dù có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng trong khi lựa chọn thành viên của tòa án tối cao của bang, nhưng đối với các thẩm phán tòa sơ thẩm của bang, các nhà lập pháp bang thường có xu hướng bổ nhiệm những cựu thành viên của cơ quan lập pháp bang.
VIỆC NGHỈ HƯU VÀ TỪ NHIỆM CỦA CÁC THẨM PHÁN
Các thẩm phán đã quá già hoặc không còn thích hợp để đảm nhiệm chức vụ thẩm phán của bang thường không tạo thành vấn đề phức tạp như các thẩm phán liên bang. Một số bang đã xây dựng các kế hoạch hưu trí bắt buộc. Độ tuổi tối đa để thẩm phán nghỉ hưu dao động từ 65 tới 75, và phổ biến nhất là ở tuổi 70. Một số bang có những kế hoạch giảm phúc lợi hưu trí đối với các thẩm phán đã phục vụ vượt quá nhiệm kỳ mong muốn; có nghĩa là các thẩm phán càng giữ chức vụ của mình lâu thì phúc lợi hưu trí của họ càng giảm.
Các kế hoạch hưu trí, cho dù có hiệu quả thế nào trong việc khuyến khích các thẩm phán cao tuổi từ nhiệm, hầu như không được sử dụng trong trường hợp các thẩm phán chưa đến tuổi song không đủ năng lực, có hành vi tham nhũng hoặc phi đạo đức. Trong suốt lịch sử nước Mỹ, các bang đã sử dụng những thủ tục như luận tội, bỏ phiếu bất tín nhiệm và các nghị quyết đồng thời của cơ quan lập pháp để bãi nhiệm thẩm phán. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có hiệu quả rất khiêm tốn, bởi vì việc áp dụng chúng trên thực tế là quá khó xét về mặt chính trị, hoặc bởi vì chúng tốn quá nhiều thời gian và rất phức tạp. Gần đây, các bang đã bắt đầu thiết lập những ủy ban đặc biệt, thường bao gồm các thẩm phán, để giám sát và trừng phạt các thành viên của chúng. Tuy nhiên, những ủy ban này không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả, bởi vì các thẩm phán thường rất miễn cưỡng trong việc khiển trách và kỷ luật công khai các đồng nghiệp của mình.
CHƯƠNG 8: VIỆC THỰC THI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TÒA ÁN ÁN
Sau khi tòa án đưa ra phán quyết, rất nhiều cá nhân - các thẩm phán khác, các quan chức công, thậm chí cả các công dân bình thường - có thể được triệu tập để thực thi phán quyết. Chương nà y xem xét rất nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình thực thi phán quyết, sự phản ứng lại của họ trước các chính sách của tòa án và những biện pháp mà họ có thể sử dụng để phản ứng lại một phán quyết của tòa.
Tùy thuộc vào tính chất của phán quyết tòa án, chính sách của tòa có thể tác động trong phạm vi rất rộng hoặc rất hẹp. Một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn ôtô sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia vào vụ kiện mà còn có thể cả gia đình của họ. Nhưng phán quyết của vụ kiện nổi tiếng Gideon kiện Wainwright (1963) đã có tác động trực tiếp tới hàng triệu người theo cách nà y hay cách khác. Trong vụ Gideon, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng các bang phải cung cấp luật sư cho các bị cáo không có điều kiện thuê luật sư trong các phiên tòa xét xử những tội danh nghiêm trọng. Có rất nhiều người - các bị cáo, thẩm phá n, luật sư và người dân Mỹ - đã cảm nhận được tác động của chính sách tòa án này.