Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 129 - 132)

- Để tạo điều kiện cho Agribank phát triển bền vững, có thế và lực trên thị trường trong và ngoài nước, nhanh chóng có cơ hội và điều kiện hội nhập, đề nghị NHNN báo cáo Chính phủ tiếp tục bổ sung kịp thời đầy đủ vốn Điều lệ cho theo lộ trình đã xây dựng.

- NHNN báo cáo và kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ tối đa về nguồn vốn vay các TCTD nước ngoài, nguồn hỗ trợ của các Tổ chức phi Chính phủ về phát triển nông nghiệp - nông thôn thông qua Agribank; đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư tạo mọi điều kiện để được sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn nhiều hơn.

- Thay vì cấp nguồn từ Ngân sách Nhà nước, đề nghị NHNN trình Chính phủ cho phép không phải chuyển 2%/tổng nguồn vốn không kỳ hạn sang Ngân hàng Chính sách xã hội mà được để lại để cho vay các đối tượng nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị định 41.

- Hiện nay và những năm tiếp theo, nhu cầu vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn là rất lớn, việc tăng trưởng nguồn vốn huy động để đáp ứng đủ vốn cho nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện cho triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đề nghị Ngân hàng Nhà Nước cho phép được sử dụng nguồn vay tái cấp vốn NHNN số tiền 30.000 tỷ đồng, được duy trì ổn định với thời hạn vay 5 năm (đến hết năm 2015).

- NHNN nên có một cơ chế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro riêng đối với dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như kéo dài thời gian chuyển nhóm nợ, rút ngắn thời gian thử thách, cơ cấu lại nợ khi bị thiên tai dịch bệnh nên đưa vào nhóm 1 để ngân hàng có điều kiện tái đầu tư tiếp mà không ảnh hưởng đến thu nhập của TCTD có tỷ trọng lớn vốn đầu tư cho NNNT.

- NHNN cần tăng cường kiểm tra giám sát về việc thực hiện quy định mức lãi suất huy động tối đa, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.

- Việc thu phí CIC cũng cần có cơ chế áp dụng mức thu phí riêng thấp hơn đối với các đối tượng ngân hàng thực hiện cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010.

3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý

- Hoạt động NHBL là lĩnh vực mới, còn đang trong quá trình phát triển nên hoạt động này vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh. Đề nghị NHNN ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh loại hình hoạt động này để các NHTM có cơ sở thực hiện. Các quy định điều chỉnh về dịch vụ NHBL phải đảm bảo được sự chặt chẽ, thống nhất với những văn bản quy phạm pháp luật đã có trước đây, cũng như phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; hạn chế tình trạng lách luật của các ngân hàng nhỏ, đảm bảo môi trường hoạt động lành mạnh an toàn, hiệu quả cao cho một lĩnh vực mới nổi như NHBL. Bên cạnh đó, các văn bản này cần hạn chế các yêu cầu, thủ tục mang tính thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển của công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Đề nghị NHNN xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả; đẩy nhanh quá trình thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển thị trường thẻ. Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh phòng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng điện tử; có chính sách khuyến khích các cá nhân công ty sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ưu đãi); tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan... nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán và dịch vụ ngân hàng kèm theo.

- Đề nghị NHNN tăng cường kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

- Đề nghị NHNN linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đưa ra các mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần huy động hợp lý với tình hình kinh tế hiện tại để tránh gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch và phân bố hệ thống các tổ chức tín dụng và các chi nhánh trực thuộc phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ NHBL có hiệu quả theo hướng ngoài việc mở rộng mạng lưới tại các thành phố lớn, cần có những chính sách khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ đối tượng chính sách, những đối tượng có khả năng tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế ở các vùng miền khác nhau (đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp - nông thôn) trên cả nước.

3.3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

- NHNN Việt Nam cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; tập trung đầu tiên và mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đều tham gia hoạt động này, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần giúp các NHTM mở rộng việc phát hành các loại thẻ thanh toán hiện đại, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ các SPDV ngoài tín dụng.

- NHNN Việt Nam cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, Cục Công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trong thị trường và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w