Phát triển nông thôn Việt Nam
Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển chung hoạt động kinh doanh, Agribank định hướng mục tiêu mở rộng cho vay kinh tế Hộ như sau:
Mục tiêu chung
Tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM hàng đầu, đóng vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng các nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, tiêu dùng; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao; hoạt động kinh doanh tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Đa dạng và mở rộng đối tượng đầu tư, thực hiện cho vay tất cả khách hàng nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành; đa dạng các hình thức cấp tín dụng nhằm cung ứng tốt hơn, nhiều hơn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Mở rộng và tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm "xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng phát triển bền vững hiện
đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn", "nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là những vùng khó khăn".
- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tư tín dụng, tập trung vốn mở rộng tín dụng khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giảm dư nợ lĩnh vực phi sản xuất; chủ động cân đối thêm vốn cho những ngành, vùng miền có sản xuất hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ, những nơi gặp khó khăn về vốn do hậu quả bão, lụt, dịch bệnh... gây ra.
- Thực hiện đầu tư khép kín: gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ đối với một số ngành, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ.
- Tăng cường sự phối kết hợp hiệu quả với các cấp tổ chức Hội nông dân và Hội Phụ nữ để đẩy mạnh cho vay thông qua tổ nhóm.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ No&PTNT cập nhật thông tin, dự báo về xu hướng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây con để giúp việc cho vay của vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KINH TÊ HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.2.1. Đẩy mạnh mở rộng đối tượng cho vay
Xây dựng chiến lược Marketing để phát triển mạng lưới khách hàng mới, củng cố và giữ vững khách hàng cũ: Cần tiếp tục thực hiện điều tra nắm bắt khách hàng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động thẩm định hoàn tất hồ sơ vay vốn để giải ngân ngay từ những ngày đầu tháng tránh lãng phí vốn.
Ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn và các đối tượng thuộc nhóm khách hàng trên địa bàn cạnh tranh; cho vay kinh tế Hộ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hộ cá thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn theo hướng nâng suất đầu tư bình quân hộ; quan tâm đối tượng khách hàng là các hộ trang trại, các hộ trong vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây, con, các vùng chuyên canh để mở rộng cho vay theo hướng tập trung hơn.
Cử CBTD phụ trách địa bàn am hiểu về hoạt động marketing, kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai và thực hiện các chiến lược quảng cáo sâu rộng đến mọi
thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, xây dựng thương hiệu...có khả năng giao tiếp tốt, mở rộng được mạng lưới khách hàng; thường xuyên bám sát địa bàn để tìm kiếm và tiếp cận các phương án, dự án vay vốn của các hộ SXKD nhằm tìm ra những phương án, dự án vay vốn hiệu quả để tài trợ.
Trên cơ sở phân tích và xếp loại khách hàng, điều chỉnh phù hợp các điều kiện ràng buộc về tín dụng để lựa chọn những khách hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quản lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn phát triển hoặc có xu hướng phát triển trong tương lai để đầu tư tín dụng không cần phải bảo đảm bằng tài sản; có chính sách ưu đãi cụ thể đến từng khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống, có quan hệ tiền gửi, tiền vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng thường xuyên....
Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cần có cơ chế đơn giản hóa các loại hồ sơ tín dụng theo hướng gọn nhẹ phù hợp với trình độ dân trí trên địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn; nghiên cứu xây dựng một số phương án, dự án mẫu để khách hàng tham khảo làm cơ sở khi xây dựng phương án dự án vay vốn khi có nhu cầu.
3.2.2. Khuyến khích mở rộng lĩnh vực cho vay
Đánh giá thực trạng công tác tín dụng kinh tế Hộ, những ngành những lĩnh vực cho vay an toàn tăng trưởng tốt để chỉ đạo tập trung mở rộng, triển khai thực hiện đối với những lĩnh vực đầu tư có rủi ro cao cần rút ra bài học kinh nghiệm cho việc chỉ đạo khắc phục nhằm đạt được kết quả tốt hơn cho giai đoạn tiếp theo. Cho vay kinh tế Hộ phải bám sát chương trình, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời triển khai thực hiện đầu tư đa ngành, đa nghề đa lĩnh vực trên cơ sở điều tra khảo sát các dự án có hiệu quả nhằm thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế thế giới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cho vay hộ SXKD để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ thâm canh cây lúa nước sang thâm canh thêm vụ mầu và chuyển một phần diện tích đất một vụ bấp bênh sang trồng cây mầu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Giúp cho các hộ SXKD có nguồn vốn đầu tư những vùng chiêm chũng, ao hồ chuyển sang nuôi thả con đặc sản có giá trị kinh tế cao như: ba ba, tôm, cá...Bên cạnh cho vay hộ phát
triển nông nghiệp còn đa dạng hóa các hộ có mô hình chăn nuôi lớn như: lai hóa đàn bò, lợn và các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống. Chuyển từ đầu tư cho vay chăn nuôi nhỏ lẻ sang đầu tư cho vay chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao; đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hoá các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.
Thứ hai, Cho vay thúc đẩy phát triển công nghiệp quy mô nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, xay xát, phơi sấy khô hành, tiêu, tỏi, ớt... và các ngành sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như: khai thác đá, sản xuất vôi, vận tải thủy bộ...Vừa tăng thu nhập cho kinh tế Hộ gia đình, vừa tạo công ăn việc làm thu hút lao động.
Thứ ba, Tiếp tục đầu tư các chương trình sản xuất thu mua chế biến, xuất khẩu nông sản, thuỷ sản: Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các chương trình đang triển khai và trong những năm tiếp theo đối với các ngành lương thực, thuỷ sản, cây công nghiệp... với lãi suất cạnh tranh tạo điều kiện để thúc đẩy các chương trình này phát triển.
Thứ tư, Đầu tư cho vay phục vụ công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn theo hướng ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp các biện pháp về tổ chức sản xuất tiêu thụ hàng hoá nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp.
Thứ năm, Bám sát định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để đầu tư theo các vùng chuyên canh các cây trồng có giá trị kinh tế hàng hoá cao, xuất khẩu lớn; đẩy mạnh việc cho vay, đầu tư tái canh cà phê tại các tỉnh nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt của Chính phủ.
Thứ sáu, Cho vay đầu tư công nghệ, máy móc khuyến khích nông dân mua sắm máy làm đất loại nhỏ, máy cắt cỏ...nâng cao cải tạo trong khâu làm đất trồng và chăm sóc rừng gỗ xuất khẩu đạt hiệu quả hơn.
Thứ bảy, Cho vay kết cấu hạ tầng cải tạo kênh mương, cho vay theo chương trình nước sạch, giao thông nông thôn; tiếp tục chỉ đạo triển khai, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ; tổ chức các hội nghị khách hàng theo lĩnh vực ngành hàng để đánh giá kết quả triển khai thực hiện, xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh; chỉnh sửa, ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực đảm bảo khả năng canh tranh với các NHTM khác; gắn hoạt động cấp tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, cần quan tâm hơn nữa đến việc cho vay phục vụ đời sống như: mua đất, nhà, tu sửa xây mới nhà ở, đồ dùng và phương tiện đi lại, tạo điều kiện ổn định phát triển nông nghiệp nông thôn.
3.2.3. Mở rộng tín dụng gián tiếp
Các món vay của đa số hộ SXKD tại Agribank hiện nay có khối lượng tín dụng nhỏ nhưng lại phân tán trên địa bàn trải rộng, dẫn đến chi phí quản lý món vay tăng cao, gây bất lợi cho cả hai phía. Hơn nữa do các món vay nhỏ song khối lượng các món vay lại lớn nên mỗi một CBTD phải phụ trách nhiều món vay, dẫn đến tình trạng quản lý các khoản vay của các CBTD không được sát sao gây ra tình trạng nợ quá hạn của kinh tế Hộ tăng cao. Để khắc phục tình trạng trên, Ngân hàng cần tìm một hình thức tín dụng hiệu quả mà ít tốn kém hơn, đó chính là tín dụng gián tiếp với nhiều cách cho vay gián tiếp đối với kinh tế Hộ khác nhau:
Thứ nhất, Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác
Cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác là một hình thức đã tỏ rõ ưu thế đặc biệt khi cho vay kinh tế Hộ. Tổ nhóm tín dụng hợp tác là một tổ chức bao gồm các thành viên cùng sinh sống trong một làng, xã... tự nguyện tập hợp với nhau thành một tổ, có tổ trưởng, tổ phó và kế toán (hoặc thư ký) được các thành viên trong tổ tự bầu, hoạt động theo Quy chế nội bộ, được các tổ chức Đoàn thể, Hội cấp trên quản lý trực tiếp hoặc được UBND xã, phường thừa nhận và liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn Ngân hàng.
Các hộ này cùng ký chung một hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng, khi vay vốn nếu một hộ thành viên nào đó không đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng thì tổ nhóm sẽ đứng ra bảo lãnh tín chấp cho thành viên đó và tổ nhóm có
trách nhiệm cùng với Ngân hàng quản lý khoản vay đó. Trước khi nộp hồ sơ vay vốn, tổ nhóm hợp tác cần cùng nhau xem xét xin vay bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu khả năng của từng hộ và của cả tổ. Khi nhận tiền vay, mỗi hộ có thể để lại một số vốn để gửi vào tài khoản ở Ngân hàng để dự phòng trong trường hợp có hộ không trả được nợ thì sẽ trích số tiền đó để trả nợ thay. Như vậy mô hình cho vay thông qua tổ nhóm đã san sẻ một phần khâu giám sát khoản vốn vay của Ngân hàng tới các thành viên trong tổ, đồng thời các thành viên trong tổ còn phải giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sử dụng tiền vay để mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, hạn chế rủi ro.
Ngoài ra các thành viên trong các tổ nhóm là các thành viên ưu tú và có uy tín đối với xóm làng cho nên đây cũng đã là một cách sàng lọc, lựa chọn khách hàng một cách hiệu quả và chính xác, chọn ra được những khách hàng có tư cách tín dụng tốt cho Ngân hàng.
Thứ hai, Cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
Đó là các tổ chức như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công đoàn... Các tổ chức này có thể xây dựng những chương trình, dự án kinh tế để thực hiện triển khai trong phạm vi hoạt động của hội mình. Để triển khai các chương trình cho vay này, Agrribank cần tổ chức đánh giá tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua việc phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội cho vay qua các tổ nhóm. Bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp để tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng xem xét, thẩm định dự án xem có hiệu quả hay không để tiến hành giải ngân; theo đó các tổ chức chính trị - xã hội này phải có trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn các hộ có đủ tiêu chuẩn thực hiện dự án và phải sát sao quản lý nguồn vốn vay cùng với Ngân hàng. Các tổ chức chính trị này sẽ là cầu nối trung chuyển, là trung gian quan hệ giữa Ngân hàng và các hộ SXKD; tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể, việc thu nợ gốc, thu lãi vay Ngân hàng có thể bàn giao một phần nào đó cho các tổ chức này.
3.2.4. Mở rộng địa bàn cho vay thông qua nâng cấp mạng lưới các chi nhánh,phòng giao dịch phòng giao dịch
Hiện nay, so với các ngân hàng trong nước Agribank có một ưu thế hơn hẳn về mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Tuy nhiên, số lượng lớn các phòng giao dịch và chi nhánh cùng bộ máy nhân sự cũng kéo theo một lượng lớn vốn đầu tư chưa tương xứng với hiệu quả như mong muốn, nên hoạt động không thực sự có hiệu quả.
Chính vì vậy, việc đầu tiên trong quá trình phát triển mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối của Agribank hiện nay là phải đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, các điểm giao dịch, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối điện tử. Kết hợp với định hướng về phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng để đưa ra các quyết định về lựa chọn địa điểm, quy mô, số lượng, hình thức đặt các chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Bên cạnh đó, đối với các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả, cần chuyển sang vị trí khác để có thể phát huy được vai trò của từng kênh phân phối, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Bên cạnh việc mở các chi nhánh loại I, loại II, cần chú trọng phát triển phạm vi hoạt động bằng việc mở các phòng giao dịch vệ tinh với quy mô gọn nhẹ; tăng cường kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán. Đối với dịch vụ chuyển tiền kiều hối, cần phối hợp với các quỹ tín dụng nhân dân mở đại lý chi trả kiều hối, thu hút thêm khách hàng mở tài khoản. Thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán xe ô tô, hệ thống siêu thị, khu vui chơi - giải trí, các điểm du lịch.. .để chính các nhân viên của các công ty này là các nhà phân phối sản phẩm cho Agribank.
Nghiên cứu phát triển hơn nữa kênh phân phối điện tử: Mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc lắp đặt thêm các máy ATM, POS hoặc tăng cường liên kết với mạng lưới ATM, POS của các ngân hàng khác để hạn chế kinh phí lắp đặt, sửa chữa hàng năm. Bên cạnh việc mở rộng, cũng cần nâng cấp chất lượng hoạt động, tốc độ xử lý giao dịch của các máy ATM đã có, đẩy nhanh tốc độ đường truyền thông tin trong nội bộ ngân hàng và giữa ngân hàng Agribank với các ngân hàng khác. Đi k m với
việc mở rộng kênh phân phối điện tử, Agribank cần chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, tăng cường bảo mật thông tin khách hàng.
Ngoài kênh phân phối trực tiếp truyền thống và kênh phân phối điện tử, Agribank cần tăng cường các kênh phân phối gián tiếp như thực hiện chiến lược