Các nhân vật chính của hệ thống pháp lý liên bang là những người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán và chánh án. Những người này có đặc điểm gì để phân biệt họ với toàn thể các công dân còn lại? Có những phẩm chất nào - cả chính thức và không chính thức - để những người này được bổ nhiệm vào đội ngũ đó? Các thẩm phán được lựa chọn như thế nào và ai là người tham gia trong quá trình này? Các thẩm phán phải học tập như thế nào để trở thành thẩm phán? Các thẩm phán được rèn luyện như thế nào và khi nào họ sẽ bị bãi miễn?
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HOÀN CẢNH XUẤT THÂN CỦA CÁC THẨM PHÁN LIÊN BANG LIÊN BANG
Người dân Mỹ gắn bó với ý niệm rằng một người sinh ra trong hoàn cảnh tầm thường nhất (như Abraham Lincohn) một ngày nào đó cũng có thể trở thành tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là thẩm phán của Tòa án tối cao. Cũng như hầu hết các truyền thuyết, truyền thuyết này cũng có một phần sự thật trong đó. Về nguyên tắc, mọi người đều có thể trở thành một quan chức chính phủ xuất chúng, và có một số ví dụ rất nổi tiếng về những người có xuất thân thấp kém song đã đạt tới đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, các thẩm phán liên bang Mỹ, cũng giống như các quan chức chính phủ khác và những người đứng đầu các ngành thương mại và công nghiệp, thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu của đất nước này.
Các thẩm phán hạt
Dữ liệu về hoàn cảnh xuất thân của tất cả các thẩm phán hạt của liên bang trong 210 năm qua không được thu thập, song đã có một số lượng khá lớn dữ liệ u về các thẩm phán phục vụ trong những thập niên gần đây.
Trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán tòa án liên bang, đa số các thẩm phán đều đã là thẩm phán của các tòa án bang hoặc địa phương. Nhóm chiếm đa số tiếp sau đó là những người đã làm việc trong các lĩnh vực chính trị hoặc chính quyền hoặc - khiêm tốn hơn - trong các hãng luật có quy mô lớn. Những người làm việc trong các hãng luật nhỏ hoặc các giáo sư giảng dạy môn luật chỉ chiếm số lượng nhỏ.
Quá trình học tập của các thẩm phán cho chúng ta thấy đôi điều về phẩm chất ưu tú của họ. Tất cả đều tốt nghiệp đại học/cao đẳng; có khoảng một nửa trong số họ đã theo học tại các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông Bắc nước Mỹ với học phí rất đắt đỏ hoặc các trường đại học tư khác để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng chuyên khoa luật.
Các thẩm phán cũng khác với toàn bộ công chúng nói chung ở chỗ họ có một xu hướng mạnh mẽ về “tính kế nghiệp” - có nghĩa là các thẩm phán thường xuất thân từ những gia đình có truyền thống làm việc trong lĩnh vực tư pháp hoặc dịch vụ công.
Mặc dù 51% dân số Mỹ là phụ nữ, song các thẩm phán hầu như hoàn toàn là nam giới. Cho tới tận nhiệm kỳ tổng thống của Jimmy Carter (1977-1982), mới chỉ có chưa đầy 2% các thẩm phán hạt là phụ nữ, và ngay cả với những nỗ lực có chủ ý nhằm thay đổi tình trạng này, chỉ có 14,4% trong số những người được Jimmy Carter bổ nhiệm vào vị trí thẩm phán hạt là phụ nữ. Các nhóm chủng tộc thiểu số cũng chỉ chiếm một tỷ lệ đại diện rất ít ỏi trong số các thẩm phán, không chỉ về con số tuyệt đối mà còn cả tỷ lệ so sánh trên số dân. Cho tới tận thời điểm hiện nay, chỉ có Jimmy Carter đã bổ nhiệm một số lượng đáng kể những người không thuộc chủng tộc Anglo vào nhánh tư pháp - trên 21%. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton (1993 - 2001), đã diễn ra một sự thay đổi lớn. Trong sáu năm đầu cầm quyền, 49% số người ông bổ nhiệm giữ các chức vụ trong ngành tư pháp là phụ nữ hoặc thuộc nhóm thiểu số.
Có khoảng chín phần mười các thẩm phán hạt thuộc cùng một đảng phái chính trị với tổng thống bổ nhiệm họ, và xét về mặt lịch sử thì có khoảng 60% trong số họ đã tham gia hoạt động đảng phái rất tích cực.
Trung bình, một thẩm phán thường ở vào độ tuổi 49 khi được bổ nhiệm. Sự khác biệt về độ tuổi bổ nhiệ m hầu như không đáng kể giữ a các nhiệm kỳ tổng thống khác nhau, và không có xu hướng sai lệch theo thời gian giữa các chính quyền khác nhau.
Các thẩm phán tòa phúc thẩm / thượng thẩm
Các thẩm phán tòa phúc thẩm/ thượng thẩm thường có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành tư pháp trước khi được bổ nhiệm so với các thẩm phán tại tòa sơ thẩm, và họ cũng thườ ng, nếu không nói là nhiều khả năng hơn, theo học tại những trường danh tiếng vùng Đông Bắc và các trường đại học tư nổi tiếng khác.
Xét về khía cạnh đảng phái chính trị, hầu như không có sự khác biệt giữa việc bổ nhiệm thẩm phán tại các tòa sơ thẩm với thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm thường có xu hướng hoạt động đảng phái tích cực hơn so với các đồng sự của họ tại tòa sơ thẩm.
Sáng kiến của Clinton nhằm làm cho ngành tư pháp phản ánh chính xác hơn thành phần chủng tộc và giới của nước Mỹ cũng được thể hiện rõ rệt trong việc bổ nhiệm các thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm. Một phần ba trong số những người được ông bổ nhiệm giữ chức vụ này là phụ nữ, và Clinton đã bổ nhiệm nhiều người Mỹ gốc Phi, Á và Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha vào chức vụ này hơn bất cứ tổng thống nào khác.
Đến lượt mình, Tổng thống George W. Bush (con) cũng thể hiện sự cam kết đối với tính đa dạng về chủng tộc và giới của nước Mỹ. Một ví dụ là gần một phần ba số thẩm phán tòa án hạt do ông bổ nhiệm thuộc nhóm “phi truyền thống” - tức phụ nữ và nhóm thiểu số.
Các thẩm phán Tòa án tối cao
Từ năm 1789, đã có 106 nam giới và hai phụ nữ ngồi vào ghế thẩm phán tại tòa án tư pháp cấp cao nhất của Hoa Kỳ. Mặc dù có lẽ khoảng 10% trong số họ thực sự xuất thân từ tầng lớp dưới, song phần lớn các thẩm phán này đều xuất thân từ những gia đình có hoạt động đảng phái rất tích cực, và khoảng một phần ba trong số họ có quan hệ với các luật gia và có liên hệ chặt chẽ với các gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành tư pháp.
Cho tới tận thập niên 1960, Tòa án tối cao vẫn chỉ bao gồm các thành viên nam giới và da trắng, nhưng vào năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bổ nhiệm Thurgood Marshall làm thành viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Tòa án. Khi Marshall nghỉ hưu vào năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush (cha), cha của Tổng thống George W. Bush (con), đã thay thế ông bằng một người Mỹ gốc Phi khác, ông Clarence Thomas. Năm 1981, rào cản về giới đã bị phá vỡ khi Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm Sandra Day O’ Connor vào một chức vụ tại Tòa, và 13 năm sau có thêm một phụ nữ nữ a được bổ nhiệm là Ruth Bader Ginsburg.
Về những nghề nghiệp phi chính trị của các thẩm phán Tòa án tối cao, tất cả 108 người này đều họ c luật và đã hành nghề luật ở một số giai đoạn trong sự nghiệp của họ. Chỉ có 22% đang làm việc tại các tòa án bang hoặc liên bang ngay trước khi được bổ nhiệm, mặc dù có hơn một nửa đã từng làm thẩm phán tại một thời điểm nào đó trước khi được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao. Cũng giống như những đồng sự của mình tại các tòa án liên bang cấp thấp hơn, các thẩm phán Tòa án tối cao thường tham gia hoạt động chính trị tích cực hơn so với người dân Mỹ bình thường, và hầu hết trong số họ đều có cùng các định hướng về chính trị và lý tưởng với tổng thống bổ nhiệm họ.