2.3.1. Lợi ích của việc sản xuất NLSH
Một khía cạnh làm cho NLSH được phổ biến là do chúng đem lại lợi ích thực sự, có thể sử dụng như một nguồn nhiên liệu thay thế.
Một số lợi ích được thể hiện dưới đây:
- NLSH có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ, đang cạn kiệt:
Do NLSH có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong các phương tiện giao thông và các thiết bị năng lượng, triển vọng của loại nhiên liệu này là sáng sủa, đây là loại nhiên liệu bền vững thay cho các nguồn năng lượng hóa thạch đắt đỏ đang bị cạn kiệt.
Loại nhiên liệu này có thể xuất hiện trong một phạm vi nhất định, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng “đói nhiên liệu” đang gia tăng hiện nay trên thế giới.
- NLSH có thể giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu:
Các cây trồng nông nghiệp và các nguyên liệu sinh khối khác được coi là các nguyên liệu góp phần làm trung hòa cácbon bởi chu kỳ sống thực tế của nó, thực vật thu cácbon điôxit thông qua quá trình quang hợp.Tuy nhiên, các nguyên liệu đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất NLSH được coi là nguyên liệu tái tạo và có khả năng làm giảm phát thải khí nhà kính (GHG).
Tuy nhiên, cho dù các nhiên liệu đầu vào tự chúng có khả năng trung hòa cácbon, thì quá trình chuyển đổi các vật liệu thô thành NLSH có thể gây phát thải cácbon vào khí quyển. Vì vậy, NLSH phải góp phần vào giảm phát thải các bon, chúng phải được chứng minh giảm thải thực sự GHG trong tất cả chu trình sản xuất và sử dụng NLSH.
- NLSH có thể tăng cường an ninh năng lượng quốc gia:
Sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu có thể không những làm suy kiệt dự trữ ngoại tệ của quốc gia, mà còn tạo ra sự mất ổn định về an ninh năng lượng của quốc gia đó. Từ khi NLSH được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu bản địa của nhiều nước châu Á, loại nhiên liệu này có vai trò là nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch có thể giảm sự phụ thuộc nhập khẩu dầu và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, điều quan tâm là một số nước đang bị lôi cuốn bởi nhiều hứa hẹn về an ninh năng lượng hơn và họ tiếp tục bỏ chi phí để đảm bảo an ninh của các nhu cầu khác nữa như an ninh lương thực, an ninh về nguồn cung cấp nước và không quan tâm tới việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng tự nhiên và sự đa dạng sinh học của chúng.
- NLSH có thể hình thành sự tham gia của các xí nghiệp nhỏ và vừa(SMEs):
Khác với nhiên liệu dầu và khí, thậm chí là than cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để khai thác và xử lý, với sự tham gia của các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia, việc sản xuất NLSH sẽ không đòi hỏi đầu tư và xây dựng các nhà máy xử lý tổng hợp lớn. Vì vậy, đầu tư và quy trình sản xuất NLSH có thể nằm trong phạm vi SMEs có thể chấp nhận được. Dựa vào nguyên liệu đầu vào và khả năng đầu ra, công suất của các nhà máy sản xuất NLSH có thể thiết kế phù hợp với yêu cầu đặc thù. Các hoạt động sản xuất NLSH dựa vào các nguyên liệu nông nghiệp hoặc các hệ thống modul có thể được thực hiện để sản xuất NLSH phục vụ
cho tiêu thụ cục bộ của các thiết bị có động cơ tại các trang trại. Đầu tư cho NLSH có thể mở ra các cơ hội tham gia của các công ty trong nước.
- NLSH có thể đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của các cộng đồng địa phương và các ngành kinh tế đang phát triển:
Vai trò của ngành nông nghiệp trang trại trong dây chuyền sản xuất NLSH sẽ mở ra cơ hội cho các cộng đồng địa phương kết hợp hoạt động và thu được các lợi ích nhất định để có thể tạo ra phát triển kinh tế-xã hội. Việc trồng rừng, kích thích và thu hoạch nhiên liệu đầu vào như cây mía, ngô, sắn và dầu cọ đòi hỏi phải tăng lực lượng lao động và các công việc thủ công. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp do tăng nhu cầu các nguyên liệu thô cho sản xuất NLSH có thể tạo ra việc làm mới và thu nhập nhiều hơn cho nông dân. Tạo cơ hội việc làm trong sản xuất NLSH là rất lớn. Ví dụ sản xuất NLSH từ cây Jatropha Curcas (cây dầu mè) làm nhiên liệu đầu vào được trồng như loại cây trồng chyên dụng để sản xuất diezel sinh học, một diện tích cây mè 10000 ha có thể thu được 30 triệu lít dầu diezel sinh học/năm có thể tạo ra 4000 việc làm trực tiếp.
Xét về góc độ tạo việc làm trực tiếp của các thành viên trong hộ gia đình, cho thấy tác động của ngành công nghiệp này đối với cộng đồng địa phương là rất to lớn.
Việc tạo ra việc làm mới và các doanh nghiệp có thể tạo ra các hoạt động khác đem lại các lợi ích kinh tế-xã hội khác nữa cho cộng đồng. Nhiều hoạt động kinh tế xuất hiện sẽ tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp tại địa phương. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh có thể tạo ra đường xá mới hoặc được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Kỹ năng làm việc của nhiều công nhân làm việc trong các dự án được nâng cao, tăng năng lực của các thành viên trong cộng đồng. Hơn nữa, lợi ích kinh tế mà các cộng đồng được hưởng có thể lan tỏa và tạo ra các lợi ích xã hội khác nữa, như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng….
Bằng việc quản lý phù hợp, an toàn và linh hoạt trong các điều kiện văn hóa, nhân khẩu học và nhân chủng học tại địa phương, sản xuất NLSH có khả năng tạo ra phát triển kinh tế- xã hội tốt hơn đối với cộng đồng và đặc biệt là đóng góp vào công cuộc giảm đói nghèo.
2.3.2. Các thách thức
Mặc dù NLSH đem lại lợi ích tiềm năng, nhưng nó cũng làm nảy sinh những thách thức nhất định trong sản xuất và sử dụng đó là:
- Vấn đề nguyên liệu đầu vào và sản lượng:
Hiện nay loại đất phù hợp để trồng cây nông nghiệp đang bị hạn chế. Vì vậy, nhiên liệu đầu vào để sản xuất NLSH, kể cả các vùng đất sử dụng quá mức khác được khai thác để tăng năng suất càng khan hiếm.
Theo báo cáo gần đây của Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu, cho dù toàn bộ diện tích cây trồng của một số nước châu Á Thái Bình Dương được chuyển đổi để sản xuất NLSH, trong năm 2004 chỉ khoảng 30% nhu cầu nhiên liệu cho giao thông ở khu vực châu Á (trừ Nhật Bản và Hàn Quốc) với tổng khoảng 535 triệu lít nhiên liệu hóa thạch được thay thế bằng ethanol sinh học hoặc diezel sinh học. Nếu 10% diện tích cây trồng được chuyển đổi thì chỉ 3% nhu cầu nhiên liệu cho giao thông được thay thế.
Cũng có những lo ngại về chi phí của sản xuất NLSH đắt hơn nhiên liệu hóa thạch. Do chi phí của NLSH lớn, chủ yếu là chi phí đầu vào, giá cây nông nghiệp tăng lên bao gồm sử dụng các nguyên liệu thô cho sản xuất NLSH có thể làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất.
- Các khía cạnh về môi trường:
Cho dù sử dụng NLSH với mục đích thay thế loại nhiên liệu hóa thạch, loại nhiên liệu có hại đối với môi trường, nhìn chung tác động môi trường thực tế của sản xuất và sử dụng NLSH là khó xác định. Một phương pháp đánh giá tác động này là so sánh lượng cácbon điôxít được sinh ra trong quá trình sản xuất ethanol sinh học với sản xuất một khối lượng nhiên liệu hóa thạch tương tự (trên cơ sở đơn vị năng lượng). Cách tính toán này là phức tạp và không chính xác và nó còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp sản xuất ethanol và các giả định trong tính toán.
- Các tác động tới an ninh lương thực và giá:
Một trong những quan tâm lớn nhất trong sử dụng NLSH là tác động của nó tới an ninh lương thực. Vấn đề này đang làm tăng các vấn đề về kinh tế, thậm chí là đạo đức do những giá trị sản xuất NLSH tạo ra nếu như nó gây ra khan hiếm và tăng giá lương thực. Và mối quan tâm này xuất hiện ở những nơi có sự tách biệt rõ ràng giữa những người ủng hộ và phản đối NLSH.
Có sự lo ngại rằng ngành kinh tế sản xuất NLSH đang trở nên hấp dẫn, người nông dân có thể chuyển đổi cây trồng của họ để thu được lợi ích lớn hơn hoặc là các công ty lớn có thể tiếp quản những vùng đất lớn để thực hiện mục tiêu này mà không xem xét tới các hậu quả. Những hành động này có thể gây ra thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực, làm cho giá lương thực tăng cao làm trầm trọng thêm tình hình an ninh lương thực. Một số người cho rằng tình hình này đang diễn ra. “Lạm phát trong nông nghiệp” là thuật ngữ được đặt ra gần đây chỉ sự leo thang giá các sản phẩm nông nghiệp và lương thực, gần đây đã xuất hiện mối quan tâm về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nghiêm trọng.
Theo Tạp chí The Economist, giá lương thực đã rẻ hơn trong thời gian dài và việc canh tác đã suy giảm trong giai đoạn từ 1974 -2005 giá lương thực trên thị trường thế giới đã giảm đi 3/4 so với giá thực. Tuy nhiên, từ năm 2005 giá lương thực, thậm chí giá thực tế đã tăng 75%.
Một báo cáo về hoạt động nghiên cứu chính sách của World Bank (WB) cũng đưa ra những quan tâm tương tự và cho rằng yếu tố quan trọng của sự tăng giá lương thực không có tiền lệ là do tăng mạnh sản xuất NLSH ở Hoa Kỳ và châu Âu. Báo cáo cũng cho thấy:
Giá các mặt hàng lương thực tăng 70-75% do sản xuất NLSH và các hậu quả liên quan đến nguồn dự trữ ngũ cốc giảm; thay đổi mạnh trong sử dụng đất, các hoạt động đầu cơ và cấm xuất khẩu.
Giá của các loại hạt có dầu tăng nhanh phần lớn đã tạo ra nhu cầu về sản xuất NLSH để đáp ứng những khuyến khích theo những thay đổi chính sách của EU bắt đầu từ năm 2001 và của Hoa Kỳ vào năm 2004.
Lúa không được sử dụng cho sản xuất NLSH, nhưng giá lúa lại tăng mạnh nhằm đối phó với giá lúa mỳ tăng cao hơn giá sản xuất và dự trữ, những động thái này có liên quan gián tiếp tới tăng giá NLSH. Cần phải theo dõi các ảnh hưởng của thiếu hụt lương thực và sự tăng giá lương thực có nghĩa là có nhiều yếu tố ảnh hưởng xuất hiện, các yếu tố đó là:
Giá dầu lửa tăng cao;
Giảm nguồn dự trữ lương thực trên thế giới; Đầu cơ giá và các hoạt động tích trữ;
Tăng giá không cân xứng trong sản xuất lương thực và dây chuyền phân phối; Ảnh hưởng của thiên tai;
Suy thoái đất và năng suất giảm.
- Mối liên quan tới nguồn nước và chất lượng:
Mặc dù thiếu hụt nguồn cung cấp nước nhưng mức độ thiếu ở tất cả các nước lại không giống nhau, mối quan tâm cụ thể là các nhu cầu này cần được cộng đồng quốc tế giải quyết. Tăng sản lượng cây nông nghiệp làm nhiên liệu đầu vào cho sản xuất NLSH có thể sẽ tác động tới số lượng và chất lượng nguồn cung cấp nước, đặc biệt là ở các nước khan hiếm.
Các nhà máy sản xuất NLSH cần nước để chuyển đổi sinh khối thành nhiên liệu. Trong quá trình chuyển đổi 1000 - 4000 lít nước bị bốc hơi, tùy theo loại nguyên liệu đầu vào và các kỹ thuật chuyển đổi được sử dụng. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy mỗi một lít ethanol sinh học được sản xuất, sẽ thải ra từ 6-8 lít nước thải với hàm lượng COD/BOD cao. Lượng nước thải này cần được xử lý trước khi thải vào các thủy vực.
Một điều quan tâm nữa là việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu gia tăng khi các vùng trồng cây được mở rộng để tăng năng xuất và sản lượng đang xả vào các vùng chứa nước hoặc ngấm vào nước ngầm tác động đến chất lượng nước.
- Làm suy kiệt rừng và tác động tới đa dạng sinh học:
Một trong các vấn đề chủ yếu đang nổi lên liên quan tới sản xuất NLSH là tác động của nó tới rừng hiện có, làm cho diện tích rừng giảm đi nhanh chóng. Bảng 6 dưới đây cho thấy, từ năm 1980 tình trạng phá rừng đang đe dọa các nước Đông Nam Á.
Bảng 6 : Thay đổi diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á, 1980 -2005
Năm Diện tích rừng, vào
cuối thời kỳ (ha) Mất rừng trung bình năm (ha)
Tỷ lệ mất rừng (%)
1980-1990 323 156 000 - 4 390 000 -1,20
1990- 2000 297 380 000 -2 577 000 -0,80
2000-2005 283 127 000 -2 850 000 -0,96
Nguồn: FAO, 2005 (Data for 1980-1990 is extrapolated from disparate FAO sources)
Đa dạng sinh học phong phú ở các cánh rừng Malaixia và đặc biệt rừng chứa than bùn giầu cácbon của Inđônêxia đang bị đe dọa bởi sự chuyển đổi ồ ạt đất rừng thành các khu đất trồng cây cọ dầu. Với nhu cầu về NLSH hiện nay, khi nguồn năng lượng thay thế, dầu cọ được xem như một loại nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu gia tăng này.
Nhu cầu trồng nhiều cây cọ dầu hay các cây trồng khác làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất NLSH có thể gây ra nạn chặt phá rừng sẽ gây tác động xấu tới môi trường và đa dạng sinh học của các cánh rừng tự nhiên.