6. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Bưu điện tỉnh Điện Biên là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, do đó Bưu điện tỉnh luôn phải nỗ lực hết mình để đảm bảo thực hiện tốt những chỉ tiêu kế hoạch SXKD và phục vụ được giao. Để đảm bảo thực hiện được tốt như vậy, đơn vị có một số kiến nghị với cơ quan quản lý trực tiếp như sau:
- Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty để có cơ sở định hướng cho Bưu điện tỉnh xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đơn vị phù hợp chiến lược của Tổng công ty và điều kiện thực tiễn của đơn vị.
- Cần có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt chung cho đối tượng chuyên gia giỏi, đóng góp quan trọng cho các Bưu điện tỉnh/thành phố.
- Cần tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng hơn nữa. Có các chiến lược kinh doanh, nâng cao thương hiệu và hình ảnh. Tạo điều kiện để các đơn vị đối tác có cơ hội gặp gỡ, trao đổi các thông tin để các bạn hàng nắm rõ và phối hợp.
- Mở rộng công tác tuyển mộ, tuyển chọn để thu hút được các nhân tài về công tác và làm việc tại các đơn vị thành viên.
- Tăng cường đầu tư cho các đơn vị trực thuộc nhằm tận dụng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận của Chương 1 và thực trạng quản lý nguồn nhân lực ở Chương 2. Ở Chương 3, tác giả đã nêu lên phương hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh Điện Biên, cùng với những phương hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Điện Biên. Từ đó, tác giả đề cập đến những định hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Điện Biên đồng thời đưa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của đơn vị.
Trong những giải pháp này được đề ra, tác giả đặc biệt chú trọng vào giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là giải pháp chính để phát triển nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh, bên cạnh áp dụng một loạt các giải pháp khác tập trung vào các nội dung chính: thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài các giải pháp mà Bưu điện tỉnh Điện Biên cần lưu tâm áp dụng để hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực trong thời gian tới, tác giả còn nêu một số kiến nghị đối với Chính phủ, với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực của đất nước, của ngành, của tỉnh nói chung và của Bưu điện tỉnh Điện Biên nói riêng.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực gì cũng không thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình nếu thiếu đi nguồn nhân lực. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả luôn là vấn đề phức tạp và khó khăn đối với các nhà quản trị. Một doanh nghiệp chỉ có thể tạo được ưu thế cạnh tranh khi có giải pháp sử dụng các nguồn nhân lực khác nhau một cách hợp lý cho mỗi yêu cầu về quản trị nhân sự.
Trong Luận văn này, bằng việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên, phân tích các mặt đã làm được và các mặt còn tồn tại trong quản lý nguồn nhân lực, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh. Do những hạn chế về thời gian, kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Những giải pháp trên đây mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành công chương trình hành động cụ thể phù hợp với đơn vị.Tác giả Luận văn mong nhận được sự đóng của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình hoàn thành đề tài Luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS, TS.Nguyễn Xuân Thạch, các thầy cô giáo Học viện Tài chính và các cán bộ thuộc các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Điện Biên. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn An (2013), Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu
điện tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phan Thanh Tấn (2012), Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
tại Công ty Điện thoại Tây Thành phố, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế,
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Bá Hảo (2015), Phát triển nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh
Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Đinh Văn Toàn (2010), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội.
5. Tô Huy Phương (2011), Quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh
Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Học viện công nghệ
Bưu chính Viễn thông.
6. PGS.TS Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. ThS. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo
trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
8. TS. Nguyễn Hữu Thân (2010), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Thành phố Hà Nội.
9.Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ