Mục tiêu và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 33 - 34)

III. PHÁT TRIỂN NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ

Quyết định Số: 177/2007/QĐ-TTg, ngày ngày 20 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đó là; Phát triển NLSH, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay

thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Một số chỉ tiêu cụ thể là:

- Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng NLSH quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất và sử dụng NLSH trên phạm vi cả nước. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước;

- Theo lộ trình, đến năm 2015 sẽ sử dụng phổ cập toàn quốc xăng E5 và dầu B5, các hệ thống biogas, xuất khẩu E100 và B100. Đến năm 2025, NLSH sẽ cung cấp 10% nhu cầu nhiên liệu lỏng, sử dụng phổ biến nhiên liệu E10 và B10 trên toàn quốc.

- Tiếp cận và làm chủ được công nghệ phối trộn xăng, condensat, nafta, diesel dầu mỏ với ethanol, diesel sinh học và phụ gia để tạo ra xăng E5 (95% xăng dầu mỏ truyền thống và 5% ethanol) và dầu diesel B5 (95% diesel dầu mỏ truyền thống và 5% diesel sinh học) và đưa vào hoạt động các cơ sở pha chế công suất 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm. Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)