Quan hệ giữa nguyên liệu và thị trường

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 47 - 48)

Nguyên liệu đầu vào có tầm quan trọng đặc biệt để sản xuất ra hàng hóa. Hàng hoá, qua chu trình vận động của nó trở thành tiền tệ, rồi lại trở lại phục vụ cho sản xuất nguyên liệu, sản xuất hàng hóa. Đó là một chu trình khép kín với các công đoạn khác nhau nhưng tầm quan trọng của chúng như nhau.

Đơn thuần khi xét NLSH, là một loại hàng hóa của chu trình trên, sẽ thấy rằng, nếu có thêm một vài yếu tố khách quan nào đó tác động vào, chu trình sẽ bị thay đổi, nghĩa là nó sẽ vận hành trái với quy luật. Điều này đồng nghĩa với việc làm cho chu trình bị đảo lộn, dẫn đến những khó khăn không lường trước.

Trước khi quyết định tập trung vào một loại nguyên liệu nào đó để sản xuất NLSH, cần phải tham vấn các nhà kinh tế học để đảm bảo rằng, không có một yếu tố duy ý chí nào xen vào chu trình biến NLSH thành hàng hóa. Việc phát triển NLSH không thể nằm ngoài quy luật cung- cầu, một Quy luật cơ bản của kinh tế thị trường. Các sản phẩm được gọi là hàng hóa phải tuân thủ quy luật này mới tồn tại lành mạnh và phát triển bền vững.

Khi nói đến nguyên liệu cho NLSH, trước hết phải xem nó như một loại hàng hóa và như vậy, đương nhiên nó phải điều chỉnh giá cho phù hợp với quy luật thị trường. Kinh nghiệm

của một số nước đi trước như Hoa Kỳ, Đức (miễn thuế, trợ giá, bù giá…) cho thấy rằng, đến một thời điểm, khi mà Nhà nước không thể tiếp tục việc can thiệp như trước, sẽ xảy ra những vấn đề về giá cả, giải quyết không ổn sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả chương trình, lãng phí về kinh tế - xã hội khó lường.

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)