Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu 0106 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tuyên quang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)

Trước hết, Chính phủ cần duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, nhu cầu gửi tiền của người dân sẽ giảm đi. Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng sẽ rất khó khăn và tất nhiên, hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng cũng chịu tác động tiêu cực. Vì thế, hình phủ phải có sự điều hành thận trọng nhằm bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Đó là điều kiện về môi trường vĩ mô để chi nhánh tiếp tục gia tăng nguồn vốn và mở rộng CVTD.

Việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý cũng cần được thực hiện ngay. Một hệ thống các văn bản pháp lý được xây dựng thống nhất sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những khó khăn, lúng túng trong quá trình vay vốn. Các thủ tục hành chính đơn giản gọn nhẹ sẽ giúp cho hoạt động cho vay diễn ra thông suốt, dễ dàng hơn. Các cơ quan quản lý phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của mình.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhà nước và các cơ quan ban hành cơ chế chính sách cần cung cấp thông tin qua hình thức mở các lớp tập huấn, đào tạo, các trung tâm thông tin, phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng tiếp cận kịp thời.

Tóm lại, để mở rộng CVTD thì nỗ lực của riêng chi nhánh là không đủ. Sự phối hợp đồng bộ từ phía hội sở chính của SHB, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, từ Nhà nước là rất quan trọng. Những thay đổi, cải cách trong hoạt động của các cơ quan này sẽ giúp chi nhánh thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm mở rộng CVTD.

91

Hoạt động cho vay tiêu dùng ở các NHTM thời gian qua ngày một mở rộng và đi vào chiều sâu. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM đang tích cực mở rộng thị truờng cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng gia tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nói riêng. Đây là những thách thức cũng nhu là áp lực cần thiết để các NHTM trong nuớc nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất luợng tín dụng để tiến tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB Tuyên Quang ở chuơng 2, chuơng 3 đã đua ra các giải pháp về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Đồng thời luận văn cũng đua ra các kiến nghị đối với Nhà nuớc, NHNN, hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhằm phát triển cho vay tiêu dùng hiệu quả nhất trong tuơng lai.

Nhu vậy, muốn mở rộng cho vay tiêu dùng đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nuớc, NHNN, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội các cơ

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tuy hoạt động CVTD mới chỉ đuợc phát triển trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhung nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. Nhận thấy đuợc vai trò quan trọng của CVTD, SHB Tuyên Quang trong những năm qua cũng đã triển khai loại hình cho vay này và cũng đạt đuợc những kết quả đáng khích lệ.

Song song với những kết quả đạt đuợc thì SHB Tuyên Quang còn có những hạn chế trong hoạt động CVTD. Những hạn chế này do cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Điều này đã ảnh huởng lớn đến việc mở rộng hoạt động này tại đơn vị. Do đó, nếu có những giải pháp khắc phục đuợc những vuớng mắc đang tồn tại thì chắc chắn SHB Tuyên Quang sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh này.

Dựa trên cơ sở số liệu thống kê, phân tích và lý luận cơ bản, luận văn đã nêu lên những hạn chế và nguyên nhân tồn tại ảnh huởng đến công tác CVTD chua tuơng xứng với tiềm năng của nó tại SHB Tuyên Quang. Từ đó, luận văn đã đua ra những giải pháp, kiến nghị, góp phần mở rộng hoạt động CVTD tại chi nhánh.

Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng nhu thực tiễn, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhung tôi chua làm đuợc điều đó trong bài viết này, tôi rất mong có thể quay lại nghiên cứu trong một ngày gần đây.

Tôi rất mong có đuợc sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo, các anh chị cán bộ Ngân hàng, bạn bè, những nguời có cùng niềm đam mê trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng, mong rằng luận văn này góp phần nhỏ vào chính sách mở rộng hoạt động CVTD và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SHB Tuyên Quang.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tuyên Quang (2014-2016), Báo cáo thường

niên từ năm 2014-2016, Tuyên Quang.

2. Ngân hàng nhà nước (2000), Quy định số 284/1998/QĐ-NHNN về nghiệp vụ

cho vay tiêu dùng, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế

cho

vay các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Tuyên Quang (2014-2016),

Báo cáo tình hình cho vay tiêu dừng từ năm 2014 — 2016, Tuyên Quang

5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Tuyên Quang (2014-2016),

Báo cáo tổng kết từ năm 2014- 2016, Tuyên Quang

6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Tuyên Quang (2014-2016),

Sao kê tín dụng 2, Tuyên Quang

7. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuẩt bản lao động, Hà Nội

8. Peter S.Rose (2003)- Quản trị Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

9. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

10. TS. Tô Ngọc Hưng (2000), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

Một phần của tài liệu 0106 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tuyên quang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w