Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị NNL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 28)

của Ts Trần Anh Minh, 2018)

1 4 1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài tổ chức: Ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức sau khi nghiên cứu kỹ môi trường bên ngoài đơn vị sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình

- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách nhân sự của tổ chức

- Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới, ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong đơn vị và khan hiếm NNL

- Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản trị nhân sự, ràng buộc các đơn vị trong việc tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ lao động

- Văn hóa - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị nhân sự với giá trị khác nhau, về giới tính và đẳng cấp

- Khách hàng (là người dân và DN): Khách hàng là người sử dụng các thủ tục hành chính công của đơn vị, quản trị CBCCVC làm sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất

Môi trường bên trong tổ chức:

- Chính sách và mục tiêu của tổ chức ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị bao gồm quản trị nhân sự

- Chính sách chiến lược của đơn vị định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, chuyên viên giỏi phát huy tài năng của họ

- Bầu không khí văn hóa của tổ chức là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức

- Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản trị, kể cả quyết định về nhân sự như: Quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CBCCVC

1 4 2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

Sứ mạng, mục tiêu của đơn vị: Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của đơn vị, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau

Chính sách và quy định của tổ chức: Giúp tổ chức xác định và ngăn chặn được những rủi ro xảy đến với người lao động và đảm bảo rằng đơn vị đang tuân thủ đúng pháp luật

Giá trị cốt lõi của tổ chức: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức Những nguyên tắc này có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức, là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, hạt nhân liên kết mọi người trong tổ chức với nhau

Quy mô và cơ cấu tổ chức của tổ chức: Cách sắp xếp các phòng chuyên môn, bộ máy, mối quan hệ, các luồng thông tin giữa các công việc Nó xác định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của người đảm nhận công việc, tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức

Ngân sách tài chính: Luôn là yếu tố quan trọng đối với chiến lược phát triển của tổ chức cũng như chính sách phát triển NNL

Văn hoá đạo đức công vụ: Là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức

Hệ thống thông tin: Là thông tin thu nhận và đánh giá có ích trong việc ra quyết định về hoạt động của tổ chức giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức

Tổ chức chính quyền/công đoàn: Là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân sự

Đội ngũ lãnh đạo: Ảnh hưởng đến công tác quản lý NNL trong một tổ chức thể hiện qua phong cách giao tiếp, qua việc áp dụng các công cụ khích lệ để tạo ảnh hưởng lên hành vi ứng xử của CBCCVC

1 5 Đặc điểm quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT: (Nguồn: Văn phòngSở nông nghiệp và PTNT,2019) Sở nông nghiệp và PTNT,2019)

Các chức năng quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT, cũng như trong CQHC nhà nước được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ

Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng

Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ

- Thực hiện bình đẳng giới

- Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng

- Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng

Về công tác tuyển dụng công chức: Được thực hiện thông qua thi tuyển, riêng đối với người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức mà cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

Về công tác đào tạo: Phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định

Về bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được

bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm

Về đánh giá công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây: (1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; (2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; (6) Thái độ phục vụ nhân dân

Việc đánh giá cán bộ công chức còn được căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái

Ngoài ra, tại Sở Nông nghiệp và PTNT có 1 số các đặc điểm cơ bản về NNL:

Trình độ học vấn và chuyên môn cao: Do đặc thù của ngành đòi hỏi trình độ

học vấn cũng như chuyên môn cao ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào, nên đây là một môi trường thuận lợi trong công tác phát triển nguồn nhân lực của ngành

Ổn định: Do tính chất công việc ổn định nên nhân sự ít thay đổi, chuyển việc Đào tạo thuận lợi: Việc đào tạo các lớp chuyên đề ngắn hạn cho nhân sự trong

ngành gặp nhiều thuận lợi do thời gian làm việc theo giờ hành chính

Siêng năng, cần cù, có kỹ năng lao động tốt: Đây cũng chính là tố chất của

con người Việt Nam, luôn chịu thương chịu khó, cần cù trong lao động và siêng năng học hỏi, phấn đấu không ngừng vươn lên

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Quản trị NNL là việc thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì NNL nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức Quản trị NNL là công việc hết sức phức tạp, việc quản trị này đòi hỏi người lãnh đạo cần phải khéo léo và vận dụng hết khả năng của các yếu tố trong công tác quản trị nhân sự Thực hiện tốt công tác quản trị NNL sẽ

giúp cho nhà quản trị có được nguồn lực giỏi giúp cho tổ chức thành công trong hoạt động của tổ chức

Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát nhất về nhân lực, NNL, quản trị NNL và vai trò, chức năng quản trị NNL Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NNL và đặc điểm công tác quản trị NNL tại các CQHC nhà nước qua đó Nêu ra các nhóm chức năng chủ yếu của quản trị NNL là thu hút NNL, đào tạo và phát triển NNL, duy trì NNL

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản trị NNL ở chương 1 sẽ giúp cho tác giả có đủ cơ sở để tiếp tục phân tích thực trạng quản trị NNL đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai tới năm 2025 ở chương 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NNL TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2 1 Giới thiệu tổng quan về Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Giai đoạn 20 năm đầu đổi mới 1986-2005, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này đã tác động tích cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chủ trương thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích mạnh mẽ phát triển sản xuất hàng hóa Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, … từ đó đã tạo nên sự thần kỳ: Nông nghiệp cả nước nói chung cũng như ở Đồng Nai sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng liên tục, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực Các vùng sản xuất tập trung hình thành ngày càng nhiều đã góp phần tăng nhanh hàng hoá xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm Trong sản xuất lương thực giai đoạn 1986- 1995 bình quân tăng trưởng 6,9% Sản lượng lương thực từ 276 513 tấn/năm tăng lên 556,164 tấn/năm 1995 Bình quân lương thực đầu người tăng từ 253,9 kg/1985 lên 292 kg/1995 Đến năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh gấp 2,44 lần năm 1985, mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,6% Nét nổi bật trong giai đoạn này cây trồng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên của tỉnh, gắn với nhu cầu của thị trường và quá trình phát triển công nghiệp chế biến tại địa phương Diện tích các loại cây hàng năm có năng suất, hiệu quả kinh tế kém đã thu hẹp dần và được thay thế bằng những loại cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các loại cây trồng chủ lực, lợi thế của địa phương đều tăng mạnh cả về diện tích và sản lượng, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, năm 2005 so với năm 1985 sản lượng bắp tăng 5,2 lần, đậu nành tăng 3,6 lần, mía tăng 1,27 lần, cao su tăng 2,4 lần, cà phê tăng 1,4 lần, điều tăng 6,5 lần Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản hàng hóa lớn như: vùng chuyên canh cao su 41 000 ha, cà phê 22 000 ha, điều 43 000 ha, bắp 65 000 ha, mía 8 000 ha, thuốc lá

3 000 ha Hàng năm cung cấp nguồn nguyên liệu khá lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn, đồng thời cung cấp cho nguồn hàng xuất khẩu

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực; Tạo ra được những đột phá trong phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa, nhiều nông sản của Đồng Nai đã có mặt trên thị trường thế giới như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su,… góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách cho địa phương Ngày 13/5/2015, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 869/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Đề án thực sự là bức tranh sinh động của ngành nông nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới Thực hiện tốt Đề án sẽ là cú hích cho phát

triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng tốt, hiệu quả cao trên cơ sở xây dựng cánh đồng lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập quán sản xuất từng vùng bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các loại rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân; Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ về liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản được Nhà nước và địa phương ban hành nên bước đầu đã hình thành các chuỗi trong sản xuất; Các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh dù chưa nhiều nhưng có thể xem đây là những bước đi ban đầu cho việc hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng góp phần đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển ổn định và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w