Phạm Tiểu Thơ (2020) tlđd (21), tr 17.

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

hỏi này mặc dù tiết kiệm thời gian những không đảm bảo tính hệ thống, liên tục, gây khó khăn cho các chủ thể khác trong việc theo dõi diễn biến phiên tòa. Nếu tương ứng với từng bị cáo, lần lượt các chủ thể có quyền thực hiện việc xét hỏi, sau đó chuyển qua bị cáo khác thì việc hoạt động xét xử sẽ khoa học hơn, hiệu quả hơn, tránh trường hợp có những câu hỏi trùng lặp bởi những chủ thể sau đó khi họ không thể nhớ được chủ tọa phiên tòa đã hỏi những gì vì có quá nhiều bị cáo. Nhiều trường hợp bị hại hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án muốn đối đáp với bị cáo hoặc muốn đặt câu hỏi với người khác cũng khó được chủ tọa chấp nhận, vì lý do thời gian.

Thứ ba, việc quy định chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đó đến các chủ thể khác, đặc biệt là đại diện Viện kiểm sát xét hỏi đã dẫn đến một số tình huống Kiểm sát viên “không còn gì để hỏi” vì Hội đồng xét xử đã hỏi quá kỹ các tình tiết liên quan đến vụ án. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại, Kiểm sát viên quá chủ quan hoặc vì một lý do nào đó, Hội đồng xét xử tuy chưa hỏi hết về tất cả những vấn đề cần làm sáng tỏ, nhưng Kiểm sát viên cũng “bỏ qua” những chi tiết này. ví dụ: Điển hình như phiên tòa xét xử hai bị cáo Lê Chí Mẫn và Phạm Quốc Kiên về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” của tòa án nhân dân huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nội dung bản án thể hiện hai bị cáo sử dụng xe môtô của bà Ngô Thị T là mẹ của Kiên để đi mua ma túy của đối tượng tên Luân và tàng trữ trong cốp xe thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ 32. Tại phiên tòa, Chủ tọa chưa thẩm tra làm rõ ai là chủ sở hữu hợp pháp của xe mô tô, chủ xe có biết hai bị cáo sử dụng xe môtô để làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội hay không. Hành vi của đối tượng tên Luân đã cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma túy” nhưng Chủ tọa cũng không hỏi hai bị cáo về nhân thân, địa chỉ của đối tượng này. Mặc dù chủ tọa bỏ sót nhiều tình tiết quan trọng như vậy nhưng đến lượt mình thực hiện việc xét hỏi, Kiểm sát viên cũng không hỏi để làm rõ những tình tiết trên 33. Thế nhưng phần luận tội, Kiểm sát viên lại đề nghị Hội đồng xét xử tuyên trả lại xe mô tô cho bà T vì bà T không biết hai bị cáo sử dụng xe môtô của mình làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội.34. Trong trường hợp này, có thể Hội đồng xét xử đang “chừa đất” để Kiểm sát viên có thể thực hiện vai trò của mình nhưng Kiểm sát viên đã không xét hỏi làm rõ. Nguyên nhân có thể do Kiểm sát viên đã chủ quan do trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ 32 Bản án số 14/2018/HS-ST ngày 21/7/2018 của TAND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w