Mối quan hệ giữa nguyên liệu đầu vào và thị trường

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 48 - 52)

Nguyên liệu cho sản xuất NLSH có quan hệ mật thiết với thị trường và giá cả của nó. Một quốc gia có nền kinh tế thị trường đầy đủ thì cần để cho thị trường quyết định loại cây nguyên liệu nào nên trồng, loại cây nguyên liệu nào không nên trồng cho sản xuất NLSH.

Xăng sinh học xuất phát từ công nghiệp mía đường cũng như các loại cây cho bột như sắn, bắp… với sản phẩm duy nhất mà nó tạo ra chính là cồn thực phẩm. Sau khi tiến hành khử nước mới có thể sử dụng để phối trộn với xăng từ dầu mỏ.

Diesel sinh học sản xuất từ dầu béo, mỡ động vật…, sản phẩm của nó rất đa dạng. Trong tiêu chuẩn diesel sinh học của các nước cũng như của Việt Nam, không có quy định số hydro cacbon có trong mạch, dẫn đến rất nhiều loại dầu béo có thể làm NLSH. Vì vậy, không nên chỉ giới hạn 1 loại cây làm nguyên liệu. Một số nước, người ta chỉ có thể trồng đại trà một số loại cây có dầu nhất định - gọi là cây chủ lực, trong khi ở Việt Nam - có rất nhiều loại cây cho hạt có dầu quanh năm, có thể sử dụng lợi thế này, cho dù chúng có những tính chất đặc biệt. Việc tạo cơ hội cho mọi nguồn lực tham gia sản xuất nguyên liệu cho NLSH, có cơ hội tìm kiếm thu nhập từ nguồn này là rất cần thiết. Xã hội hoá việc sản xuất nguyên liệu cho NLSH là biện pháp tốt nhất chống lại sự độc quyền và thao túng giá nguyên liệu của các tập đoàn. Như vậy, cơ chế thị trường sẽ điều chỉnh giá nguyên liệu, còn công nghệ (hay nhà sản xuất) sẽ quyết định giá của nguyên liệu. Mối quan hệ này là rõ ràng và biện chứng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Kết luận

Về nguồn nhiên liệu

Sử dụng NLSH có thể giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đảm bảo hiệu suất và an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói nghèo. Thế giới đã nhận ra lợi ích của nguồn nhiên liệu này và trong những năm gần đây, nhiều nước, ngành công nghiệp và cá nhân đã bắt đầu khai thác lợi ích của nó, nhưng đối với Việt Nam nay mới chỉ là bước khởi đầu.

Kinh nghiệm của các nước, khai thác nguồn NLSH đã nảy sinh tranh cãi và quy cho những tác động của nó đã làm cho giá lương thực gia tăng, tăng phá rừng, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, đất trồng và nguồn nước vì vậy khi áp dụng vào nước ta cần phải hết sức lưu ý. Nên sử dụng nguồn nhiên liệu đầu vào cho sản xuất NLSH có nguồn gốc là cây phi lương thực hoặc đất trồng các loại cây lương thực truyền thống, cần chú ý tới NLSH thế hệ 2 là sản phẩm có tiềm năng lớn hơn và có nhiều kỳ vọng làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Về sản xuất

Các nước như Hoa Kỳ và Braxin đã đi đầu trong sản xuất NLSH. Sản xuất NLSH ở Hoa Kỳ đã được thúc đẩy bởi những thay đổi về chính sách trong khi Braxin lại dựa vào sự sẵn có của nguồn tài nguyên đất rộng lớn để trồng mía cho sản lượng cao. Đối với Việt Nam có thể kết hợp cả hai mặt: phải đưa ra được các chính sách phù hợp trên cơ sở kinh nghiệm của các nước và nghiên cứu hiện trường và tận dụng được các vùng đất không có khả năng sản xuất cây lương thực để trồng cây năng lượng.

Các chính sách trợ giúp cho sản xuất NLSH đã được đặt ra ở nhiều nước châu Á. Các chính sách này đang hỗ trợ tăng cường sản xuất NLSH nhưng không phản ánh tất yếu các điều kiện bền vững như hiệu suất năng lượng, năng suất, tác động môi trường, các tác động tới tài nguyên đất, tài nguyên nước. Đối với nước ta cần phải rút ra bài học từ đây để có chiến lược phù hợp.

Cần nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ cho sản xuất NLSH thế hệ 2 đang được một số nước phát triển triển khai nhằm cải thiện các công nghệ sản xuất NLSH thế hệ 1. Các công nghệ này mở ra triển vọng sử dụng các nhiên liệu đầu vào là chất thải và các nguồn khác để không cạnh tranh với các nguồn lương thực và sẽ mở ra tương lai cho sản xuất NLSH có những tác động tích cực tới môi trường, cho dù các công nghệ này đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến các công nghệ này sẽ có giá trị thương mại trong vòng 5-10 năm tới.

Sử dụng và nhu cầu

Nhu cầu về NLSH trên thế giới đang gia tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Tiêu thụ sẽ là vấn đề chính của Hoa Kỳ và các nước khác ở châu Á. Các đánh giá cho thấy vào năm 2030, tiêu thụ chỉ riêng ethanol cũng đã đạt ở mức cao 500.109

lít/ năm, với 20% ethanol thay thế xăng. Vì vậy, đối với Việt Nam cần có biện pháp kích cầu hiệu quả đối với NLSH.

Các chính sách về sản xuất và tiêu thụ NLSH bao gồm: mục tiêu sản xuất về số lượng; phương pháp thay thế, các chất thay thế và khuyến khích về thuế phải được triển khai áp dụng hiệu quả. Các yếu tố khác nhau gồm : giá nhiên liệu biến động; thiếu kế hoạch cụ thể; kế hoạch về giá không hấp dẫn và chưa dám chắc về khả năng tương thích với các loại xe cộ có thể dẫn tới tiêu thụ NLSH giảm vì vậy cần phải có các kế hoạch cụ thể để khắc phục tình trạng này.

Khuyến nghị

Nguyên liệu cho sản xuất cồn cần phải nhanh chóng chuyển hướng sang sử dụng sinh khối (các dạng cành cây, mùn cưa, lá, rơm rạ…). Các loại cây cho bột nên tập trung cho mục tiêu lương thực, vì lương thực quan trọng hơn NLSH. Các dạng thiên tai trong vài năm tới sẽ làm thay đổi quan điểm của thế giới, vì vậy, không nên cứ phải áp dụng mô hình của các nước khác.

Nguyên liệu cho diesel sinh học chỉ nên dựa trên các loại dầu không ăn được. Chỉ nên trồng những loại cây không làm tổn hại đất, có nhiều ứng dụng khác nhau để tăng hiệu quả kinh tế. Không nên bao cấp cho NLSH, cũng như không nên chờ nghiên cứu xong mới triển khai. Hãy xem nó như xăng dầu bình thường và tôn trọng quy luật thị trường của nó. Sản xuất E-100 và B-100 phải dựa trên công nghệ không bã thải mới hy vọng khống chế giá của chúng dao động thấp hơn hoặc bằng nhiên liệu từ dầu mỏ. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NLSH là cần thiết nhưng không nên quá dàn trải, quá mỏng. Những vấn đề phụ gia, công nghệ phối trộn chỉ nên giao cho một số đơn vị thực hiện chủ trì nghiên cứu và áp dụng. Cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất NLSH; các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ (bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả), các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến NLSH.

Việc trồng một diện tích lớn cây jatropha hoặc một loại khác trên một vùng đất nào đó, cần phải xem xét và đánh giá tác động môi trường của loại cây này. Nhất là loại cây jatropha có những độc tính nhất định. Cần hết sức quan tâm khi trồng hàng trăm hecta

jatropha, các loại côn trùng, động vật chắc chắn sẽ phải đi về phía không có cây này, đó là khu dân cư.

Trên cơ sở những quan tâm và tranh luận liên quan tới tác động của NLSH tới nguồn lương thực và giá nhiên liệu cũng như các vấn đề khác, các chính sách cần được lồng ghép với việc bảo vệ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các khu vực trồng rừng và đa dạng sinh học và các mặt khác để tăng tính bền vững đối với các nguồn tài nguyên. Việc sử dụng NLSH phải thực sự tạo ra được các lợi ích kinh tế-xã hội và môi trường đối với cộng đồng, nơi cung cấp các nguyên liệu đầu vào.

Ngành công nghiệp nên triển khai , thúc đẩy và phổ biến NLSH thế hệ 2. Những khuyến khích và trợ giúp hiệu lực để rút ngắn được giai đoạn khởi đầu trước khi đưa vào thương mại hóa. Các chính sách phải thích hợp để khuyến khích chuyển đổi các công nghệ sản xuất NLSH thế hệ 2 và phải được đảm bảo bằng các khuyến khích và cơ chế để góp phần giảm giá thành, tăng hiệu suất và sử dụng các nguyên liệu đầu vào là cây trồng phi lương thực và để các nguyên liệu đầu vào không xâm lấn đất nông nghiệp.

Các quy trình, phương pháp và các giải pháp cần được xác định cho sản xuất NLSH tạo ra việc giảm thải cácbon thực sự theo chu trình sống của sản phẩm, hiệu quả về chi phí, không sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, như tài nguyên nước và không làm thiệt hại tới môi trường trong tất cả mắt xích của dây chuyền sản xuất.

Các biện pháp an toàn phù hợp cần được xây dựng và thực hiện để người sản xuất và sử dụng NLSH có cơ sở xác định nguồn, chất lượng và khả năng chấp nhận trên thị trường. Điều này có thể thực hiện được thông qua các biện pháp cấp giấy chứng nhận, tiêu chuẩn hóa và các thủ tục kiểm tra. Như vậy sẽ khôi phục được niềm tin của công chúng và khả năng chấp nhận NLSH như một chất thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Đảm bảo thông tin và nhận thức đúng đắn về các loại xe cộ có thể sử dụng NLSH , để có thể tạo ra các phương tiện giao thông phù hợp cho sử dụng NLSH.

Sử dụng NLSH có thể tạo ra những lợi ích do thực hiện Cơ chế phát triển sạch (CDM). Song đến nay phương pháp luận của CDM về sử dụng NLSH chưa được thông qua. Cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các nước để thực hiện mục tiêu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Birur, D.K., Hertel, T.W. and Tyner, W.E., “The Biofuels Boom: Implications for World Food Markets”, Food Economy Conference, The Hague, October 2007.

2. Chaturvedi, S., Agriculture Biotechnology-based (Green) Enterprise Development for Sustainable Rural Livelihoods and Economic Growth: Opportunities with Biofuel in Selected Asian Economies, UNESCAP/UNAPCAEM, 2007.

3. Elder, M., P. Sivapuram, J. Romero, and N. Matsumoto, “Prospects and Challenges of Biofuels in Asia: Policy Implications”, in Climate Change Policies in the Asia-Pacific: Re-uniting Climate Change and Sustainable Development, edited by H. Hamanaka, A. Morishima, H. Mori and P. King, Hayama: Institute for Global Environmental Strategies (IGES), 2008.

4. Bao, X., Xie, S. and Meng, W., Analysis of environmental effects of biofuels and policy suggestions, “Policy Dialogue on Biofuels in Asia: Benefits and Challenges”, Beijing, China, 24-26 September 2008.

5. Gonzales, A. D., “Situation Analysis On Biomass Utilisation and Trade In South-East Asia With Particular Focus On Inđônêxia and Thailand”, UNESCAP, 2007.

6. Gonzales, A.D., “Background Study on Biogas and Biomass in Asia and the Pacific”, UNAPCAEM, 2008.

7. Mastny, L., “Biofuels for Transportation: Global Potential and Implications for Sustainable Agriculture and Energy in the 21st Century”, Worldwatch Institute, 2006. 8. Joos, H., “An Opportunity to Develop Sustainable Biofuel Production and the Science to

Get There”, in in Biofuels Summit, Bangkok, Thailand, March 27-29, 2008.

9. Mitchell, D., “A Note on Rising Food Prices”, Policy Research Working Paper 4682, The World Bank, 2008.

10. Suzuki, R., “Implications of Biofuel Development on Land and Water Use, Food Security and the Environment”, in Regional Forum on Bioenergy Sector Development: Challenges, Opportunities, and Way Forward, UNAPCAEM, Bangkok, January 2008. 11. Syed I.S.A., “Algaculture: From Algae to Biodiesel”, in Biofuels Summit, Bangkok,

Thailand, March 27-29, 2008. The Economist, “The end of cheap food”, December 6, 2007.

12. Walter, A., Rosillo-Calle, F., Dolzan, P., Piacente, E., da Cunha, K.B., “Perspectives on Ethanol Consumption and Trade”, Biomass and Energy, Elsevier, Vol. 32, 2008.

13. Biofuel and Substainable Development An Excutive Section on Grand challenges on Substainability Transition. San Servolo Island. Venice- May 19-20-2008. Summary Report by Hery Lee C. Clark and Charan Deveraux.

14. Biomass for energy, environment, agriculture and industry: Proceedings of the 8th European biomass conference. Vienna (Austria), 1994. Vol. 2/ H.d. ..., Ph. Chartier. Pergamon, 1995.

15. Tạp chí Công nghiệp hóa chất số 5, năm 2005.

16. Quyết đinh của Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” Số: 177/2007/QĐ-TTg, ngày 20/11/2007.

17. Một số định hướng chính sách đầu tư phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam- Báo cáo phân tích kinh tế, TS. Đăng Tùng, Hà Nội 2007.

18. Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học có pha ethanol và một số hợp chất có nguồn gốc từ dầu thực vật. Báo cáo Đề tài cấp Nhà nước mã số: ĐTĐL-2004/01.

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)