Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 56)

triển nông thôn Việt Nam

Các hoạt động kinh doanh chính của Agribank bao gồm:

2.1.3.1. Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác (phát hành trái phiếu, vay NHNN và các TCTD khác).

Lượng tăng (tỷ VND) 83.13

2 0 54.00 36.000 9 57.85 75.184

2.1.3.2. Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ (chủ yếu thông qua Bộ Tài chính, NHNN...), các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nước, nước ngoài đầu tư cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

2.1.3.3. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

2.1.3.4. Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ).

2.1.3.5. Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ.

2.1.3.6. Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội.

2.1.3.7. Được thành lập các công ty trực thuộc kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như:

+ Nghiệp vụ Cho thuê tài chính. + Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. + Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán + Nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc đá quý

+ Nghiệp vụ kinh doanh Quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp.

2.3.1.8. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam.

2.3.1.9. Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính - tín dụng khác.

2.1.3.10. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản.

2.1.3.11. Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

2.1.3.12. Tư vấn về kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.

2.1.3.13. Kinh doanh các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài. Sự bất ổn định của các định chế tài chính của hệ thống tài chính quốc tế đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ kinh tế sụt giảm mạnh trong năm 2009 và đầu năm 2010 trên các lĩnh vực như đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank tiếp tục phát triển ổn định và đạt được những kết quả tốt trên các mặt hoạt động, từ huy động vốn đến đầu tư và cho vay, các hoạt động thanh toán.. .Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản có của Agribank đạt 693.043 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 12,2% so với năm 2012. Agribank là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dần.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Agribank Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 cụ thể như sau:

2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2009-2013 a. Tăng trưởng về tổng tài sản

Tăng trưởng về tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2009 - 2013 được thể hiện ở bảng 2.1.

8 0 6 Tốc độ tăng (%) 15 8 9J Γ 6,5 6,84 17,4% Chỉ tiêu\ Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lợi nhuận trước thuế 2.794 3.480 3.514 4.362 4.97 5

Lượng tăng 6" 686^ 34^ 848 613 Tốc độ tăng 022^ 24,6 T 24,1 14,0

5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank năm 2009-2013)

Tổng tài sản của Agribank năm 2010 là 524.000 tỷ đồng (tăng 11,49% so với năm 2009). Tổng tài sản của Agribank năm 2011 là 560.000 tỷ đồng (tăng 6,87% so với năm 2010). Tổng tài sản của Agribank năm 2012 là 617.859 tỷ đồng (tăng

10,33% so với năm 2011). Tổng tài sản của Agribank năm 2013 là 693.043 tỷ đồng (tăng 75.184 tỷ - tương đương 12,2% so với năm 2012). Như vậy, trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013, tổng tài sản của Agribank đã tăng tổng cộng 223.043 tỷ đồng tương đương 47,45%.

b. Tăng trưởng về nguồn vốn

Tăng trưởng về nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tăng trưởng về tổng nguồn vốn giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank năm 2009-2013)

Tổng nguồn của Agribank năm 2009 là 434.331 tỷ đồng (tăng 59.298 tỷ, tương đương 15,8% so với năm 2008); năm 2010 là 474.941 tỷ đồng (tăng 9,35% so với năm 2009); năm 2011 là 505.792 tỷ đồng (tăng 6,5% so với năm 2010); năm 2012 là 540.378tỷ đồng (tăng 6,84% so với năm 2011), năm 2013 là 634.505 tỷ đồng (tăng 17,4% so với năm 2012). Như vậy, trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013, tổng nguồn vốn của Agribank đã tăng tổng cộng 200.174 tỷ đồng (+46,09 %).

c. Tăng trưởng về mặt lợi nhuận

Tăng trưởng về lợi nhuận của Agribank giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tăng trưởng về lợi nhuận giai đoạn 2009-2013

__________(ROA)__________4

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. Thị phần huy động vốn 18,95 161 15,24 14,57 13,76 2. Tăng (giảm) so năm trước -33 -385 -086 -067 -081

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank năm 2009-2013)

Trong thời gian qua, Agribank vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởng mạnh về mặt lợi nhuận qua các năm: năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 3.514 tỷ đồng (tăng 1% so với năm 2010); năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 4.362 tỷ đồng (tăng 24,1% so với năm 2011), năm 2013 lợi nhuận trước thuế đạt 4.975 tỷ đồng (tăng 14,05% so với năm 2012).

d. Khả năng sinh lời

Tăng trưởng về Khả năng sinh lời của Agribank giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank năm 2009-2013)

Với mức tăng trưởng về mặt tổng tài sản, tổng nguồn vốn và tổng lợi nhuận qua các năm, trong thời gian qua Agribank vẫn đảm bảo các chỉ số ROA, ROE tăng liên tiếp qua các năm. Đặc biệt, hai năm 2013 và 2012, chỉ số ROE liên tục đạt trên 11%.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn của Agribank giai đoạn 2009-2013

Với thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, có quan hệ truyền thống lâu năm với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, Agribank Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn huy động theo hướng ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự cạnh tranh từ phía các NHTM cổ phần trong và ngoài nước, thị phần huy động vốn trên toàn hệ thống và các chi nhánh tiếp tục có xu hướng giảm dần so với các năm trước, cụ thể (Xem bảng 2.5):

Bảng 2.5. Thị phần vốn huy động giai đoạn 2009-2013

% % % % %

Tổng nguồn

VHĐ

338.548 100 393.025 100 401.993 100 503.198 100 594.788 100

Phân theo đối tượng

khách làng Tiền gửi cácTCT D 33.17 5 9,8 5.59 6 1,4 15.85 9 3,9 2.84 8 0,6 6.052 1,0 Tiền gửi dân cư 178.950 52,9 231.740 59 283.940 70,6 374.048 74,3 462.442 77,8 Tiền gửi khác 126.423 37,3 155.689 39,6 102.194 25,4 126.302 25,1 126.294 21,2 Phân theo kỳ hạn Khôn g kỳ hạn 7 82.02 24,2 86.15 7 21,9 74.62 1 18,6 95.82 0 19 131.536 22,1 Có kỳ hạn 256.521 75,8 306.868 78,1 327.372 81,4 407.378 81 463.252 77,9

(Nguồn: Báo cáo Kê hoạch Tông Hợp 2009-2013, Agribank Việt Nam)

Như vậy, sau 5 năm, từ 2009 đến năm 2013, thị phần vốn huy động của Agribank giảm đáng kể, từ 18,95 % xuống còn 13,76% (giảm 5,19 %). Tuy nhiên, với vị trí và uy tín qua nhiều năm, Agribank vẫn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng (xem bảng 2.6).

suất hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên nguồn vốn huy động của Agribank đều tăng qua các

năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 338.548 tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 tổng nguồn vốn huy động là 594.788 tỷ đồng, tăng 256.240 tỷ (tăng 75,68%).

Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của Agribank, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Agribank vẫn khẳng định được vai trò là NHTM hàng đầu trong hiệu quả của việc huy động vốn từ khu vực dân cư (đặc biệt là tại thị trường nông nghiệp, nông thôn), tỷ trọng huy động vốn trong dân cư tăng mạnh trong 05 năm gần nhất. Nếu như năm 2009 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 52,9% trong tổng nguồn vốn thì tới năm 2013 nguồn vốn huy động này tăng mạnh lên tới 77,8% (tăng 24,9%).

Đồng thời, Agribank liên tục thực hiện đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định, qua đó chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động. Hơn nữa, nhiều sản phẩm huy động vốn có gốc và lãi linh hoạt, hấp dẫn, kết hợp được nhiều tiện ích gia tăng như sản phẩm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng.. .đã được triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống Agribank, từ đó đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Agribank khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

2.1.4.3. Hoạt động tín dụng của Agribank giai đoạn 2009-2013

Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn mà cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hoạt động tín dụng của Agribank giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở bảng 2.7. Hoạt động cho vay (tín dụng) cũng là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của Agribank, trong nhiều năm qua luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/ địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, Agribank không chỉ là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà còn một trong những nhà tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước, thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công

Nhóm \ Năm\ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền, Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Số tiền, Tỷ đồng Tỷ trọng( %) Số tiền, Tỷ đồng Tỷ trọng( %) Số tiền, Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Số tiền, Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 354.112 100 414.75 5 100 443.476 100 480.45 3 100 530.600 100

Phân theo thời gian

Ngắn hạn 213.23 5 60,2 253.41 5 61,1 281.60 7 63,5 312.77 5 65,1 347.616 65,5

nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hóa chất, Dệt may, Công nghiệp đóng tàu...tiêu biểu như các dự án Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Xi măng Công Thanh, Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đối với các cá nhân, hộ gia đình, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam, Agribank được công nhận là NHTM thanh toán hàng đầu Việt Nam, là Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ tốt nhất, do các tổ chức quốc tế lớn như ADB, UNDP, JIBIC tài trợ vốn để cho vay các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp người lao động.

Trong những năm gần đây, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng của Chính Phủ, vì vậy mà dư nợ đang có xu hướng tăng thấp dần qua các năm (Theo biểu đồ 01).

Biểu đồ 01 - Tổng dư nợ của Agribank giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank 2009-2013)

Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng đều qua các năm, trong đó tăng đáng kể là năm 2010: tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 60.643 tỷ đồng, tương đương 17,1% so với năm 2009; tính đến 31/12/2013 thì tổng dư nợ đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 50.147 tỷ (tức tăng 10,4%) so với năm 2012.

VND 326.37 3 92,2 379.41 8 91,48 409.15 7 92,3 444.41 9 92,50 497.317 93,7 Ngoạitệ 27.73 9 7,8 35.33 7 8,52 34.31 9 7,7 36.034 7,5 33.283 6,3

Phân theo thành phần kinh tế

Hộ gia đình, cá nhân 172.03 8 48,6 5 211.52 51 4 211.96 47,8 1 255.60 53,20 298.650 56,3 Doan h nghiệ p 182.07 4 51,4 0 203.23 49 2 231.51 52,2 2 224.85 46,8 231.950 43,7

Trị giá các giao dịch thanh

toán quốc tế (triệu USD) 0 9.70 8.790 7.734 6.685 7.676

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank 2009-2013)

Tuy có nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2013, NHNo&PTNT Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực Nông nghiệp, Nông thôn theo một số chương trình của Chính Phủ như Nghị Định 41, Quyết định 63, Quyết định 497 của Thủ tướng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới....Tlieo đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 18,1% so với năm 20121, và chiếm khoảng 71,4%/tổng dư nợ của Agribank, trong đó, dư nợ cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản, lương thực, cà phê, chăn nuôi đều tăng trưởng cao.. .Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân năm 2013 tăng 7,7% so với năm

2009 và chiếm tỷ trọng 56,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Bên cạnh đó, đầu tư vốn cho một số lĩnh vực lớn và có triển vọng cũng có tốc độ tăng trưởng cao như: cho vay xuất nhập khẩu, cho vay xây dựng, lĩnh vực điện...Đặc biệt, năm 2013, Agribank đã dành hơn 10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, hạn chế thấp nhất việc nhập siêu, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Qua những phân tích trên ta rút ra nhận xét sau:

Thứ nhất, về cơ cấu cho vay, Agribank chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay cũng như dư nợ đối với cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn (60,2%-65,5%). Chủ yếu cho vay bằng đồng VND, với tỷ trọng cho vay luôn đạt hơn 90%. Đối tượng cho vay chính của Agribank là các hộ gia đình và cá nhân, với tỷ trọng cho vay đạt hơn 50%.

Thứ hai, có thể nói Agribank đã thành công trong việc mở rộng tín dụng. Cụ thể: doanh số cho vay cũng như dư nợ tăng đều qua các năm.

Cùng với nghiệp vụ cho vay, Agribank đã sử dụng vốn bằng nhiều hình thức linh hoạt như mua bán trái phiếu kho bạc; gửi có kỳ hạn, mua kỳ phiếu của các TCTD khác; mua bán trái phiếu, tín phiếu chính phủ;..

2.1.4.4. Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại hối

Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại hối bao gồm 2 hoạt động chính: 1/ Hoạt động thanh toán và 2/ Kinh doanh ngoại hối.

a. Hoạt động thanh toán

Hoạt động thanh toán của Agribank giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở bảng 2.8.

Hoạt động thanh toán của Agribank bao gồm: 1/ Thanh toán trong nước và 2/ Thanh toán quốc tế.

> Thanh toán trong nước: Tổng trị giá các giao dịch trong nước của Agribank tăng nhanh trong thời gian qua. Các kênh thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả và ngày càng phát triển. Nếu như năm 2009 trị giá các giao dịch trong nước đạt 1.773.872 tỷ đồng, thì tới năm 2013 trị giá các giao dịch trong nước của Agribank tăng mạnh, đạt 2.452.757 tỷ, tăng 678.885 tỷ (+38,3%). Ngoài ra,

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w