BLTTHS năm 2015, Điều

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 32)

còn đường xét hỏi của Hội đồng xét xử mà có thể bằng cách thức khác khoa học hơn, hợp lý hơn và đúng đắn hơn, đặc biệt khi nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” đã yêu cầu “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Cho nên, việc xác định Hội đồng xét xử là chủ thể “hỏi chính” là không còn phù hợp.

Sau chủ tòa phiên tòa, chủ thể nào được quyền hỏi sẽ do chính chủ tọa quyết định. BLTTHS năm 2015 đã chính thức trao quyền điều hành việc hỏi cho Chủ tọa phiên tòa; chủ tòa phiên tòa được quyết định một trình tự xét hỏi hợp lý, phù hợp với từng vụ án chứ không cứng nhắc, rập khuôn như 2 bộ luật trước đây. Thứ tự xét hỏi trở nên linh động hơn, sau khi Chủ tọa phiên tòa thực hiện việc hỏi thì có thể quyết định để cho Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc có thể có một trật tự khác tùy vào sự đánh giá của Chủ tọa phiên tòa. Việc sửa đổi, bổ sung về trình tự xét hỏi của BLTTHS năm 2015 tạo ra một cơ chế thực sự dân chủ và bình đẳng tại phiên tòa, tạo điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả nhất quyền buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa29, đồng thời nâng cao sự chủ động, linh hoạt của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc điều hành xét hỏi trong từng vụ án.

Điều 307 BLTTHS 2015 cũng đã khắc phục được việc “bỏ quên” thứ tự xét hỏi của Thẩm phán không phải là Chủ tọa phiên tòa khi quy định rõ “chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên”. Mặc dù trong thực tế, trước đây hay bây giờ thì Thẩm phán không phải là chủ tọa phiên tòa cũng đã thực hiện và góp phần hiệu quả vào của hoạt động xét xử nói chung và xét hỏi nói riêng. Tuy nhiên sự điều chỉnh như BLTTHS 2015 là phù hợp, đã phản ánh được sự chặt chẽ trong quá trình xây dựng các điều luật của nhà nước.

Kiểm sát viên, người đại diện cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm tham gia vào hoạt động xét hỏi theo thứ tự do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định. Nếu BLTTHS 2003 quy định một cách cứng nhắc rằng Kiểm sát viên sẽ xét hỏi sau khi chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm đã hỏi xong thì với BLTTHS 2015, trật tự này có thể sẽ khác tùy vào sự quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Việc quy định Người bào chữa được hỏi sau khi Kiểm sát viên đã tiến hành xét hỏi là một quy định hợp lý bởi lẽ Người bào chữa là người thực hiện chức năng gỡ tội, việc gỡ tội được thực hiện sau khi chủ thể buộc tội là Kiểm sát viên đã hoàn 29 Ngô Cường (2017), “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, Nxb Thanh Niên, tr.108.

thành là phù hợp với chức năng của từng chủ thể. Việc đặt câu hỏi cho các chủ thể khác của Người bào chữa phải hướng đến việc bào chữa, tìm kiếm, hoặc khẳng định lại những chứng cứ có lợi cho bị cáo; trong quá trình xét hỏi, Người bào chữa cũng có thể xem xét, đánh giá và kiến nghị với Hội đồng xét xử về những trường hợp có các chủ thể đặt những câu hỏi không phù hợp với thân chủ của mình. Điều này cũng tương tự như vai trò và thứ tự xét hỏi của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, của đương sự.

Phải nhìn nhận rằng những thay đổi về trình tự xét hỏi đã có những đóng góp tích cực cho quá trình cải cách tư pháp hiện nay, nhưng trình tự xét hỏi như hiện nay nhìn chung vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trình tự này vẫn mang nặng dấu ấn của một phiên tòa theo mô hình tố tụng thẩm vấn mà ở đó, trách nhiệm chứng mình tội phạm, trách nhiệm xét hỏi chính được đặt lên vai của Hội đồng xét xử. Như đã phân tích, việc quy định Hội đồng xét xử (gồm Thẩm phán và Hội thẩm) là những người hỏi trước, hỏi toàn bộ các nội dung có liên quan đến vụ án hình sự vô hình trung đã biến Hội đồng xét xử thành những người hỏi chính; là những người góp công vào việc “buộc tội” bị cáo. Các chức năng tố tụng bị lẫn lộn khi thay vì là một trong tài thì Hội đồng xét xử lại “làm thay” chức năng của Viện kiểm sát, và ngược lại, Kiểm sát viên tại phiên tòa thay vì tích cực thực hiện chức năng buộc tội của mình thì lại “ỉ y” vì đã có Hội đồng xét xử làm thay mình.

Trật tự xét hỏi có thể linh động theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa nhưng Kiểm sát viên cũng không thể “phá rào” hỏi trước Chủ tọa phiên tòa được và theo tác giả đây là một hạn chế rất lớn cần khắc phục. Kiểm sát viên là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội tại phiên tòa, Kiểm sát viên có nghĩa vụ phải hỏi những câu hỏi phù hợp để bảo vệ bản cáo trạng của mình. Việc Chủ tọa phiên tòa hỏi trước có khả năng đặt Kiểm sát viên vào tình huống không còn gì để hỏi, mặc khác, ảnh hưởng đến hoạt động tranh luận sau đó. Hạn chế này đã tồn tại từ rất lâu, từ khi có BLTTHS đầu tiên cho đến nay đã qua 2 lần sửa đổi, thay thế; đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi Nhà nước, Đảng ta rất quan tâm đến yếu tố tranh tụng trong xét xử, đến việc phải tách bạch các chức năng tố tụng thì vấn đề này càng phải được xem xét và chỉnh sửa. Trật tự xét hỏi cần phải được xem xét và điều chỉnh lại theo hướng phù hợp hơn với sự xuất hiện của các chức năng, đầu tiên phải là buộc tội, đến gỡ tội rồi chủ thể hiện quyền xét xử sẽ hỏi cuối cùng để giải quyết những vấn đề còn chưa được giải quyết. Có như thế thì hiểu quả tố tụng vẫn đảm bảo mà công cuộc cải cách tư pháp mới thật sự thành công.

Nếu BLTTHS 2015 đã khắc phục được hạn chế về sự “bỏ quên” khi xác định thứ tự xét hỏi của Thẩm phán không phải là chủ tọa phiên tòa thì lần này, các nhà làm luật lại “quên” đi một chủ thể khác đó là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại trong khi các quy định tại Điều 309, Điều 310, Điều 311 BLTTHS có đề cập đến chủ thể này, rõ ràng đây là một thiếu sót cần được xem xét khắc phục. Điều này đã từng xảy ra ở BLTTHS 2003, tuy nhiên, tại thời điểm đó, tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại vẫn chưa có sự tách bạch với người bảo vệ quyền lợi ích cho bị hại và người bảo vệ lợi ích cho đương sự. Nhưng lần ban hành này, BLTTHS 2015 định danh rất rõ tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của bị hại tại Điều 84 nên việc hoàn thiện Điều 307 về thứ tự xét hỏi của chủ thể này là cần thiết.

BLTTHS 2015 có một điểm rất mới là cho phép bị cáo được đặt câu hỏi cho những người tham gia tố tụng khác nếu có sự đồng ý của Hội đồng xét xử thay vì chỉ được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về các vấn đề chưa được làm rõ như trước đây. Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương 1, tại Điều 307 lại không ghi nhận quyền hỏi của bị cáo, cũng như không đề cập đến thự tự mà bị cáo được hỏi. Thiết nghĩ Điều 307 như một điều luật chung ghi nhận chủ thể có quyền và trật tự thực hiện hoạt động xét hỏi, vì vậy, cần bổ sung Điều 307 BLTTHS sao cho nội dung đầy đủ và chặt chẽ hơn.

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sựsơ thẩm sơ thẩm

Hoạt động xét hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc ra các phán quyết của Hội đồng xét xử tại phiên tòa. Kết quả xét xử của ngành Tòa án trong những năm qua đã phản ánh cho chúng ta thấy được phần nào hiệu quả của hoạt động xét hỏi tại tòa. Theo báo cáo của TANDTC, tỷ lệ án được giải quyết hằng năm luôn chiếm tỷ lệ cao, thực trạng án tồn động đã cơ bản được giải quyết, tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan đã giảm nhiều theo từng năm. Hoạt động xét xử tại các phiên tòa được tiến hành theo đúng trình tự luật định, đặc biệt là thủ tục xét hỏi. Các chủ thể có quyền xét hỏi đã tham gia xét hỏi tích cực, hiệu quả và thực hiện đúng trình tự, trật tự theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã làm tốt vai trò của người điều hành, làm chủ được tình hình giúp cho hoạt động xét hỏi đạt được mục tiêu.

Cũng theo báo cáo của ngành Kiểm sát, chất lượng hoạt động kiểm sát, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa ngày không ngừng nâng cao. Mỗi Kiểm sát viên đều nhận thức được vai trò của mình tại các phiên tòa và luôn cố gắng hoàn thành tốt

nhiệm vụ. Lãnh đạo ngành cũng có những chỉ đạo, kế hoạch phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của các Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Nhìn chung hoạt động xét hỏi của các chủ thể tại phiên tòa đã đạt được một số kết quả nhất định.30 Điều này cho thấy quy nỗ lực từ nhiều chủ thể khi tham gia vào hoạt động này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hiện này cũng còn tồn tại một số bất cập hạn chế cần khắc phục như sau:

Thứ nhất, khảo sát 100 Biên bản phiên tòa tại các tòa Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, TAND thành phố Tuy Hòa và TAND thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên;tác giả nhận thấy rằng mặc dù BLTTHS đã có sự thay đổi về thẩm quyền của Chủ tọa phiên tòa trong việc điều hành việc xét hỏi, đặc biệt là quyết định thứ tự xét hỏi nhưng trên thực tế thì trật tự này vẫn theo một lối mòn như trước đây. Thứ tự xét hỏi cứ diễn ra tuần tự: Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.... trật tự này mang lại nhiều hệ quả mà nổi bật nhất đó chính là làm vai trò

của Kiểm sát viên không thể hiện rõ, ngược lại Thẩm phán, Hội thẩm thì lại không thật sự là “trọng tài” phân xử mà lại là “làm thay” chức năng của Viện kiểm sát.

Tuy rằng trên thực tiễn vẫn có một vài Thẩm phán đã mạnh dạn yêu cầu Viện kiểm sát hỏi trước để buộc tội đối với những bị cáo phản cung, chối tội tại phiên tòa nhưng số lượng Thẩm phán làm được điều này không nhiều, thường rơi vào những trường hợp bị cáo chối tội . ví dụ: sau khi kết thúc phần thủ tục khai mạc tại phiên tòa, đến phần tranh tụng tại phiên tòa. Thẩm phán yêu cầu Viện kiểm sát công bố cáo trạng và thực hiện một vài câu hỏi đầu tiên (ví dụ: “Nội dung bản cáo trạng có giống như bản cáo trạng bị cáo nhận được không? ”; “Bản cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố có đúng với hành vi phạm tội của bị cáo không? ”) để biết được diễn biến tâm lý bị cáo hiện giờ chối tội hay nhận tội. Trường hợp bị cáo nhận tội Thẩm phán quyết định trình tự xét hỏi Thẩm phán hỏi trước, sau đó là Hội thẩm hỏi đến trình tự đại diện Viện kiểm sát hỏi. Trường hợp bị cáo chối tội, Thẩm phán sẽ yêu cầu đại diện Viện kiểm sát hỏi trước để thực hiện chức năng buộc tội bị cáo và bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát.31

Thứ hai, trong thực tiễn xét xử, có những vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố về một hoặc nhiều tội khác nhau, khi tiến hành xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi hết các bị cáo về các tội bị truy tố rồi mới cho phép các chủ thể khác được xét hỏi. Cách xét 30 Nội dung này đã được đề cập tại chương 1, để tránh trùng lặp, tác giả không đề cập lại ở đây.

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 32)

w