Một số giải pháp hoàn thiện quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

tỉnh Đồng Nai

Ở chương 2, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, cho thấy còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục Để hoàn thiện công tác này tác giả đề xuất các giải pháp tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cần thực hiện nhóm các biện pháp sau đây:

3 2 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút NNL 3 2 1 1 Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định NNL

Mục tiêu của giải pháp

Tăng tính chủ động trong công tác hoạch định NNL

Xây dựng đội ngũ CBCCVC có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao

Dự kiến kết quả đạt được

Có đội ngũ thực hiện hoạch định NNL chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu hoạch định cho sự phát triển của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai

Văn phòng sở và các phòng chuyên môn chủ động phối hợp, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng CBCCVC đáp ứng nhu cầu NNL của các phòng chuyên môn theo vị trí việc làm đã xây dựng

Biện pháp thực hiện

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, nó giúp khắc phục được tình trạng vừa thừa vừa thiếu cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Để xác định đúng số lượng, chất lượng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề thì cần phải dựa vào các căn cứ sau:

Thứ nhất để công tác hoạch định NNL có tính hệ thống, khoa học và chính

xác, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo lực lượng kế thừa, lãnh đạo các phòng chuyên môn cần tham khảo dữ liệu các năm qua và phân tích môi trường hiện trạng, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai giai đoạn 2020-2025, trên cơ sở đó xác định nhu cầu lao động đối với đơn vị để có những dự báo chính xác về diễn biến NNL và nhu cầu sử dụng lao động ở Sở Nông nghiệp và PTNT Trên cơ sở dự báo trên, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và

PTNT Đồng Nai cần lập tờ trình đề nghị bổ sung biên chế gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Nội vụ xem xét, bố trí bổ sung thêm biên chế hoặc có thể thực hiện chính sách tuyển dụng bên ngoài dưới dạng hợp đồng Đồng thời khuyến khích nhân viên tự học tập, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn được giao hoặc thực hiện luân chuyển CBCCVC để tạo sự đột phá tại những phòng chuyên môn trì trệ Đây là những bước quan trọng để cân đối cung cầu nhân sự tại đơn vị

Thứ hai cần tiếp tục triển khai các chương trình phát triển NNL đồng thời

bám sát mục tiêu của chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2020- 2025 tại tỉnh Đồng Nai, và thường xuyên kiểm tra, lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ và rút ra những bài học kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp từng giai đoạn cụ thể và để đáp ứng yêu cầu, năng lực thực thi nhiệm vụ Đặc biệt là Sở cần phải cân đối nguồn tài chính tại đơn vị, bố trí một khoảng kinh phí hợp lý để triển khai thực hiện tốt và duy trì ổn định chức năng hoạch định NNL

Thứ ba phải căn cứ vào thực trạng NNL, công tác quản trị NNL, trên cơ sở

dựa vào định hướng và mục tiêu phát triển của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai đến năm 2025 đã hoạch định để triển khai Bên cạnh đó, căn cứ vào định mức lao động đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lực có trình độ để đáp ứng yêu cầu của các cá nhân, tổ chức đến thực hiện dịch vụ công tại cơ quan

3 2 1 2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích công việc theo vị trí việc làm

Mục tiêu của giải pháp

Cụ thể hóa công việc những yêu cầu cần có đối với từng CBCCVC, từng vị trí công việc

Dự kiến kết quả đạt được

Cung cấp một khối lượng thông tin nhất định về yêu cầu, đặc điểm công việc (tài lực, vật lực, nhân lực) từ đó tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các bộ phận

Giúp đánh giá CBCCVC, kích thích sự sáng tạo, tạo thuận lợi cho tuyển dụng bảo đảm thành công trong việc thuyên chuyển, thăng thưởng, sắp xếp CBCCVC

CBCCVC phải được xây dựng trên cơ sở theo từng vị trí, chức danh công việc cụ thể và một số tiêu chuẩn năng lực chung giúp CBCCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trong đó có xem xét đến các yếu tố về hoàn cảnh, môi trường và độ khó của công việc

Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn quan trọng và làm cơ sở để giúp lãnh

đạo cân nhắc tuyển “đúng người, đúng việc” vì những kiến thức chuyên ngành bao giờ cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong khả năng nắm bắt, lĩnh hội và giải quyết hợp lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý công việc

Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp: Nền KT-XH tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển đã làm phát sinh những vấn đề phức tạp với độ khó ngày càng tăng Vì vậy, CBCCVC của Sở phải có kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp mới có thể đề xuất, kiến nghị những giải pháp mang tính khả thi mà ít tốn kém các nguồn lực trong đơn vị

Kỹ năng quản trị: Đặc thù công việc của khối CQHC nhà nước, nên người

CBCCVC phải có khả năng nhận biết, tìm kiếm, xác định và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng Trong thực tế, các chính sách về KT-XH thường có “độ trễ” nhất định khi đưa vào áp dụng thực tiễn Vì vậy người CBCCVC cần phải có thêm kỹ năng quản trị thời gian để việc giải quyết công việc được xuyên suốt

Kỹ năng giao tiếp và phối hợp trong công việc: Sự phối hợp trong công việc, khả năng làm việc nhóm là cách hiệu quả để tập trung trí tuệ của cả tập thể giúp cho công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn trước những khó khăn, thách thức

Khả năng sáng kiến, sáng tạo: Đây là tiêu chuẩn thể hiện khả năng suy nghĩ

và hành động của người CBCCVC để đưa ra những sáng kiến cải tiến phương thức làm việc, đáp ứng những thách thức nảy sinh trong môi trường cạnh tranh Đồng thời giúp người CBCCVC có thể dễ dàng đảm nhận những nhiệm vụ mới và đạt được mục tiêu đề ra

Khả năng tin học, ngoại ngữ: Việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quá

trình xử lý và cập nhật thông tin là điều tất yếu trong thời điểm bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ tốt cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC trong thời kỳ hội nhập sâu với kinh tế quốc tế

Khả năng tự phát triển bản thân: Đánh giá đúng những ưu, khuyết của mình để tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm nhằm làm tăng thêm giá trị cho công việc Khả năng này giúp người CBCCVC liên tục cải tiến và hoàn thiện bản thân

Ngoài các tiêu chí cơ bản kể trên, khi xây dựng Bảng tiêu chuẩn CBCCVC cho các chức danh lãnh đạo, đơn vị cần phải lưu ý thêm một số năng lực về quản trị như hoạch định, quản trị, sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng Trong đó, một số năng lực quan trọng được đánh trọng số nhằm đảm bảo tính sàng lọc cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w