Phương pháp tiếp cận NLSH của các nước và giải pháp cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 44 - 47)

III. PHÁT TRIỂN NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở VIỆT NAM

3.4. Phương pháp tiếp cận NLSH của các nước và giải pháp cho Việt Nam

Quan điểm tiếp cận của một số nước

Qua đánh giá về sản xuất và sử dụng NLSH hiện nay của thế giới ta thấy tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Braxin và gần đây là Trung Quốc.

Với nhóm các nước phát triển giàu có là Hoa Kỳ, Canađa và Tây Âu thì NLSH được dùng để giải quyết những bức xúc về ô nhiễm môi trường. Do xuất phát từ quan điểm như vậy họ đã hệ thống chính sách đồng bộ để đảm bảo cho việc sản xuất, sử dụng NLSH không lệ thuộc vào sự biến động giá cả của dầu mỏ trên thị trường. Đây cũng là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của NLSH, điều mà các nước đang phát triển khó có thể thực hiện được.

Các nước đang phát triển sản xuất và sử dụng NLSH trước hết như một loại nhiên liệu mới thay thế cho nhiên liệu truyền thống. Chính vì vậy khi giá dầu giảm sẽ dễ dàng đưa nền công nghiệp NLSH của họ vào tình trạng khủng hoảng. Braxin là quốc gia đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề này. Việc đầu tư xây dựng những nhà máy cồn nhiên liệu có quy mô rất lớn cùng với những tiến bộ trong công nghệ sản xuất góp phần làm giảm giá cồn nhiên liệu. Tuy nhiên giá dầu mỏ thay đổi bất thường với biên độ dao động rất lớn vẫn luôn là yếu tố cản trở lớn nhất đối với NLSH ở các nước nghèo.

Thái Lan là nước có năng suất cây trồng, trình độ canh tác chưa cao, quy mô sản xuất cồn nhiên liệu vừa và nhỏ, nên cũng dễ hiểu tại sao chương trình NLSH của Thái Lan dù đã trải qua một thời gian dài nhưng chưa đạt được kết quả khả quan.

Cũng là một nước đang phát triển, Trung Quốc gần đây nổi lên như một quốc gia dành sự quan tâm lớn cho NLSH. Do tốc độ phát triển kinh tế cao và kéo dài liên tục nên Trung Quốc đang thiếu hụt năng lượng, họ coi NLSH là một trong các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí nhập khẩu dầu mỏ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Sản lượng cồn của Trung Quốc hiện đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Braxin. Trung Quốc đang xây dựng 11 nhà máy cồn nhiên liệu và lập kế hoạch xây thêm khoảng 60 nhà máy mới trong thời gian tới. Cuối năm 2003 họ đã cho khánh thành một nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu lớn nhất thế giới tại tỉnh Jilin với vốn đầu tư 350 triệu USD, công suất 600.000 tấn cồn/ năm tương đương 2,5 triệu lít/ ngày, tiêu thụ 1,92 triệu tấn ngô/ năm. Trung Quốc có thể xây dựng những nhà máy cồn nhiên liệu công suất khổng lồ như vậy để sản xuất cồn giá thấp cũng là nhờ khả năng về nguồn nguyên liệu tập trung được cung cấp từ những vùng canh tác có quy mô rộng lớn.

Yếu tố đầu tiên là phải hoàn thiện về mặt chính sách. Cụ thể tại châu Âu, từ năm 2003 đã ban hành Đạo luật về sử dụng NLSH. Theo đó, tỷ lệ pha 2% (năm 2005) và tăng lên 5,75% (năm 2010) NLSH vào nguồn nhiên liệu truyền thống.

Ngoài ra, mỗi thành viên EU phải thực hiện cơ chế báo cáo hàng năm về nguồn cung cấp, số lượng bán và thị phần NLSH. Nhờ vậy, trong năm 2006, sản lượng NLSH đạt 3 triệu tấn.

Còn tại Hoa Kỳ, Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách như giảm thuế 0,50 USD/galon NLSH; giảm thuế sau nhập khẩu; hỗ trợ nhà sản xuất nhỏ. Kết quả là trong năm 2005 sản xuất 15 triệu m3

NLSH. Hiện 30% xăng tại Hoa Kỳ được pha NLSH… Mặt khác, điều kiện phát triển nông nghiệp với quy mô công nghiệp, tập trung, trang trại đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước dễ dàng hình thành các vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Còn tại Việt Nam, cho đến nay các yếu tố cần thiết để thúc đẩy ngành NLSH phát triển vẫn chưa được hoàn thiện.

Braxin là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào phát triển NLSH của thế giới. Từ một nước phải nhập khẩu dầu mỏ hàng năm, đến nay Braxin đã hoàn toàn tự chủ về nhiên liệu, đồng thời chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối của NLSH so với các nguồn nhiên liệu được khai thác từ lòng đất.

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích từ NLSH, Hoa Kỳ, cộng đồng Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới cũng theo mô hình Braxin, gấp rút phát triển nền công nghiệp còn nhiều tiềm năng này.

Nhưng những bài học từ Braxin cũng cho thấy mọi thứ đều có giá của nó.

Bên cạnh các ưu điểm đã biết, công cuộc phát triển NLSH cũng chứa đựng không ít nguy cơ về môi trường, kinh tế và xã hội. Nếu không được quản lý và kiểm soát tốt, các tác động xấu sẽ xảy ra, thậm chí có thể lớn tới mức “nhấn chìm” cả những mặt tích cực do NLSH mang lại. Nguy cơ sẽ càng rõ hơn theo quy mô ngày càng tăng của nền công nghiệp NLSH.

Braxin tiến tới sẽ có lượng NLSH dồi dào xuất khẩu sang Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. Để đạt mục tiêu, quốc gia này sẽ phải mở rộng diện tích trồng mía đường (một loại cây nguyên liệu để sản xuất NLSH) từ 13, 6 triệu arce (1 arce = 0,4 ha) như hiện nay lên 20,5 triệu arce vào năm 2012-2013, lớn hơn cả diện tích của Maine, một bang lớn thuộc Hoa Kỳ.

Trong năm 2008, chỉ riêng Braxin đã chiếm tới 65% lượng ethanol xuất khẩu toàn thế giới, đạt khoảng 898 triệu gallon, tăng 31% so với năm 2005. Với tốc độ này, đến năm 2013 lượng ethanol xuất khẩu của Braxin sẽ tăng gấp đôi hiện nay, ước tính là 1,85 triệu gallon. Sự phát triển quá nhanh sẽ tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi truyền thống và đất rừng của Braxin, thậm chí đe doạ cả vùng lưu vực sông Amazôn vốn được biết đến như một trong những khu sinh thái giàu có nhất thế giới cần được bảo tồn.

Một số điểm chú ý trong quá trình phát triển NLSH:

- Vấn đề lương thực

Việc sử dụng đất để trồng cây nguyên liệu sản xuất NLSH có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực hoặc làm tăng giá lương thực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu (như mía đường, cọ...) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm.

- Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước

Nhiều loại cây nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, vì vậy nếu trồng với số lượng quá lớn, diện tích quá rộng sẽ làm cạn kiệt các nguồn nước trong khu vực. Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan vinhoto, một chất được dùng để bón và tưới khi trồng

mía đường cũng có thể gây ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch và làm cho các loài thuỷ sinh không thể tồn tại. Năm 2003, người ta đã ghi nhận được một trường hợp bội nhiễm vihoto xảy ra tại Sao Paolo khiến cá chết hàng loạt trên suốt 95 dặm sông Rio Grande của Braxin.

- Giảm diện tích rừng

Để có đất trồng cây nguyên liệu, người ta có thể tiếp tục phá rừng. Điều này đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mà những nhà phát triển NLSH vẫn mong muốn. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với tai hoạ do xói mòn đất, giảm lượng gỗ dùng cho xây dựng và các nhu cầu khác của người dân.

Tại tỉnh Pernambuco, nơi trồng nhiều mía đường nhất của Braxin, hiện diện tích rừng chỉ còn lại 2,5% so với thủa ban đầu. Đây là kết quả từ chính sách phát triển trồng cây mía đường trong nhiều năm qua của Braxin, cả trước và sau khi đặt mục tiêu sản xuất NLSH.

Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng, để đạt được tham vọng thoả mãn nhu cầu NLSH của thế giới, Braxin có thể phải trả giá bằng 148 triệu acre rừng tiếp tục bị chặt phá.

- Nguy cơ từ sự độc canh

Trồng duy nhất một loại cây trong một thời gian dài trên cùng diện tích đất sẽ làm đất đai trở nên cằn cỗi và không thể tiếp tục canh tác được.

Để tránh ảnh hưởng xấu từ sự độc canh, chính quyền Sao Paolo đã phải thông qua một đạo luật về chính sách xoay vòng cây trồng, theo đó yêu cầu 20% diện tích trồng mía đường hàng năm phải được trồng thay thế bằng một loại cây khác, trước khi tiếp tục trở lại trồng cây mía đường.

- Nguy cơ từ sự biến đổi gien cây nguyên liệu

Nhằm tăng năng suất, ngày nay các cây công nghiệp đều được biến đổi gien. Nguy cơ từ thực vật biến đổi gien đã được nhiều nhà khoa học nhắc tới. Trong đó có sự mất cân bằng sinh thái, hoặc kéo theo sự biến đổi gen tự nhiên ở những loài động thực vật sinh sống trong môi trường xung quanh, trong đó có cả các sinh vật gây hại, làm cho các sinh vật này có khả năng tồn tại mạnh mẽ hơn, khó diệt trừ hơn và phá hoại các cây trồng nông nghiệp vô tội khác.

- Nguy cơ do khai thác NLSH từ rác thải nông nghiệp và một số loài thực vật khác Ngoài mía đường, đậu tương, cọ...NLSH còn có thể được sản xuất từ rác thải nông nghiệp khác và cỏ. Tuy nhiên, rác thải nông nghiệp và cỏ cũng có vai trò riêng đối với môi trường, không thể khai thác một cách không tính toán.

Rác thải nông nghiệp, từ lâu vẫn được dùng như một biện pháp tái tạo độ phì nhiêu, giúp duy trì khả năng sản xuất của đất đai. Tận thu rác thải nông nghiệp mà không có biện pháp đền bù thì đất đai sẽ trở nên cằn cỗi, không thể cho sản phẩm.

Một số loài cỏ có tác dụng trong việc giữ nước, chống xói mòn và lũ, cũng không thể khai thác một chiều.

- Nguy cơ về kinh tế- xã hội

Nền công nghiệp NLSH không thể chỉ dừng lại ở mức sản xuất nhỏ lẻ, mà không ngừng phát triển. Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng lớn ngày càng xuất hiện nhiều tại Braxin, nhưng ẩn đằng sau lại là nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cần được giải quyết.

Những người nghèo, không có khả năng tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung vào một số điền chủ lớn. Như vậy, một lớp người sẽ bị tước mất phương tiện sản xuất, rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, làm bất ổn đời sống xã hội. Kéo theo đó là tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt.

Nhận thức được nguy cơ, gần đây Braxin đã đưa ra một chương trình gọi là "NLSH xã hội hoá", tạo điều kiện cho việc canh tác nhỏ lẻ với mục đích xoá đói, giảm nghèo cho nhiều người nông dân.

- Các nguy cơ khác

Còn có nhiều khó khăn khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển NLSH của mỗi quốc gia. Ngay như việc các nước phát triển gần đây đã dựng nên một hàng rào thuế quan về việc nhập khẩu NLSH, nhằm hạn chế các nước nghèo phát triển loại năng lượng này cũng có thể coi là một khó khăn cần được lường trước.

Tóm lại, ngoài những vấn đề chính, khó có thể kể hết những nguy cơ trong quá trình phát triển NLSH. Nhưng rõ ràng NLSH vẫn mang những lợi ích khổng lồ, không thể tranh cãi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia, xoá đói, giảm nghèo cho người dân và góp phần chung vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung trên thế giới.

Vì vậy mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về NLSH giữa các nhà kinh tế, hoạch định chính sách, khoa học, bảo vệ môi trường xung quanh vấn đề giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục nguy cơ, nhưng tất cả đều ủng hộ phát triển NLSH là tất yếu, nhưng cần nhận thức rõ được cả 2 mặt của quá trình này và tiến hành hết sức cẩn trọng, nếu không những lợi ích hứa hẹn từ NLSH sẽ không còn.

Một số giải pháp

Vấn đề nguyên liệu cho sản xuất NLSH cần được xem xét không chỉ dưới góc độ công nghệ và sản phẩm thuần túy, mà còn phải xem xét mối quan hệ của chúng với cơ chế thị trường:

Một phần của tài liệu Nhiên liệu sinh học lợi ích và thách thức (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)