Công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38)

Vương Quốc Anh là có chủ quyền đã từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707

ở phía tây bắc lục địa Châu Âu. Ở thời đỉnh cao, Vương quốc Anh đã từng kéo dài tới hai phần ba phía nam Đảo Anh (bao gồm cả Anh và xứ Wales ngày nay) và một vài hòn đảo nhỏ xa trung tâm; hiện nay thuộc thẩm quyền pháp lý của Anh và xứ Wales. Vương quốc này có biên giới đất liền với Vương quốc Scotland ở phía Bắc48. Vương quốc Anh đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ trong các nền kinh tế công nghiệp chủ yếu về sự nghiêm ngặt của luật bảo vệ việc làm cho NLĐ thường xuyên và không thường xuyên. Ở Anh, việc các bên tham gia QHLĐ được tự do lựa chọn từ nhiều loại hình việc làm được xem là một nguyên tắc phổ biến và quan trọng.

Về khái niệm, công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh được xác định

dựa trên khái niệm công việc thông thường. Theo đó, công việc thông thường được hiểu là một công việc toàn thời gian, theo hợp đồng được ký kết với một công ty. Do đó, công việc không tiêu chuẩn là công việc mà nó có bất kỳ sự sai lệch nào và bao gồm: công việc tạm thời, bán thời gian và tự làm chủ. Những hình thức không thường xuyên này không loại trừ lẫn nhau, chẳng hạn một NLĐ bán thời gian cũng có thể là tự làm chủ.

Về phân loại, công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh được chia làm 3 loại, bao gồm: công việc tạm thời, bán thời gian và tự làm chủ lao động. Một là, công việc tạm thời. Việc làm tạm thời ở Anh thay đổi theo chu kỳ và có xu hướng tăng. Các công việc tạm thời thường tập trung vào các lĩnh vực nghề nghiệp như y tá, giáo viên, công tác xã hội, người dọn dẹp, nhân viên bảo vệ và các dịch vụ cá nhân. Nhân viên tạm thời ngày càng có xu hướng trẻ hóa, với tỷ lệ cao NLĐ dưới 30 tuổi49. Hai

47 Dữ liệu từ cuộc khảo sát JILPT (sau đây gọi là D-Survey).

48 Vương Quốc Anh, Trang thông tin điện tử Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%

A1ng_qu%E1%BB%91c_Anh, truy cập ngày 15/6/2021.

là, công việc bán thời gian. Việc làm bán thời gian ở Anh đang có xu hướng tăng nhanh. Năm 1971, một phần sáu trong tổng số nhân viên làm việc bán thời gian. Đến cuối năm 2009, với khoảng 6.5 triệu nhân viên bán thời gian trong số 24.8 triệu lao động, tỷ lệ này đã tăng lên một phần tư50. Người làm việc bán thời gian chủ yếu là phụ nữ, chiếm 75% toàn bộ công việc bán thời gian51. Những ngành nghề sản xuất có tỉ lệ việc làm bán thời gian cao bao gồm buôn bán, bán lẻ, khách sạn và ăn uống, dịch vụ cá nhân. Trong đó, gần một nửa lực lượng lao động được tuyển dụng làm bán thời gian. Trong khu vực công, dịch vụ cộng đồng, y tế và giáo dục có tỷ lệ làm việc bán thời gian lớn nhất. Ba là, các công việc tự làm chủ. Loại hình này được định nghĩa là công việc không được thuê bởi một NSDLĐ nào cả. Mà chính bản thân NLĐ tự mình đặt ra cho bản thân những công việc để tạo ra lợi nhuận mà không chịu sự quản lý của người khác. Nó thường tập trung chủ yếu vào các ngành buôn bán lẻ, các dịch vụ cá nhân. Hầu hết, công việc tự làm chủ thường ở quy mô nhỏ và dễ kiểm soát. Việc tự làm chủ ở Anh vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định52. Tuy nhiên, loại hình công việc làm chủ này không thuộc đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Về nhu cầu của xã hội đối với các công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh. Sự gia tăng về nhu cầu của các công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh

xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nhu cầu của NLĐ. Nhiều NLĐ chọn làm việc tạm thời bởi vì họ không thể tìm được một công việc cố định (thường được gọi là lao động tạm thời không tự nguyện) hoặc vì họ chưa muốn có một công việc cố định (thường được gọi là nhân viên tạm thời tự nguyện)53. Tương tự việc làm tạm thời, những NLĐ làm các công việc bán thời gian vì họ không thể có một công việc toàn thời gian hoặc không thể tìm được công việc toàn thời gian. NLĐ trong các công việc không tiêu chuẩn ở Anh chủ yếu là người chưa thành niên và phụ nữ. Đối với các công việc tự làm chủ, những lý do phổ biến thường xuất phát từ mong muốn được làm việc tự do (31%), tính chất nghề nghiệp (22%), muốn có thêm thu nhập (13%) và vì cơ hội khác (13%)54.

50 Gary Slater, tlđd (6), tr. 19. 51 Gary Slater, tlđd (6), tr. 28. 52 Xem thêm Phụ lục 2. 53 Xem thêm Phụ lục 2. 54 Xem thêm Phụ lục 2.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương một, tác giả muốn phác thảo một bức tranh tổng quan về công việc không tiêu chuẩn. Với mục đích này, tác giả đã phân tích khái niệm công việc không tiêu chuẩn dựa trên một số định nghĩa được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới. Đồng thời, tác giả làm rõ nhu cầu đối với công việc không tiêu chuẩn hiện nay ở nước ta thông qua việc phân tích những nguyên nhân xuất phát từ các bên trong quan hệ lao động, từ phía người sử dụng lao động, người lao động cũng như các tác động của kinh tế, xã hội đến sự gia tăng số lượng công việc không tiêu chuẩn. Thông qua đó, tác giả rõ vai trò của công việc không tiêu chuẩn và ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với công việc không tiêu chuẩn. Việc điều chỉnh này không chỉ có ý nghĩa đối với các bên trong quan hệ lao động mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác lập pháp, đặc biệt là pháp luật lao động và pháp luật dân sự. Phần cuối của chương, tác giả tập trung vào công việc không tiêu chuẩn ở một số nước. Nhìn chung, không chỉ ở nước ta mà các quốc gia khác, công việc không tiêu chuẩn xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Vấn đề tạo ra một hành lang pháp lý để điều chỉnh quan hệ lao động nói trên đã và đang được các nước trên thế giới thực hiện, đặc biệt là những quốc gia đi đầu trong loại hình công việc này. Việc cụ thể hóa các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động không tiêu chuẩn được pháp luật các nước biểu hiện dưới nhiều hình thức: (i) ban hành một đạo luật điều chỉnh riêng hoặc (ii) quy định ngay trong bộ luật lao động hoặc (iii) quy định viện dẫn để áp dụng chung với một số luật liên quan đến các quyền lợi của người lao động, không chỉ cho người mang quốc tịch nước sở tại mà cho cả những người lao động nước ngoài.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 2.1. Tình hình sử dụng lao động làm công việc không tiêu chuẩn

Ngày nay, các công việc không tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ khá lớn và có xu hướng tăng. Loại hình công việc này không chỉ phổ biến ở các ngành nghề truyền thống mà còn phát triển ở nhiều dịch vụ hiện đại, thể hiện rõ tính ưu việt. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một cuộc khảo sát chính thức nào về số lượng lao động không tiêu chuẩn trên cả nước, tác giả dựa trên một số cuộc khảo sát và kết quả các cuộc điều tra lao động của một số đơn vị trong thời gian gần đây để cung cấp số liệu chứng minh. Các báo cáo này sử dụng đa dạng về thuật ngữ hàm ý chỉ công việc không tiêu chuẩn, có báo cáo sử dụng “việc làm phi chính thức” hoặc có báo cáo lại dùng khái niệm “lao động tự làm” và “lao động gia đình”. Tham chiếu số liệu thực tế, tình hình sử dụng công việc không tiêu chuẩn ở nước ta có một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, sự gia tăng về số lượng.

Có thể thấy, số lượng công việc phi chính thức ở nước ngày càng chiếm tỉ lệ cao (Biểu đồ 1)55.

Biểu đồ 1. Tỉ lệ công việc phi chính thức

Tỉ lệ công việc phi chính thức (%) 10 0 90 80 70 55.9 57.12 54.5 60 50 40 30 20 10 0

Quý I năm 2019 Quý I năm 2021 Quý III năm 2021

55 Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý 1 năm 2019”, Hà Nội, tr.7; Tổng cục Thống kê (2021),“Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý 1 năm 2021”, Hà Nội, tr.10 và Tổng cục Thống kê (2021), “Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình lao động, việc làm, quý III năm 2021”, Hà Nội, tr.8.

Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức trong quý I năm 2019 chiếm khoảng 55,9%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp gần 1,3 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 62,2% và 47,9%56. Trong năm 2020, tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 48,9%, tương đương tỷ trọng người làm công ăn lương (48,4%), trong đó tổng số người có việc làm của nữ cao hơn nam 9,9%57.

Vào quý I năm 2021, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đạt khoảng 57,12%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng là 2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm)58.

Trong quý III năm 2021, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức trong quý này chiếm 54,5%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỉ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 46,2%, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 61,8%. Việc giảm nhẹ số lao động phi chính thức ở giai đoạn này có chịu sự ảnh hưởng của sự bùng phát của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm công việc của NLĐ. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước trong 9 tháng năm 2021 là 56,4%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở khu vực thành thị là 47,8%, giảm 0,2 điểm phần trăm, ngược lại tỷ lệ này ở khu vực nông thôn lại tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước59.

Thứ hai, về trình độ lao động đã qua đào tạo và mức thu nhập

Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm quý I năm 2019, trong số gần 20 triệu lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ trọng cao nhất (32,5%), tiếp đến là lao động có trình độ tiểu học (23,2%) và trung học phổ thông (17,7%). Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm tỷ trọng 16,4% tổng số lao động có việc làm phi chính thức60. Báo cáo điều tra lao động việc làm quý II năm 2019, đa số người có việc làm

56Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý 1 năm 2019”, Hà Nội, tr.7,

57

Tổng cục Thống kê (2020), “Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020”, Hà Nội, tr.26.

58

Tổng cục Thống kê (2021), tlđd (15), tr.10.

59

Tổng cục Thống kê (2021), “Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình lao động, việc làm, quý III năm 2021”, Hà Nội, tr.8.

phi chính thức đều chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong số 19,5 triệu lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ trọng cao nhất (34,7%), tiếp đến là lao động có trình độ tiểu học (23,9%) và trung học phổ thông (17,9%). Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm tỷ trọng 13,8% tổng số lao động có việc làm phi chính thức61. Số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, trong khi nhiều nước, tỷ lệ đào tạo của lao động đã đạt trên 50%62. Ngoài ra, theo một khảo sát nhu cầu sử dụng đối với một dạng thức của loại hình công việc không tiêu chuẩn là người giúp việc gia đình. Cụ thể, khảo sát này chỉ ra rằng tới 86,7% số gia đình cho rằng cần thiết cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho NLĐ và trên 50% số gia đình có dự định thuê giúp việc gia đình qua đào tạo, trong đó, 87,6% số gia đình sẵn sàng trả lương cao hơn cho những người đã qua đào tạo63. Về thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là 14,7 triệu đồng/tháng; những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng; những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng64. Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có trình độ đại học trở lên đạt gần 9 triệu đồng/tháng; những người chưa học xong tiểu học thu nhập 5 triệu đồng/tháng; những người chưa từng đi học thu nhập 4,1 triệu/tháng65.

Thông qua số liệu được thống kê tại một số báo cáo thống kê về lao động vừa nêu cho thấy cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu của thị trường lao động đối với các công việc không tiêu chuẩn có xu hướng tăng và nhìn chung số lượng chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn. Điều này cho thấy lao động làm việc không tiêu chuẩn chiếm một phần lớn trong tổng lực lượng lao động của nước ta. Đồng thời, họ ngày càng trở thành một phần quen thuộc và gần như là thiết yếu đối với nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu những người này có được xem là đối tượng điều chỉnh của BLLĐ không? Về phạm vi áp dụng của BLLĐ – liệu Bộ luật chỉ áp dụng cho NLĐ khu vực kinh tế chính thức, có HĐLĐ hay còn đối tượng nào khác không? Đó là những vấn đề cần phải được giải đáp trong quá trình bổ sung, sửa đổi

61 Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo điều tra lao động việc làm quý II năm 2019”, Hà Nội, tr.8. 62Xem tại: https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/trinh-do-lao-dong-cua-viet-nam-dang-dung-o-dau-tren-the-gioi-

post205453.gd, truy cập lần cuối ngày 14/12/2020.

63 VOV5 (2019), “Lao động giúp việc gia đình: cần có mô hình đào tạo”, Báo điện tử VOV – Đài tiếng nói Việt Nam, https://vovworld.vn/vi-VN/xa-hoi-doi-song/lao-dong-giup-viec-gia-dinh-can-co-mo-hinh-

dao-tao-715525.vov truy cập ngày 17/11/2021.

64 Tổng cục Thống kê (2019), tlđd (52), tr. 7. 65 Tổng cục Thống kê (2019), tlđd (57), tr. 9.

và cụ thể hóa các quy định của BLLĐ bởi các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng điều này đòi hỏi pháp luật về lao động cũng cần phải được cập nhật, hoàn thiện nhằm đảm bảo vai trò QLNN, quản lý xã hội về lao động của Nhà nước.

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công việc không tiêu chuẩn vàkiến nghị hoàn thiện kiến nghị hoàn thiện

2.2.1. Quy định về công việc không tiêu chuẩn trước Bộ Luật Lao động năm 2019

Ngược dòng lịch sử từ năm 1994 đến năm 2020 với nhiều lần bổ sung, sửa đổi, BLLĐ đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc đảm bảo sự hài hòa về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ. Nền kinh tế thị trường ra đời tạo điều kiện cho NLĐ có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp pháp luật, phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Nhìn chung, BLLĐ năm 1994 và BLLĐ năm 2012 vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các công việc không tiêu chuẩn, điều này thể hiện qua các điểm sau:

Bộ luật Lao động năm 1994 chỉ mới đề cập đến một loại hình công việc có “manh nha” của loại hình công việc không tiêu chuẩn là lao động giúp việc gia

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w