Quy định về công việc không tiêu chuẩn trước Bộ Luật Lao động năm

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 49)

Ngược dòng lịch sử từ năm 1994 đến năm 2020 với nhiều lần bổ sung, sửa đổi, BLLĐ đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc đảm bảo sự hài hòa về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ. Nền kinh tế thị trường ra đời tạo điều kiện cho NLĐ có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp pháp luật, phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Nhìn chung, BLLĐ năm 1994 và BLLĐ năm 2012 vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các công việc không tiêu chuẩn, điều này thể hiện qua các điểm sau:

Bộ luật Lao động năm 1994 chỉ mới đề cập đến một loại hình công việc có “manh nha” của loại hình công việc không tiêu chuẩn là lao động giúp việc gia đình. Cụ thể, BLLĐ năm 1994 khẳng định người giúp việc gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của BLLĐ66, quy định cụ thể hình thức giao kết hợp đồng lao động67 và các quyền cơ bản về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các khoản trợ cấp áp dụng cho đối tượng là người giúp việc gia đình68. Năm 1998, công việc giúp việc gia đình chính thức được công nhận là một nghề với mã số 913169, và hiện nay đang được công nhận trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có mã ngành là 9639 ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam70. Như vậy, về cơ bản, sự xuất hiện các quy định áp dụng cho các công việc không tiêu chuẩn thời kỳ này chưa rõ ràng, chưa cụ thể và do đó chưa giải quyết triệt để các vấn đề pháp lý phát sinh đối với loại hình công việc này trên thực tế. Điều đó có lẽ xuất phát từ tính “chưa bắt buộc” của việc cần có những quy định cụ thể về loại hình công việc không tiêu chuẩn bởi thực tế loại hình công việc vừa nêu xuất hiện ở thời điểm này không quá phổ biến như hiện nay.

66 Điều 2 BLLĐ năm 1994. 67 Điều 28 BLLĐ năm 1994.

68 Điều 139, Điều 165 BLLĐ năm 1994.

69 Danh mục nghề nghiệp ban hành kèm theo QĐ số 114/1998/QĐ-TCTK của Tổng cục thống kê ngày 29/3/1998.

Kế thừa tinh thần của Bộ BLLĐ trước đó, BLLĐ năm 2012 bổ sung thêm một loại hình công việc mang tính chất của công việc không tiêu chuẩn là công việc không trọn thời gian71 bên cạnh công việc giúp việc gia đình72. Bộ luật này dành một điều khoản để quy định khái quát về định nghĩa, việc áp dụng quyền và nghĩa vụ của NLĐ làm việc không trọn thời gian73. Đối với công việc giúp việc gia đình, BLLĐ năm 2012 quy định về HĐLĐ đối với lao động là người giúp việc gia đình 74

, nghĩa vụ của NSDLĐ và của lao động là người giúp việc gia đình75. Ngoài ra, Bộ luật cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm đối với NSDLĐ76. Đối với công việc không trọn thời gian, BLLĐ năm 2012 dành một điều khoản để khái quát về định nghĩa, việc áp dụng quyền và nghĩa vụ của NLĐ làm việc không trọn thời gian77. Tuy nhiên, các loại hình công việc lao động không tiêu chuẩn khác đang phổ biến như các dịch vụ vận chuyển mới phổ biến như tài xế xa ôm công nghệ, công việc bán thời gian, việc làm thêm, các hoạt động logistic, dịch vụ giao hàng tiết kiệm, người làm việc tạp vụ và các loại hình khác vẫn chưa được BLLĐ năm 2012 điều chỉnh. Vì thế, các loại quan hệ này vẫn đang được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Như vậy, BLLĐ năm 2012 vẫn chưa bao quát hết các loại hình công việc không tiêu chuẩn, đang thiếu quy định đối với các loại hình công việc không tiêu chuẩn khác.

2.2.2. Quy định về công việc không tiêu chuẩn sau Bộ Luật Lao động năm 2019

Bộ Luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với với nhiều điểm bổ sung mới. Liên quan đến công việc không tiêu chuẩn, Bộ luật này có một số quy định bổ sung quan trọng sau:

Điểm khác biệt lớn nhất so với các BLLĐ trước đó, đây là lần đầu tiên Bộ luật này quy định “người làm việc không có quan hệ lao động” là đối tượng điều chỉnh. Cụ thể, tại Điều 2 BLLĐ năm 2019 đã bổ sung, mở rộng đối tượng điều chỉnh như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

71 Điều 34 BLLĐ năm 2012.

72 Chương 11 BLLĐ năm 2012, Chương 11 BLLĐ năm 2019. 73 Điều 34 BLLĐ năm 2012.

74 Điều 180 BLLĐ năm 2012. 75 Điều 181, 182 BLLĐ năm 2012. 76 Điều 183 BLLĐ năm 2012. 77 Điều 34 BLLĐ năm 2012.

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.

Với quy định vừa nêu, BLLĐ năm 2019 điều chỉnh đối với (i) nhóm đối tượng là người lao động, người học nghề, người tập nghề, NSDLĐ, NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến QHLĐ và (ii) nhóm đối tượng mới là “người làm việc không có quan hệ lao động”.

Đối với nhóm đối tượng thứ nhất, đây là nhóm đối tượng đã được liệt kê

tương tự tại các BLLĐ trước đó78. Nhóm đối tượng này có xác lập QHLĐ - quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ 79. Chủ thể của QHLĐ là NLĐ và NSDLĐ, trong đó, NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ80. Còn NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động81. Trong QHLĐ, NLĐ phụ thuộc vào NSDLĐ. Theo đó, NSDLĐ có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của NLĐ và NLĐ phải tuân thủ. Sự phụ thuộc của NLĐ là đặc điểm quan trọng để phân biệt QHLĐ với các quan hệ khác. Như vậy, khi tham gia QHLĐ, cũng đồng nghĩa với việc NLĐ làm việc cho NSDLĐ trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ.

Đối với nhóm đối tượng thứ hai, “người làm việc không có quan hệ lao động”

cũng được xem là đối tượng điều chỉnh tại BLLĐ năm 2019. Đây là khái niệm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử lập pháp các BLLĐ ở nước ta. Bởi các BLLĐ trước đó chỉ điều chỉnh đối với QHLĐ, còn những quan hệ khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của các Bộ luật này. Tại khoản 6 Điều 3 BLLĐ năm 2019 đưa ra định nghĩa như sau: “Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc

không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Khác với nhóm đối tượng

78 Điều 2 BLLĐ năm 1994; Điều 2 BLLĐ năm 2012.

79 Khoản 6 Điều 3 BLLĐ năm 2012; Khoản 5 Điều 3 BLLĐ năm 2019. 80 Khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2012, khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2019. 81 Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2012; khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019.

thứ nhất đã đề cập, nhóm đối tượng này được xác định bởi đặc điểm là “làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Do đó không tồn tại QHLĐ, và dĩ nhiên NLĐ không chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ.

Ngoài việc đưa “người làm việc không có quan hệ lao động” trở thành đối tượng điều chỉnh của BLLĐ năm 2019 thì Bộ luật này còn quy định cơ chế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm này82. Cụ thể, theo quy định tại Điều 4 BLLĐ năm 2019, “người làm việc không có quan hệ lao động” được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, được khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm họ có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Bộ luật này cũng quy định rõ người làm việc không có QHLĐ được “tạo điều điện thuận lợi để áp dụng một số quy định của BLLĐ”83. Tuy vậy, việc bổ sung này nhìn chung chưa đầy đủ và cụ thể.

Điểm lại các quy định trong BLLĐ năm 1994, BLLĐ năm 2012 và nay là BLLĐ năm 2019 có xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Như phân tích trên, nếu BLLĐ năm 1994 chỉ mới “manh nha” một loại hình công việc mang tính chất của công việc không tiêu chuẩn là giúp việc gia đình thì BLLĐ năm 2012 đã bổ sung thêm loại hình công việc không trọn thời gian. Đến lượt mình, BLLĐ 2019 đã có nhiều bổ sung mới khi luật này khẳng định “người làm việc không có quan hệ lao động” thuộc đối tượng điều chỉnh và một số quy định liên quan. Với bổ sung này, luật mới đã tạo nền tảng cho việc hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của “người làm việc không có quan hệ lao động ”, trong đó có một phần là NLĐ không tiêu chuẩn sẽ được làm rõ ở phần sau. Việc bổ sung này là một sự bổ sung về mặt pháp lý có ý nghĩa quan trọng. Bởi quy định góp phần bổ sung vào khoảng trống về đối tượng điều chỉnh của các BLLĐ trước đã “bỏ sót”, giải quyết được vấn đề luật cũ không có quy định nên không có cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tiễn.

2.2.3. Mối quan hệ giữa người làm việc không có quan hệ lao động và người làm công việc không tiêu chuẩn

Như nội dung đã đề cập, người làm việc không có QHLĐ là người làm việc không trên cơ sở “thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Như vậy, tiêu chí mà BLLĐ đưa ra khi xem xét một đối tượng có được xem là “người làm việc không có

82 Điều 2 BLLĐ năm 2019. 83 Điều 4 BLLĐ năm 2019.

quan hệ lao động” là có hay không việc “thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Còn các vấn đề khác (chủ thể thực hiện là ai, tiêu chuẩn, điều kiện của chủ thể,...) hiện Bộ luật không đặt ra yêu cầu bắt buộc khi phân loại đối tượng điều chỉnh.

Đối với công việc không tiêu chuẩn – đối tượng đề tài đang tập trung nghiên cứu ở đây, cho đến nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định về khái niệm. Tác giả cho rằng, người làm công việc không tiêu chuẩn có thể bao gồm (i) người làm việc có tiêu chuẩn, nghĩa là họ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật đối với ngành nghề hoặc họ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật nhưng làm việc “không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động” hoặc có thể là (ii) người làm việc không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật đối với ngành nghề và có xác lập QHLĐ.

Với nhóm đối tượng thứ nhất, để chỉ công việc với đầy đủ tiêu chuẩn của pháp luật đối với ngành nghề, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư,... Mặc dù họ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ngành nghề theo quy định của pháp luật nhưng họ không tiến hành xác lập QHLĐ thông qua việc ký hợp đồng lao động. Điều này xuất phát từ lý do về tính ưu việt khi lựa chọn loại hình công việc này84. Thực tế, dù làm việc có tiêu chuẩn nhưng không có HĐLĐ thì không tồn tại QHLĐ, không phát sinh sự phụ thuộc về mặt quản lý, điều hành và dĩ nhiên sẽ được xem là không có QHLĐ. Quan hệ này BLLĐ năm 2019 gọi bằng khái niệm “không có quan hệ lao động”. Cách hiểu này cũng xảy ra trong trường hợp người làm việc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn và họ không tiến hành xác lập HĐLĐ với NSDLĐ. Chẳng hạn khi tài xế xe ôm công nghệ thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa, hành khách thì tài xế không xác lập hợp đồng lao động, mà chỉ thông qua việc đăng ký tài khoản. Và do đó, trong trường hợp này cũng đáp ứng đủ điều kiện để trở thành người làm việc không có QHLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2019, bởi các đối tượng này “làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Với cách hiểu này, nhận thấy người làm việc không có QHLĐ là “tập hợp con” của công việc không tiêu chuẩn. Nói cách khác, người làm việc không có QHLĐ là một phần của công việc không tiêu chuẩn. Về luật điều chỉnh, trước giai đoạn BLLĐ năm 2019 thì nhóm đối tượng vừa nêu được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, vì không tồn tại QHLĐ, dĩ nhiên sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của BLLĐ. Đến BLLĐ năm 2019 có hiệu lực thì nhóm này chính thức trở thành đối tượng được điều chỉnh tại Điều 2 Bộ luật này.

Đối với nhóm đối tượng thứ hai, để chỉ những người làm công việc thiếu đi

một trong số các tiêu chuẩn, chuẩn mực so với công việc thông thường85 và họ làm việc trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động. Mặc dù thiếu đi một trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực so với công việc thông thường (về thời gian, địa điểm làm việc,...) nhưng những người này vẫn được xem là NLĐ và thuộc đối tượng điều chỉnh của BLLĐ hiện hành. Cụ thể, đối với công việc không trọn thời gian86 và người giúp việc gia đình87, về bản chất hai loại hình công việc này vẫn mang bản chất của QHLĐ. Bản chất của quan hệ, giữa NLĐ và NSDLĐ trong các công việc không trọn thời gian, công việc giúp việc gia đình có tồn tại tính chất quản lý điều hành, nghĩa là có tồn tại QHLĐ. Khi xét trong mối quan hệ với người làm việc không có QHLĐ, phần đối tượng vừa nêu ở nhóm 2 này chính là “phần dôi ra” vì nhóm này được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w