- Rủi ro khác:
6. Người thụ hưởng (nếu có):
3.2.1. Về phía nhà nước
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Nhất là trong thời kỳ Việt Nam đang mở rộng cánh cửa của nền kinh tế với thế giới như hiện nay. Trong những năm tới đây, sẽ có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đó sẽ vừa là một khó khăn, nhưng cũng là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Việc Nhà nước Việt Nam cần phải làm cho thị trường này là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh – nó sẽ là điều kiện thuận lợi cũng là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phát triển không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn vươn xa ra thị trường bảo hiểm thế giới. Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải:
Tăng cường kiểm tra giám sát từ nhiều phía. Phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cục Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn. Để tất cả những đơn vị nào thuộc diện bắt buộc đều phải tham gia bảo hiểm Cháy nổ.
Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm để tránh tình trạng cạnh tranh phí bảo hiểm và hoa hồng đại lý không lành mạnh và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo hình thức phù hợp để học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào thị trường thế giới.
Xây dựng một khung hình phạt thật nghiêm, với mức phạt cao đối với các cơ sở không thực hiện đúng yêu cầu an toàn PCCC, và mức phạt đối với đối tượng không tham gia bảo hiểm Cháy và các RR ĐB. Mức phạt phải có sức răn đe đối với
đối tượng, không được thấp hơn mức chi phí giành cho xây dựng, trang bị phương tiện PCCC... hoặc thấp hơn mức phí bảo hiểm Cháy .
Quản lý chặt chẽ và nghiêm trong công tác cấp giấy chứng nhận an toàn PCCC. Có hình phạt đủ tính răn đe đối với những cán bộ cơ quan PCCC vì lợi dụng chức quyền, tắc trách trong công việc.
Bộ Tài chính và Bộ Công an cần kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ BHCNBB của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải mua BHCNBB cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng, đủ sức răn đe đối với những trường hợp vi phạm rằng. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc rà soát lại các văn bản hướng dẫn thực hiện Chế độ BHCNBB, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua BHCNBB cùng các cơ chế tài chính thích hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền; cần xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an toàn PCCC thống nhất và có tính pháp lý cao… có như vậy việc thực thi Chế độ BHCNBB mới được thuận tiện, đi vào đời sống xã hội và có tính khuyến khích tự nguyện của các đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Công an cần thống nhất ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ BHCNBB theo Nghị định 130 của Chính phủ tới UBND và Sở cảnh sát PCCC tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đề nghị Bộ Tài Chính, Bộ công an và các cấp chính quyền ra văn bản chỉ đạo tới các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như việc triển khai quy định đội mũ bảo hiểm đã làm.
Bộ tài chính xem xét điều chỉnh biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện phù hợp, cần có hướng dẫn vận dụng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với việc tham gia loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm thiết bị điện tử… bởi số đơn vị doanh nghiệp tham gia loại hình bảo hiểm này chiếm tỉ lệ cao so với các đơn bảo hiểm đã cấp. Nên điều chỉnh việc hoạch toán tính phí bảo hiểm, hoa hồng khi khách hàng tham gia cả bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và rủi ro (tự nguyện) hoặc đơn bảo hiểm mọi rủi ro đối với tài sản.
Lực lượng cảnh sát PCCC nên điều chỉnh tiêu chuẩn và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cho các đơn vị doanh nghiệp. Phân loại các đơn vị doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc để có danh sách công khai thông báo tới các doanh nghiệp bảo hiểm hiểm và các đơn vị thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể lập trang web để tiếp nhận, truyền tải thông tin. Tăng cường kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có những chế tài đối với những trường hợp đã nhận được thông báo nhưng cố tình không thực hiện.