Lý thuyết xác lập mục tiêu của Locke và Latham (1990):

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

6. Bố cục luận văn

1.2.6 Lý thuyết xác lập mục tiêu của Locke và Latham (1990):

Theo Locke và Latham (1990) đề xuất lý thuyết mục tiêu, chỉ ra rằng nhà quản lý có thể làm tăng động lực làm việc của nhân viên bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể, nhiều thách thức và cung cấp các nhận xét, đánh giá kịp thời. Mục tiêu này cũng cần được sự chấp nhận của các bên có liên quan. Một số yêu cầu của mục tiêu:

- Mục tiêu cần cụ thể: các mục tiêu cụ thể sẽ tạo ra hiệu quả công việc cao hơn so với những mục tiêu chung chung vì điều này sẽ giúp con người biết rõ mình sẽ phải làm gì, do đó nó sẽ kích thích từ bên trong để thực hiện mục tiêu.

- Mục tiêu đủ khó và thách thức: mục tiêu khó khăn, nhiều thách thức sẽ dẫn đến kết quả công việc cao hơn vì theo các tác giả mục tiêu khó khăn sẽ thu hút được sự chú ý hơn, tập trung hơn của người thực hiện. Với một mục tiêu khó khăn, con người sẽ phải tập trung sức lực nhiều hơn so với một mục tiêu dễ dàng. Hơn thế nữa, con người sẽ kiên trì hơn để theo đuổi một mục tiêu khó khăn và người ta sẽ tìm cách khám phá nhiều hơn các cách thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu này.

- Sự đánh giá kịp thời: ngoài tính cụ thể và thách thức của mục tiêu, các tác giả cũng cho rằng để thúc đẩy con người làm việc nhà quản lý phải đưa ra những đánh giá kịp thời. Những đánh giá này sẽ giúp chỉ rõ sự khác biệt giữa việc người lao động muốn làm và phải làm để đạt mục tiêu. Người lao động có thể kiểm soát tốt hơn công việc của họ nếu họ được chủ động tham gia vào việc đánh giá hơn là việc bị động khi bị đánh giá. Lý thuyết trên đã giúp giải thích rằng nếu người lao động được tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, họ sẽ làm việc chăm chỉ, có hiệu quả hơn, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và cam kết thực hiện mục tiêu. Nếu không, để đạt được mục tiêu, mỗi cá nhân cần được giải thích một cách rõ ràng mục đích và tầm quan trọng của mục tiêu. Tuy nhiên lý thuyết này cũng gặp một số phê phán như nhiều nhân viên sẽ quá tập trung vào một số chỉ số cụ thể của mục tiêu mà bỏ

qua những chỉ số khác, đặc biệt là những mục tiêu dài hạn, mang tính bền vững hơn, thậm chí sẵn sàng có những hành vi vi phạm đạo đức để đạt mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số siải pháp tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần sonadezi giang điền luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)