Theo trình tự xét hỏi, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)

đề có liên quan đến bị cáo. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ và người giám định, người định giá tài sản được đặt câu hỏi đối với bị cáo về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án.

Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Điều 310. Hỏi bị hại, đƣơng sự ho c ngƣời đại diện của họ

1.Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, chủ tọa phiên tòa điều hành để Kiểm sát viên, Người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

2. Theo trình tự xét hỏi, bị cáo được đặt câu hỏi với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo; đối với người giám định, người định giá thì được đặt câu hỏi liên quan đến công việc giám định, định giá”.

Điều 311. Hỏi ngƣời làm chứng

1. Việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2.Khi hỏi người làm chứng, Kiểm sát viên phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó điều hành để Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

2.Theo trình tự xét hỏi, bị cáo được đặt câu hỏi với người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ và người giám định, người định giá tài sản được đặt câu hỏi đối với người làm chứng về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án.

3. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.

4. Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.

5. Trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính, mạng viễn thông.

KẾT LUẬN

Xét hỏi là một trong những hoạt động được thực hiện tại phiên tòa hình sự, trong đó có phiên tòa hình sự sơ thẩm. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án và đảm bảo quyền, lợi ích của người tham giam tố tụng. Hoạt động xét hỏi được thực hiện bởi những chủ thể nhất định khi tham gia phiên tòa và theo một trình tự luật định. Với một trình tự hợp lý, các chủ thể có thẩm quyền sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của mình, đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực của bản thân.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công cuộc cải cách tư pháp đã được triển khai và thực hiện. Một trong những yêu cầu của cải cách tư pháp đó chính là cần nâng cao hơn nữa yếu tố tranh tụng trong xét xử. Đáp ứng yêu cầu này, nhiều quy định mới đã được ban hành, trong đó có quy định về chủ thể và trình tự xét hỏi tại phiên tòa.

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định chủ thể có quyền xét hỏi bao gồm Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại, cho đương sự, người giám định, người định giá tài sản, bị cáo. Trong đó, chủ tọa phiên tòa là người hỏi đầu tiên và hỏi về tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án. Sau khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định trật tự xét hỏi tùy vào diễn biến của phiên tòa, thông thường thì trật tự này có thể là: Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại, cho đương sự, người giám định, người định giá tài sản, bị cáo (nếu được chủ tọa đồng ý).

Tuy nhiên, theo đánh giá về mặt lý luận và khảo sát thực tiễn áp dụng, việc quy định chủ thể xét hỏi như vậy là thiếu đi quyền được đặt câu hỏi cho các chủ thể khác của bị hại, đương sự. Trình tự xét hỏi chưa hợp lý, đặc biệt là trật tự của chủ tọa phiên tòa, thành viên hội đồng xét xử và Kiểm sát viên. Nội dung cần phải xét hỏi có phần chưa phù hợp cộng với một trật tự như hiện nay đã dẫn đến thực trạng chồng chéo chức năng giữa các cơ quan. Lẽ ra Kiểm sát viên phải là người hỏi chính, làm rõ tất cả các vấn đề để chứng minh cho nội dung buộc tội của mình thì Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử lại rất tích cực cho việc “thay” Kiểm sát viên thực hiện việc buộc tội bị cáo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hành các chức năng tố tụng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động tranh luận sau đó, không đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Chính vì lẽ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, xác định Kiểm sát viên là chủ thể chính thực hiện hoạt động xét hỏi. Hội đồng xét xử sẽ đóng vai trò trọng tài đưa ra những phán xét dựa trên kết quả hoạt động xét hỏi, tranh luận, và vì thế, Hội đồng xét xử chỉ hỏi những vấn đề mà các chủ thể khác đã không làm rõ được sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ xét hỏi của mình đồng thời quy định Kiểm sát viên là người xét hỏi đầu tiên. Có như vậy thì chức năng buộc tội mới được thực hiện một cách trọn vẹn, Bản cáo trạng mới được bảo vệ bởi chính chủ thể đã ban hành ra nó.

- Thứ hai, ghi nhận quyền được đặt câu hỏi của bị cáo mà không cần sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa như hiện nay. Bổ sung quyền xét hỏi của bị hại, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ. Đồng thời, quy định rõ trình tự xét hỏi của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Điều 307.

-Thứ ba, thay đổi trật tự xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, cụ thể: (1)Tiếp tục ghi nhận và duy trì vai trò điều hành xét hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; (2) Quy định Kiểm sát viên là người xét hỏi đầu tiên. Sau lượt xét hỏi của Kiểm sát viên sẽ đến hoạt động xét hỏi của Người bào chữa; (3) trật tự xét hỏi của các chủ thể còn lại do chủ tọa phiên tòa quyết định; (4) Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng như thành viên của Hội đồng xét xử thì nên bố trí hỏi sau cùng, khi tất cả các chủ thể khác đã hoàn tất việc xét hỏi.

- Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ quá trình bầu Hội thẩm, bổ sung tiêu chí bầu – cử Hội thẩm cũng như chế tài đối với những trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện hết nhiệm vụ của mình. Cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” một cách triệt để.

- Thứ năm, Kiểm sát viên phải chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động xét hỏi. Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị kế hoạch xét hỏi là điều cần thiết. Đồng thời không có tâm lý ỉ lại Hội đồng xét xử, thực hiện tốt chức năng của mình tại phiên tòa.

- Thứ sáu, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên.

-Thứ bảy, lực lượng Người bào chữa phải không ngừng được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng. Người bào chữa tự mình phải trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể đưa ra những câu hỏi đúng trọng tâm, đảm bảo hiệu quả của hoạt động bào chữa, đồng thời cần phối hợp với người tiến hành tố tụng để xác định được sự thật khách quan của vụ án.

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013;

2. Bộ luật hình sự (Bộ luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật số 12/2017/QH14) ngày 20/6/2017;

4. Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật số 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

5. Bộ luật tố tụng hình (Bộ luật số 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003;

6. Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật số: 7-LCT/HĐNN8) ngày 28/6/1988

7. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới;

8. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)

w