Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại công ty hùng vương giai đoạn 20102014 (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ

2.2. Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại công ty

2.2.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tạ

tại công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội

Bảng 2 .6. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội giai đoạn

2011- 2014

Năm Đơn vị 2011 2012 2013 2014

1.Doanh thu phí bảo hiểm gốc -Số tiền

-Tốc độ tăng doanh thu

Triệu đồng % 5.750 - 7.343 27,70 7.320 -0.31 8.720 19,13

2.Doanh thu phí nhận tái Triệu

đồng 1.674 2.015 2.572 3.496

3.Doanh thu từ hoạt động khác Triệu

đồng 1.786 2.596 3.125 4.101 4.Chi đề phòng hạn chế tổn thất -Số tiền -Tốc độ tăng CĐPHCTT Triệu đồng % 144 - 245,03 28 330,32 -0,3 453,04 19,13 5.Chi giám định -Số tiền

-Tốc độ tăng chi giám định

Triệu đồng % 70,752 - 80,492 13,8 131,65 63,6 170,25 29,3

6.Chi bồi thường bảo hiểm gốc -Số tiền

-Tốc độ tăng bồi thường

Triệu đồng % 1.610 - 1.982 23,1 2.057 3,4 2.535 23,2

7.Chi bồi thường nhận tái Triệu

đồng 958 1.220 1.810 2.228

8.Chi khác Triệu

đồng 821 1.011 1.130 2.203

9.Tổng doanh thu Triệu

đồng 9.210 11.954 13.017 16.317

10.Tổng chi phí Triệu

đồng 3.604 4.539 5.459 7.589

11.Lợi nhuận trước thuế Triệu

đồng 5.606 7.415 7.558 8.728

12.Lợi nhuận sau thuế Triệu

đồng 4.036 5.339 5.442 6.284

(Nguồn công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội) Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh

Được thành lập vào cuối năm 2010, công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội đến nay đã hoạt động được gần 5 năm. Sau gần 5 năm hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành công và giữ vững được vị thế của mình. Qua bảng ta có thể thấy giai đoạn 2012 – 2013 doanh thu và lợi nhuận của công ty có giảm đi tuy khơng đáng kể. Nguyên nhân là do thế giới đang trong thời kì khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc phải giải thể nhưng được sự quan tâm hỗ trợ từ các cổ đông, với sự chỉ đạo sâu sát của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; sự quyết tâm, nỗ lực của Ban Tổng giám đốc cùng toàn thể CBCNV đã đưa Cơng ty vượt qua những khó khăn,thử thách và đã hồn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh đề ra.

Qua bảng kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy nổ của công ty giai đoạn 2011 –

2014 có nhiều sự thay đổi rõ rệt, cụ thể :

Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc có nhiều biến động trong giai đoạn 2011 – 2014. Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 27,7 % nhưng đến năm 2013 doanh thu đã bị giảm đi 0,31% do doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm. Năm 2014, tốc độ tăng doanh thu lại tiếp tục tăng khá cao 19,13%.

Tuy là một công ty mới gia nhập thị trường chưa được bao lâu, nhưng từ những kết quả đạt được cho thấy cơng ty đã có bước phát triển nhảy vọt. Lợi nhuận Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng liên tục qua các năm, Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng gấp 1,5 lần, năm 2011 đạt trên 5 tỷ đồng đến năm 2014 con số đã tăng lên là trên 8 tỷ đồng, tuy có thể thấy năm 2013 doanh thu có giảm khơng đáng kể so với 2012 do kinh tế gặp khó khăn, nhưng đến năm 2014 doanh thu lại tiếp tục tăng mạnh đạt 8.720 triệu tăng 1,5 lần so với doanh thu năm 2011.

Doanh thu phí bảo hiểm gốc là khoản thu chủ đạo và quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên để tăng thêm doanh thu và đảm bảo hoạt động của cơng ty thì thu phí bảo hiểm gốc là chưa đủ mà cịn có các khoản thu từ hoạt động nhận tái, các hoạt động tài chính khác. Thời gian qua, sau những sự cố gắng mở rộng quy mô, mối quan hệ kinh tế, doanh thu thu về của công ty từ hoạt động nhận tái đã tăng từ 1.674 triệu ( năm 2011) đến 3.496 triệu (năm 2014). Và kết quả thu về từ các hoạt động tài

chính khác tăng mạnh từ 1.786 triệu năm 2011 đến 4.101 triệu vào năm 2014.

Chi bồi thường là khoản chi lớn đối với một công ty bảo hiểm. Thời gian qua, các khoản chi bồi thường tại công ty Bảo Hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội tăng qua các năm cụ thể năm 2014 số tiền chi bồi thường là 2.535 triệu tăng gấp 1,2 lần so với năm 2011(chi bồi thường là 1.610 triệu). Khi khai thác được nhiều hợp đồng hơn, giá trị bảo hiểm cao hơn, thì số tiền bồi thường chi ra cũng sẽ tăng.

Tốc độ tăng chi phí bồi thường nghiệp vụ khá cao, trong đó, 2013 là năm có tốc độ tăng mạnh nhất 29,4 % so với năm 2012. Vì vậy, cơng ty cần đưa ra những giải pháp đề phịng và hạn chế tổn thất, quản lí, đánh giá rủi ro hợp lí nhất nhằm kiểm sốt đuợc tối đa các khoản chi bồi thường.

Chi phí đề phịng và hạn chế tổn thất, đây là một khoản vô cùng quan trọng mà bất cứ công ty bảo hiểm nào cũng phải có. Khoản chi này cịn được gọi là dự phịng phí được sử dụng để kiểm sốt trong những trường hợp tổn thất đã xảy ra nhưng chưa được thanh tốn hoặc tổn thất có thể sẽ xảy ra. Giai đoạn từ 2011 – 2014 chi phí đề phịng và hạn chế tổn thất của công ty ngày càng tăng, do điều kiện kinh tế - xã hội cùng với cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm ngày càng cao. Cụ thể, năm 2014 khoản chi đề phòng và hạn chế tổn thất đã tăng lên đến 453,04 triệu gấp hơn 3 lần so với năm 2011.

Chi phí bồi thường nhận tái tăng qua các năm, do công ty tăng số tiền nhận tái và ngoài ra do diễn biến các sự kiện bảo hiểm xảy ra ngày càng nhiều và khá phức tạp nên chi phí bồi thường nhận tái cũng tăng theo. Năm 2011 chi phí bồi thường nhận tái là 958 triệu, hàng năm con số này đều tăng lên, đến năm 2014 con số đã lên đến 2.228 triệu, tăng gần gấp 2,3 lần so với 2011.

Ngoài ra, các chi phí giám định và các khoản chi khác cũng tăng qua các năm. Chi phí giám định là số tiền bỏ ra để thực hiện giám định tổn thất xảy ra để xác định chính xác số tiền bồi thường. Các khoản chi khác là chi cho việc quản lí doanh nghiệp, khai thác, triển khai sản phẩm, chi phí quảng cáo… Năm 2014 chi phí giám định là 170,250 triệu tăng gần 100 triệu so với năm 2011. Do diễn biến các sự kiện

bảo hiểm ngày càng phức tạp còn chưa kể đến sự chủ ý của người tham gia nên việc giám định ngày càng khó khăn và cần có những chuyên gia giám định tốt mà chi phí giám định ngày càng cao. Bên cạnh đó, các chi phí khác thời gian qua cũng tăng nhanh từ 2011 (821 triệu) đến 2014 (2.203 triệu) chi phí đã tăng lên gần gấp 2,1 lần, do nền kinh tế tăng trưởng cao, chi phí quản lí doanh nghiệp, quảng cáo, khai thác… ngày càng gia tăng, hơn nữa công ty ngày càng muốn mở rộng quy mô khai thác, mối quan hệ kinh tế, quan hệ khách hàng… nên chi phí bỏ ra nhiều hơn.

Lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay còn gọi là khoản lãi mà công ty thu về từ hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. Thời gian qua, lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tăng liên tục . Từ năm 2011 – 2014 lợi nhuận tăng gấp 2,5 lần. Trải qua thời gian kinh doanh, doanh nghiệp luôn tự đúc rút được cho mình những kinh nghiệm để hạn chế đựoc các khoản chi phí và bằng mọi cách nâng cao doanh thu để thu về kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Lợi nhuận thu về từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ. Tỷ trọng này, tăng lên hàng năm, từ 19,5 % ( năm 2011) lên 32,6 % vào năm 2014.

Lợi nhuận của nghiệp vụ này đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu tổng lợi nhuận thu về của công ty. Kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một trong những nghiệp vụ chính nhất của cơng ty, vì vậy phần lớn lợi nhuận thu về là từ hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này. Trong khoảng thời gian kinh doanh không khá dài, lợi nhuận thu về từ nghiệp vụ này đã khơng ngừng đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty.

Từ những số liệu từ hoạt động kinh doanh trên, mặc dù là con số khơng q cao và có nhiều sự biến đổi qua mỗi năm nhưng nhìn chung lại, một cách khái quát thì cơng ty kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này khá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại công ty hùng vương giai đoạn 20102014 (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w