Công việc không tiêu chuẩn tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 38)

Nhật Bản được xem là một “quốc đảo” nằm ở khu vực Đông Á, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương, gồm khoảng 6852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước37. Về kinh tế, Nhật Bản có nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh, sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghiệp. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng38. Đây cũng là quốc gia có nguồn lao động nhập cư khá lớn, trong đó có Việt Nam.

Về định nghĩa công việc không tiêu chuẩn. Công việc không tiêu chuẩn được

hiểu thông qua khái niệm NLĐ không tiêu chuẩn, theo đó thuật ngữ NLĐ không tiêu chuẩn được xem là lao động được tuyển dụng trực tiếp bởi NSDLĐ mà không có thời gian làm việc định trước và làm việc theo giờ đã định39. Hiện nay, pháp luật Nhật Bản cũng không có một định nghĩa chính thức về công việc không tiêu chuẩn mà chỉ xuất hiện ở một số quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, thuật ngữ “nhân viên Bán thời gian” được sử dụng trong Đạo luật về Cải tiến về Quản lý Việc làm cho NLĐ làm việc bán thời gian (“part-time”) được định nghĩa là một nhân viên có giờ làm việc theo tuần quy định ngắn hơn nhân viên làm việc thông thường tại cùng

36 International Labour Organization (ILO), tlđd (10), tr. 384.

37 “Nhật Bản”, Trang thông tin điện tử Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA

%ADt_B%E1% BA%A3n, truy cập ngày 15/6/2021.

38 “Kinh tế Nhật Bản”, Trang thông tin điện tử Wikipediahttps://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA %BF_ Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n, truy cập ngày 15/6/2021.

39Yutaka Asao, “Overview of Non – regular Employment in Japan”, The Japan Institute for Labour and Training, tr. 2.

một cơ sở kinh doanh40. không tiêu chuẩn có thể nhân viên được phái cử41.

Ngoài ra, trong một bài nghiên cứu cho rằng lao động bao gồm người làm việc bán thời gian, việc tạm thời và

Về phân loại, công việc không tiêu chuẩn ở Nhật Bản phân loại một cách có

hệ thống như sau42:

(i) Công việc bán thời gian: bao gồm cả thời gian cố định, bán thời gian, việc làm trực tiếp;

(ii) Lao động tạm thời: tương đối ngắn hạn, làm việc toàn thời gian, trực tiếp; (iii) Nhân viên hợp đồng: Tương đối dài hạn, có thời hạn, việc làm trực tiếp; (iv) Cán bộ được ủy thác: Tương đối dài hạn, có thời hạn, việc làm trực tiếp;

(v) Những loại khác.

Định nghĩa của mỗi loại cũng có thể thay đổi theo đối tượng của các cuộc khảo sát. Thực tế có hai loại khảo sát chính trong cuộc điều tra thống kê của chính phủ về việc làm. Đối với những cuộc điều tra nhắm mục tiêu đến các cá nhân và hộ gia đình thì hầu hết được thực hiện mà không có định nghĩa cụ thể. Ngược lại, trong khi một số cuộc điều tra nhắm mục tiêu đến các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh có thể dựa trên chức vụ để đánh giá43.

Về đặc điểm, người làm việc không tiêu chuẩn thực hiện công việc mang tính

phụ trợ, không có kỹ năng. Họ có xu hướng “ra vào” thị trường lao động trong khoảng thời gian ngắn và thay đổi công việc thường xuyên, các công ty thường không xây dựng chính sách phát triển nghề nghiệp cụ thể cho họ. Gần đây đã xuất hiện do những thay đổi trong cơ cấu cung ứng lao động, thái độ làm việc và chiến lược quản lý nên bắt đầu phân công họ vào các vị trí quản lý nhưng nhìn chung vẫn hạn chế. Về mức lương trung bình của những người này chỉ bằng mức lương khởi điểm của một lao động bình thường có trình độ trung học, nói cách khác, mức lương cơ bản khởi điểm thuộc loại được trả lương thấp nhất trong số những nhân viên bình thường. Hơn nữa, ngoài tiền lương cơ bản, nhân viên thông thường nhận được nhiều khoản phúc lợi và tiền thưởng khác, mà nhân viên bán thời gian thường không nhận

40 Điều 2, Đạo luật về Cải tiến về Quản lý Việc làm cho người lao động làm việc bán thời gian. 41 Vai Io Lo, tlđd (27), tr. 493.

42 Yutaka Asao, tlđd (39), tr. 2. 43 Yutaka Asao, tlđd (39), tr. 15.

được. Người lao động thông thường được nhận lương gắn với thâm niên, phụ cấp và tăng hàng năm, trong khi NLĐ không tiêu chuẩn nhận được chỉ ở mức tối thiểu44.

Về tình hình sử dụng công việc không tiêu chuẩn. Theo Điều tra tình trạng

việc làm, khi xem xét số lượng nhân viên theo loại việc làm (không bao gồm giám đốc điều hành của một công ty) trong năm khảo sát gần đây nhất của năm 2007, trong số 53.270.000 nhân viên được khảo sát, có 64,4% là lao động thường xuyên và 35,6% là lao động phi tiêu chuẩn. Trong số những NLĐ không tiêu chuẩn thì có 16,6% là lao động bán thời gian, tiếp theo là công nhân tạm thời chiếm 7,7%, nhân viên hợp đồng chiếm 4,2%, công nhân cử đi 3,0%, uỷ thác nhân viên chiếm 2,0% và 2% thuộc loại khác45. Hầu hết các công việc không tiêu chuẩn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp. Trong đó, các ngành phục vụ chỗ ở và dịch vụ ăn uống (69,2%), bán lẻ (58,8%), dịch vụ (dịch vụ được xác định theo nghĩa hẹp) chiếm (41,7%), y tế, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi xã hội chiếm (35,9%).

Về nhu cầu của xã hội đối với các việc làm không tiêu chuẩn ở Nhật Bản. Sự

gia tăng về nhu cầu của các công việc không tiêu chuẩn ở Nhật Bản xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, lý do chủ yếu có thể kể đến là nhu cầu từ NSDLĐ và NLĐ tăng cao, tiết kiệm chi phí nhân công, để đối phó với sự biến động của khối lượng công việc trong một ngày hoặc một tuần và sự gia tăng đáng kể của nguồn lao động nhập cư. Việc mở rộng lực lượng lao động không thường xuyên có một số lợi thế: nó có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ mới, cung cấp lịch trình linh hoạt trong thời gian, giảm thiểu các nhiệm vụ nhân sự - hành chính và giảm chi phí lao động tổng thể. Về phía NLĐ, nhiều người lao động tìm kiếm việc làm có triển vọng. Theo số liệu từ một khảo sát, lý do phổ biến nhất để thuê lao động không tiêu chuẩn bao gồm giảm chi phí nhân công chiếm (53,6%), tiếp theo để đáp ứng nhu cầu của NLĐ (33,5%) và để đối phó với sự biến động của khối lượng công việc trong một ngày hoặc một tuần. Đối với nhân viên hợp đồng, tỷ lệ cao nhất (38,7%) các cơ sở kinh doanh cho rằng lý do nhằm giải quyết các công việc chuyên môn, tiếp theo nhằm đảm bảo nguồn nhân lực sẵn sàng làm việc và có tay nghề ở mức 36,8% và 36,3% nhằm để giảm chi phí lao động46. Ngoài ra, để giải quyết sự thay đổi tạm thời trong khối lượng công việc (27,0%) và thay thế một số nhân viên thường xuyên nghỉ dưỡng (19,5%) cũng là những lý do làm cho sự gia 44Vai Io Lo, Tlđd (27), tr. 492, 493.

45Yutaka Asao, Tlđd (39), tr. 4. 46Xem thêm tại Phụ lục 2.

tăng các công việc không tiêu chuẩn ở Nhật Bản47. Trong đó, lý do để giảm chi phí lao động là một trong những lý do chính cho cơ sở kinh doanh sử dụng việc làm không tiêu chuẩn. Ngoài ra, một yếu tố khác cho việc sử dụng lao động bán thời gian là để phù hợp với nhu cầu của NLĐ. Tóm lại, sự tác động của tiến bộ công nghệ, thay đổi chiến lược quản lý, tính linh hoạt của công việc đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng việc làm không tiêu chuẩn tại Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 38)