiếp tục tăng số luợng du nợ của sản phẩm này, đi cùng với nó là doanh số huy động của chi nhánh không bị sụt giảm và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
- Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng khác: Cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng vẫn chua đuợc chi nhánh đẩy mạnh do số luợng đối tuợng chi luơng qua đơn vị SHB Tuyên Quang còn rất hạn chế, khiến khả năng kiểm soát nguồn thu nhập của khách hàng thấp.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN -