Hoạt động kinh doanh: Công ty cổ phần may Việt Tiến chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán hàng hóa, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc ở cả thị trường nội địa và thị

Một phần của tài liệu BÀI t p NHÓM ậ (CÔNG TY cổ ầ ệ ế PH n MAY VI t TI n) (Trang 30 - 33)

hóa, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc ở cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2020 so với năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm từ 379 540 triệu . đồng xuống còn 170341 triệu đồng, giảm 209199 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 55.12%. Đồng thời hệ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng giảm 0.0251 lần (từ 0.0337 vào năm 2019 xuống còn 0.0086 vào năm 2020) tương đương với tỷ lệ giảm 74.34%. Điều đó chứng tỏ trong năm 2020, quy mô lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm sút. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí hoạt động kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu kinh doanh, cho thấy công tác quản lý chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

+ Hoạt động bán hàng:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 đạt 7.118.580 triệu đồng, giảm 1.914.161 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với tốc độ giảm 21,19%. Doanh thu thuần giảm là do quy mô tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp giảm, xuất phát từ 2 nguyên nhân: khách quan và chủ quan.Về mặt chủ quan, sản phẩm của doanh nghiệp chưa có sự đổi mới về mẫu mã, chất lượng nên chưa thu hút được khách hàng. Chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả: chủ yếu bán qua đại lý, cửa hàng chưa mở rộng việc bán hàng trực tuyến, việc phân phối sản phẩm của công ty chưa được rộng rãi, gặp nhiều khó khăn. Về mặt khách quan, các biện pháp giãn cách xã hội thắt chặt tại nhiều các tỉnh/thành phố nhằm ngăn chặn dịch COVID 19 đã gây ra gián đoạn đáng - kể các hoạt động kinh tế và ảnh hưởng doanh thu bán hàng. Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt, sức mua của người tiêu dùng kém, dịch bệnh đã và đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách, cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đặc biệt là tại Nhật Bản, Mỹ và EU (đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty). Các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm 1 phần đơn hàng dẫn đến doanh thu giảm.

31

Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh, từ 1.462 triệu đồng, lên 2.278 triệu đồng, với tốc độ tăng 55.81%. Đây là con số khá cao khiến cho doanh thu có sự giảm sút. Việc gia tăng các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh có thể do hàng bán bị trả lại tăng mạnh, đây là trường hợp mà doanh nghiệp không muốn xảy ra vì nó sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp, giảm yếu tố cạnh tranh trên thị trường hoặc do giảm giá hàng bán để kích cầu tiêu thụ, giảm lượng HTK bị ứ đọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sớm tìm ra giải pháp, xử lý trong thời gian sớm khi các nước bắt đầu có chính sách mở cửa, tránh để tình trạng này kéo dài.

Giá vốn hàng bánlà khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp giảm từ 8.109.250 triệu đồng xuống còn 6.584.637 triệu đồng với tốc độ giảm 18,8%. Chỉ tiêu này giảm là do doanh nghiệp chủ động giảm định mức sản xuất, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm may mặc của công ty sản xuất đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nguồn nguyên vật liệu đầu vào trở nên khan hiếm hơn, cung nhỏ hơn cầu dẫn tới giá cả các mặt hàng tăng cao. Tuy nhiên do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần làm cho hệ số giá vốn hàng bán của doanh nghiệptăng từ 0.8978 lên 0.9250, tăng 0.0272 lần, với tốc độ tăng 3.03%. Nghĩa là trong năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều hơn 0.0272 đồng so với năm 2019. Sự giảm sút về giá vốn hàng bán đã làm giảm đi lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giảm từ 923,491 triệu đồng xuống còn 533,943 triệu đồng vào năm 2020 với tỷ lệ giảm 42.18%. Đây là tỷ lệ giảm cao. Đây cũng là mức lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của doanh nghiệp dệt may này.

Ngoài chi phí về giá vốn, ta cũng xem xét công tác quản lý các chi phí khác của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, …Chi phí bán hàng của doanh nghiệp đã giảm từ 381,775 triệu đồng xuống còn 274,466 triệu đồng, với tốc độ giảm là 28.11%. Điều này làm cho hệ số chi phí bán hàng năm 2020 của doanh nghiệp giảm từ 0.0423 vào năm 2019 xuống còn 0.0386 vào năm 2020, tương đương với tốc độ giảm là 8.78%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 196,785 triệu đồng; năm 2019 là 233,966 triệu đồng; giảm 37,181 triệu đồng (15.89%). Do tốc độ giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nên hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng nhẹ từ 0.0259 lần lên 0.0276 lần, với tốc độ tăng là 6.72%. Cả 2 chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có xu hướng giảm. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp phải cắt giảm, sử dụng tiết kiệm; đây có thể coi là chính sách hợp lý đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

+ Hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp đã tăng từ 98,357 triệu đồng

lên 130,948 triệu đồng vào năm 2020, với tốc độ tăng là 33,14%. Chủ yếu là do doanh nghiệp nhận được cổ tức, lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính, ngoài ra có các khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch về tỷ giá. Bên cạnh đó, chi phí tài chính trong năm 2020 lại có xu hướng giảm, giảm 3,268 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 12.30%. Trong năm 2020. doanh nghiệp gia tăng các khoản trích lập dự phòng tài chính so với năm 2019; tuy nhiên tốc độ tăng này không đáng kể so với tốc độ giảm của lỗ chênh lệch tỷ giá (giảm 4.538 triệu đồng) làm cho chi phí tài chính giảm.

- Hoạt động khác: Ngoài thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tài chính, doanh nghiệp còn có

nguồn thu từ các hoạt động khác. Thu nhập khác trong năm 2019 là 1,322 triệu đồng, năm 2020 là 693 triệu đồng, giảm 629 triệu đồng (47.58%). Nguyên nhân là do trong năm 2020, doanh nghiệp đã giảm bớt các hoạt động bất thường trong quá trình quản lý, điều hành, chủ yếu thanh lý nhượng bán,

32

thanh lý các máy móc thiết bị, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải. Bên cạnh, chi phí khác của doanh nghiệp lại có xu hướng tăng mạnh, từ 53 triệu đồng vào năm 2019 tăng lên 381 triệu đồng vào năm 2020, tăng 328 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao 618.87%, chủ yếu do chi phí thanh lý, nhượng bán các TSCĐ. Điều đó đã dẫn tới hệ quả là lợi nhuận khác của doanh nghiệp giảm từ 1,269 triệu đồng xuống còn 312 triệu đồng vào năm 2020, giảm 957 triệu đồng so với năm 2019 (75.41%).

*Kết luận: Kết quả kinh doanh năm 2020, khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, công ty cổ phần May Việt Tiến vẫn là doanh nghiệp lớn trong ngành, có những sự thuận lợi nhất định, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiếp tục duy trì sự ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu. Doanh nghiệp vẫn có những khách hàng chiến lược lớn có khả năng quy hoạch chiến lược khách hàng theo hướng chuyên môn hoá trong toàn hệ thống.

*Biện pháp: Doanh nghiệp cần sớm mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm trên những địa bàn, khu vực có tiềm năng, tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, liên tục thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý để kích cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sớm tìm ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, sớm trở lại ổn định. Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra, rà soát lại các bộ phận chi phí, xem xét chi phí ở khâu nào là không cần thiết và có thể cắt giảm; đào tạo, nâng cao tay nghề người lao đồng để sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào. Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đàm phán giảm giá, chiết khấu hàng mua với số lượng lớn, cũng như có kế hoạch tích trữ nguồn nguyên liệu đầu vào tránh làm gián đoạn, đứt gãy quá trình sản xuất.

8. Phân tích tình hình lưu chuyển tin t

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh 271.478 108.088 163.390 151,16

2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -365.948 84.761 -450.709 -531,74

a. Tiền thu từ HĐĐT 287.669 312.652 -24.983 -7,99

b. Tiền chi từ HĐĐT 653.617 227.891 425.726 186,81

3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -88.909 -222.751 133.842 -60,09

a. Tiền thu từ HĐTC 77.298 52.752 24.546 46,53

b. Tiền chi từ HĐTC 166.207 275.503 -109.296 -39,67

4. Tổng lưu chuyển tiền thuần -183.379 -29.902 -153.477 513,27 *Phân tích khái quát: Trong năm 2019, tổng dòng tiền thuần là 29.902 triệu đồng; trong năm 2020 - là -183.379 triệu đồng, giảm 153.477 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần trong 2 năm đều âm và có xu hướng giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô vốn bằng tiền, ảnh hưởng đến độ an toàn ngân quỹ của doanh nghiệp, cũng như an ninh tài chính doanh nghiệp nói chung. Chỉ tiêu này bị tác động bởi 3 nhân tố: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là nhân

33

tố quyết định đến sự giảm của lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Để có cái nhìn tổng quát hơn, ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu.

*Phân tích chi tiết:

- Nhân tố Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh trong giai đoạn 2019 – 2020 đang có xu hướng tăng mạnh lên trong năm 2020. Cụ thể, năm 2020, số tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 271.478 triệu đồng tăng 163.390 triệu đồng so với năm 2019, với tốc độ tăng là 151.16%. Trong cả 2 năm lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đều mang dấu dương cho thấy hoạt động kinh doanh tạo nên sự gia tăng tiền mặt cho doanh nghiệp, đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn và bền vững nhất. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD dương sẽ duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, với kết quả này cho thấy doanh nghiệp đã rất cố gắng, nỗ lực. Tuy nhiên mức tăng này đang thấp.

Một phần của tài liệu BÀI t p NHÓM ậ (CÔNG TY cổ ầ ệ ế PH n MAY VI t TI n) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)