Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26)

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi tại phiêntòa hình sự sơ thẩm tòa hình sự sơ thẩm

“Trình tự” là sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau theo một trật tự nhất định25.

“Xét hỏi là hoạt động được thực hiện trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Trong đó các chủ thể mà pháp luật cho phép, theo đúng trình tự sẽ đặt câu hỏi và bị cáo,những người tham gia tố tụng khác sẽ trả lời về những vấn đề có liên quan đến vụ án nhằm xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho việc tuyên án của Tòa án có thẩm quyền”.26

Như vậy, có thể hiểu “trình tự xét hỏi tại phiên tòa là thứ tự mà các chủ thể có quyền xét hỏi sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho việc tuyên án của Tòa án có thẩm quyền.”

Điều này có nghĩa là, khi thực hiện hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, thứ tự thực hiện hoạt động xét hỏi. Thứ tự chủ thể nào có quyền hỏi trước, chủ thể nào hỏi sau sẽ do người điều khiển quyết định sao cho hợp lý theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của hoạt động xét xử.

Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Việc Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi sẽ giúp phiên tòa được tiến hành đúng trình tự, thủ tục luật định và bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan của việc xét xử vụ án hình sự.

Trình tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm được xây dựng dựa trên những đặc điểm của mô hình tố tụng pha trộn nghiêng về tính thẩm vấn. Chính vì đặc điểm này mà vai trò của Hội đồng xét xử được xác định là người hỏi chính, là người chịu trách nhiệm hỏi tất cả các vấn đề có liên quan đến vụ án. Bên cạnh vai trò của Kiểm sát viên, Người bào chữa đã góp phần vào việc xác định sự thật vụ án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Việc quy định trình tự xét hỏi đã tạo ra một khung pháp lý giúp việc tổ chức một phiên tòa, cụ thể là hoạt động xét hỏi được diễn ra một cách trật tự, khoa học,

25 Trung tâm từ điển học (2009), tlđd (6), tr. 1006.26 Phần 1.1 của Đề tài

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w