Bước đầu thương lượng, hòa giả

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN logistics và vận tải quốc tế chủ đề xây DỰNG mô HÌNH LOGISTICS – vận tải HÀNG hóa QUỐC tế THEO điều KIỆN EXW (Trang 60 - 64)

b) Mặt sau Vận đơn vận tải đa phương thức

3.4.2. Bước đầu thương lượng, hòa giả

- Công ty GREENLAB Việt Nam đã phản ánh vụ việc với Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS và yêu cầu phía công ty bồi thường toàn bộ hợp đồng cùng với các chi phí phát sinh liên quan. Tuy nhiên, công ty FWD không đồng ý và phản hồi với nội dung chính như sau:

- Việc hàng hóa giao không đủ số lượng: Thay vì thừa nhận lỗi thiếu hàng thuộc về mình, Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS cho rằng người phải chịu trách nhiệm là hãng tàu đã kí kết hợp đồng vận tải đường biển với họ - Hãng Sinokor Merchant Marine.

3.4.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp

- Sau khoảng một tháng giải quyết vụ tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải nhưng không thành công, vào ngày 28/05/2021, trong thời hạn khởi kiện, nguyên đơn là Công

ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) giải quyết tranh chấp.

- Nguyên đơn làm Đơn khởi kiện (đính kèm tại phụ lục 9) và gửi cho Trung tâm trọng tài, gửi kèm theo cùng với thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan, gửi đủ số bản để Trung tâm gửi tới thành viên của Hội đồng Trọng tài mỗi người một bản, tới bên kia một bản và lưu một bản. Nội dung cơ bản bao gồm:

a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện: 28/05/2021 b) Tên, địa chỉ của các bên:

Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ GREENLAB Việt Nam với

thông tin cụ thể như sau: Địa chỉ

Người đại diện theo pháp luật

Mã số thuế Điện thoại Fax

Bị đơn: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương VINATRANS với thông

tin cụ thể như sau: Địa chỉ

Người đại diện theo pháp luật

Điện thoại Fax

Email

c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp: (vui lòng xem tại mục 3.4.1) d) Cơ sở khởi kiện:

Hàng hóa được giao không đủ số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khởi kiện khác của Nguyên đơn:

Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn chịu trách nhiệm bồi thường cho một thùng dầu bôi trơn 200 lít trị giá 1,350 USD kèm theo chi phí trọng tài.

e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên: Trần Ngọc Liêm. g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền. - Tính đến ngày 29/06/2021, tức 30 ngày kể từ ngày Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Bị đơn không gửi Bản tự bảo vệ, kèm theo các tài liệu có liên quan tới Trung tâm trọng tài. Đồng thời, hai bên không có yêu cầu Trung tâm gia hạn thời hạn này căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.

- Do đó, theo Điều 12 và Điều 13 Quy tắc VIAC, trong trường hợp Bị đơn không chọn Trọng tài viên, không yêu cầu VIAC chỉ định Trọng tài viên thì Chủ tịch VIAC sẽ ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho các bên.

- Dù Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.

Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên, bao gồm:

- 1 Trọng tài viên do Nguyên đơn chọn: Trần Ngọc Liêm – Phó Giám đốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.

- 1 Trọng tài viên do Chủ tịch VIAC chỉ định: Nguyễn Trung Nam – Luật sư sáng lập, Công ty Luật TNHH Cộng sự Tinh Tú.

- 1 Chủ tịch Hội đồng Trọng tài do Chủ tịch VIAC chỉ định: Nguyễn Công Phú – Nguyên Thẩm phán – Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

- Thời gian: 02/07/2021 - Địa điểm: Hà Nội, Việt Nam - Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt - Luật áp dụng: Luật Việt Nam

- Phiên họp có mặt của đại diện Nguyên đơn và Bị đơn, Hội đồng trọng tài 3 Trọng tài viên.

- Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai.

Bước 4: Phán quyết của Hội đồng trọng tài

- Bị đơn cho rằng Nguyên đơn không nộp được các giấy tờ chứng minh lỗi thiếu hàng thuộc về phía Bị đơn nên Nguyên đơn không có quyền yêu cầu Bị đơn bồi thường cho phần hàng bị thiếu đó.

- Đồng thời, Bị đơn cũng cho rằng, hàng hóa bị thiếu là do lỗi của Hãng tàu Sinokor Merchant Marine vận chuyển nên không đền bù phần hàng hóa này.

- Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn quy định rằng nghĩa vụ của Bị đơn là phải bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn. Phía Nguyên đơn không làm việc với Hãng tàu Sinokor Merchant Marine do đó trong quá trình vận chuyển hàng hóa xảy ra sai sót, dẫn đến việc bị mất hàng thì phía Bị đơn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với phía Nguyên đơn.

- Ngoài ra, Nguyên đơn cũng cho rằng, Bị đơn phải có trách nhiệm chứng minh lỗi làm mất hàng hóa không thuộc về phía Bị đơn, thay vì phía Nguyên đơn phải chứng minh lỗi này thuộc về phía Bị đơn.

- Xét lập luận này của Nguyên đơn, Ủy ban trọng tài cho rằng phía Bị đơn đã không nộp Bản tự bảo vệ, không chứng minh được các trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của mình, do đó nếu không đáp ứng điều kiện miễn trách nhiệm thì Bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn, chứ không thể yêu cầu Hãng tàu Sinokor Merchant Marine đứng ra chi trả cho tổn thất này.

- Bên cạnh đó, pháp luật Thương mại của Việt Nam nói chung không đề cập đến vấn đề miễn trách nhiệm do lỗi của bên thứ ba, vì vậy Bị đơn dù chứng minh được lỗi có phải do Hãng tàu Sinokor Merchant Marine hay không thì đó cũng không phải là căn cứ để miễn trách nhiệm, và bên bị đơn vẫn phải tiến hành bồi thường cho bên Nguyên đơn trong trường hợp này.

- Còn về vấn đề trách nhiệm của Hãng tàu Sinokor Merchant Marine trong vụ việc này, nếu phía Bị đơn có thể chứng minh lỗi thuộc về bên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là Hãng tàu Sinokor Merchant Marine thì Bị đơn có thể dựa vào hợp đồng vận chuyển ký kết giữa hai bên và tiến hành khởi kiện đòi bồi thường từ Hãng tàu Sinokor

Merchant Marine sau.

- Tóm lại, việc giao thiếu hàng so với số lượng quy định trên hợp đồng ký kết giữa Bị đơn và Nguyên đơn thuộc về lỗi của Bị đơn và do đó, Bị đơn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lỗi trên đối với Nguyên đơn.

- Căn cứ vào những điều phân tích đó, Trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn trị giá hàng hóa bị giao thiếu là 1,350 USD.

- Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp đồng, Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN logistics và vận tải quốc tế chủ đề xây DỰNG mô HÌNH LOGISTICS – vận tải HÀNG hóa QUỐC tế THEO điều KIỆN EXW (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w