Nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công việc không tiêu

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

cuộc sống tốt hơn.

Sự ra đời và phát triển của công việc không tiêu chuẩn do nhiều nhân tố tác động, có thể đến từ NLĐ hoặc NSDLĐ hoặc có những trường hợp xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên. Tuy nhiên, nhìn chung lý do chính có xu hướng tập trung vào lịch làm việc linh hoạt và cân bằng cuộc sống.

1.1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công việc không tiêuchuẩn chuẩn

Việc pháp điển hóa các quy định pháp luật điều chỉnh công việc không tiêu chuẩn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối nền lập pháp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Điều này thể hiện ở các điểm cơ bản sau:

Đối với nền lập pháp nói chung, đây sẽ là sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mà trước hết là pháp luật dân sự và pháp luật lao động.

Đối với BLLĐ, bộ luật có đối tượng điều chỉnh là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là NLĐ làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho NLĐ (gọi là QHLĐ) và các quan hệ khác có liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng lao động (quan hệ liên quan đến QHLĐ). Do vậy, đối với nhóm công việc không tiêu chuẩn được thiết lập trên cơ sở

HĐLĐ thì sẽ do BLLĐ điều chỉnh. Theo đó, các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các vấn đề liên quan sẽ áp dụng quy định tại BLLĐ. Đối với những quan hệ không thiết lập dựa trên HĐLĐ thì hiện nay BLLĐ chưa có quy định cụ thể mà chỉ mới nhắc đến bằng cách liệt kê là đối tượng điều chỉnh tại Điều 2 của BLLĐ năm 2019 thông qua khái niệm “người làm việc không có quan hệ lao động” và hiện cũng chưa có quy định cụ thể, chi tiết về nhóm đối tượng này. Do đó, yêu cầu cần thiết để có những quy định mang tính chất cụ thể hóa đối với nhóm đối tượng vừa nêu.

Trước đây, BLLĐ năm 2012 mới chỉ điều chỉnh đối với một số công việc cụ thể có dạng thức của công việc không tiêu chuẩn gồm công việc không trọn thời gian và giúp việc gia đình. Còn các loại hình khác không được thiết lập trên cơ sở hợp đồng lao động nên không được xem là đối tượng điều chỉnh của BLLĐ. Do đó, các quan hệ này thường được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, tức là quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý. Xét về mặt lịch sử phát triển của BLLĐ cho thấy trước đây nó là một bộ phận của pháp luật dân sự, quan hệ HĐLĐ là một loại quan hệ hợp đồng dân sự thông thường. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của QHLĐ cùng quan điểm khoa học pháp lý thay đổi nên dẫn đến nhu cầu tách nó khỏi pháp luật dân sự và cần phải có những quy định riêng điều chỉnh loại quan hệ này. Có như vậy mới đảm bảo về quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ, đặc biệt là NLĐ – được xem là bên yếu thế hơn trong quan hệ này. Về nguyên tắc, các quy định trong BLDS được coi là những quy định có tính nguyên tắc chung cho các loại hợp đồng nói chung, vì vậy những vấn đề BLLĐ chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng thì áp dụng quy định của BLDS. Tuy nhiên, có thể thấy QHLĐ là quan hệ mang tính chất đặc thù, việc có những quy định mang tính đặc thù để điều chỉnh phù hợp với bản chất của mối quan hệ này là cần thiết.

Về mặt kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu các công việc không tiêu chuẩn góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên phát sinh khi họ thực hiện công việc không tiêu chuẩn. Mặc dù người làm công việc không tiêu chuẩn chỉ là những người làm công trong một thời gian ngắn, lợi ích về kinh tế xã hội trước mắt họ tạo ra có thể chưa được ghi nhận, nhưng nhờ có họ mà đã giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội. Có thể thấy người làm công việc không tiêu chuẩn đang ngày một khẳng định tầm quan trọng, nâng cao vai trò, vị thế hơn trong cuộc sống hàng ngày cũng như

trên thị trường lao động. Do đó chúng ta cần ghi nhận vai trò, tầm quan trọng cũng như những giá trị mà họ mang lại cho xã hội. Song song với việc ghi nhận vai trò thì việc tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của đối tượng này cũng nên được quan tâm đúng mực. Bởi, khi đã được điều chỉnh bởi quy định của PLLĐ, quyền lợi của các bên sẽ được bảo đảm. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Khi QHLĐ được duy trì bền vững, tốt đẹp, các bên an tâm hơn khi tham gia mối quan hệ này, từ đó năng suất và hiệu quả công việc ngày càng cao, hệ quả là lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ lớn hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Về nguyên tắc, một khi QHLĐ được thiết lập thì các bên luôn có sự ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ: quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Việc xảy ra các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định điều chỉnh đối với công việc không tiêu chuẩn sẽ tạo ra hành lang pháp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong QHLĐ. NSDLĐ có đủ cơ sở về mặt pháp lý để yên tâm hơn trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động đối với loại công việc này. Còn NLĐ sẽ có nhiều cơ hội việc làm, vừa có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống với các công việc phù hợp với lịch trình cá nhân nhưng vẫn có cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Xuất phát từ nhu cầu cân bằng giữa công việc và các vấn đề của cuộc sống đòi hỏi NLĐ phải lựa chọn cho mình các công việc phù hợp. Sự phát triển nhanh chóng của loại hình công việc này là một biểu hiện tốt cho một nền kinh tế năng động, phát triển. Số lượng lao động trong các ngành nghề sử dụng lao động ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, việc nghiên cứu này cũng tạo cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn để đầu tư phát triển các ngành nghề sử dụng lao động không tiêu chuẩn bên cạnh các ngành kinh tế truyền thống sử dụng đội ngũ NLĐ một cách ổn định để đảm bảo sự phát triển vừa bền vững vừa linh hoạt cho nền kinh tế nước ta.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)