trđ), tăng cường thêm các khoản phải thu dài hạn (882 trđ). Số vòng thu hồi nợ phải thu ngắn hạn đạt 4,8392 vòng năm 2020 giảm 1,4311 vòng, từ đó làm số ngày thu hồi nợ tăng lên 16,9789 ngày cho thấy công tác thu hồi nợ kém hơn kỳ trước và kéo dài thời gian thu hồi vốn, tăng rủi ro cho DN. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị đình trệ, các đối tác khách hàng đều gặp ít nhiều khó khăn, vì thế DN phải nới lỏng tín dụng dài hạn đối với các đối tác khách hàng lâu năm để giữ chân họ, giúp đỡ nhau để củng cố mối quan hệ.
Trong nợ phải thu ngắn hạn, khoản phải thu khách hàng, phải thu ngắn hạn khác giảm đi lần lượt là 270.817 trđ và 635 trđ, cho thấy công tác thu hồi nợ của DN tốt hơn nên khách hàng đã nhanh chóng trả nợ; vốn của DN bị KH chiếm dụng ít hơn giúp DN tăng cơ hội đầu tư sinh lời; giảm chi phí quản lý, thu hồi nợ. Tuy nhiên, DN đang thắt chặt chính sách tín dụng với khách hàng nhỏ lẻ có thể gây tác động không tốt đến doanh thu tiêu thụ. Do đó, DN cần cân đối hợp lý trong xây dựng chính sách tín dụng.
Các khoản trả trước cho người bán và phải thu nội bộ ngắn hạn lần lượt tăng 87.160 trđ và 3.132 trđ chứng tỏ DN đã chủ động đặt trước NVL nhằm chắc chắn về nguồn cung để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình SXKD diễn ra thường xuyên liên tục trong bối cảnh giá cả biến động liên tục, điều này cũng giúp DN tránh khỏi được các ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá cả đầu vào biến động.
36