BLTTHS năm 1988, Điều

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 28)

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.

Như vậy, về cơ bản nội dung trình tự xét hỏi được quy định tại Điều 207 cũng không khác nhiều so với bộ luật trước đó ngoài việc bổ sung trình tự xét hỏi của “người bảo vệ quyền lợi của đương sự” cho phù hợp với Điều 59; Hạn chế khi không xác định thứ tự hỏi của Thẩm phán không phải là chủ tọa phiên tòa vẫn chưa được khắc phục. Bên cạnh đó, việc quy định cố định chủ thể nào hỏi trước, chủ thể nào hỏi sau ít nhiều cho thấy sự cứng nhắc trong việc xét hỏi, sự linh động trong điều hành của người điều khiển không được thực hiện trong khi mỗi một vụ án, tính chất có thể sẽ khác nhau và sự linh động trong việc xét hỏi là cần thiết.

Để khắc phục cho những hạn chế trong quá trình thi hành, BLTTHS 2015 đã được ban hành, thay thế BLTTHS 2003 trước đó. Những thay đổi về trình tự xét hỏi đã được ghi nhận, cụ thể, tại Điều 307 BLTTHS đã quy định như sau:

Điều 307. Trình tự xét hỏi

1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi…28

Như vậy, cũng giống như những BLTTHS trước đây, chủ tọa phiên tòa vẫn là người hỏi trước và “xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ

án và từng người. Có thể thấy quy định này không có nhiều mới mẻ so với những

BLTTHS trước đây. Sở dĩ trật tự xét hỏi và trách nhiệm “xác định” tất cả những vấn đề có liên quan đến vụ án vẫn giao cho các thành viên hội đồng xét xử là bởi xuất phát từ mô hình tố tụng mà chúng ta đã xác định. Yếu tố thẩm vấn vẫn là yếu tố quan trọng trong mô hình tố tụng đó. Muốn kiểm soát tội phạm, muốn trừng phạt người có hành vi phạm tội, muốn có một bản án đúng người đúng tội đúng pháp luật thì Hội đồng xét xử phải nhận trách nhiệm chứng minh này. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, cách thức để đạt được hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ duy nhất bằng

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 28)

w