Một số bang đã đi theo hướng tổ chức một hệ thống tòa án thống nhất, nhưng các bang khác vẫn có nhiều tòa án rất phức tạp và rắc rối, với thẩm quyền xét xử trùng lắp. Các tòa án bang có thể được chia thành bốn cấp tổng hợp: tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế, tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung, tòa phúc thẩm trung gian và tòa chung thẩm.
Tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế
Hàng năm, các tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế giải quyết phần lớn các vụ kiện tụng ở Hoa Kỳ, và chiếm đến 90% số lượng tòa án. Chúng được đặt nhiều tên khác nhau: tòa hòa giải (justice of peace court), tòa tiểu hình (magistrate courts), tòa án cộng đồng (municipal courts), tòa thành phố (city courts), tòa án tỉnh (county courts), tòa án vị thành
niên (juvenile courts), tòa án quan hệ gia đình (domestic relations courts), và tòa thủ phủ (metropolitan courts).
Thẩm quyền xét xử của các tòa án này bị giới hạn trong các vụ án nhỏ. Ví dụ, đối với các vấn đề hình sự, tòa án bang giải quyết ba cấp vi phạm: vi cảnh (infractions), tội ít nghiêm trọng (misdemeanors) và tội nghiêm trọng (felonies). Tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế chỉ giải quyết các vụ vi cảnh và tội ít nghiêm trọng. Nó chỉ được áp đặt hình phạt hạn chế (thường không quá 1.000 USD), và hình phạt tù với thời hạn thường không quá một năm. Trong các vụ dân sự, các tòa án này thường chỉ giới hạn trong các vụ tranh chấp lên đến một số tiền nhất định, khoảng 500 USD. Ngoài ra, các tòa án này thường bị giới hạn trong một số loại vấn đề như vi phạm luật giao thông, quan hệ gia đình, hay như các vụ liên quan đến vị thà nh niên.
Một điểm khác biệt nữa giữa tòa sơ thẩm có thẩm quyền hạn chế với tòa thẩm quyền chung là, trong nhiều trường hợp, các tòa thẩm quyền hạn chế không phải lập bản ghi. Do quá trình tố tụng không được ghi chép, nên các kháng cáo kháng nghị đối với phán quyết của tòa thẩm quyền hạn chế được đưa lên tòa sơ thẩm có thẩm quyền chung, và được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm “de novo” (sơ thẩm lại). Còn một điểm khác biệt nữa là các thẩm phán chủ tọa tòa sơ thẩm hạn chế không cần phải được đào tạo luật bài bản. Nhiều tòa án thuộc lọa i này thường bị thiếu hụt nguồn lực. Chúng thường không có phòng xét xử cố định, mà thường họp ở các tiệm tạp hóa, nhà hàng hoặc nhà riêng. Tòa thường không có thư ký để lưu giữ đầy đủ các ghi chép. Do đó, đa phần việc giải quyết và tố tụng vụ việc thường mang tính không chính thức. Hiếm khi các vụ việc được giải quyết rốt ráo, và thường kết thúc rất nhanh.
Cuối cùng, các tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế được một số bang sử dụng để giải quyết các vấn đề sơ khởi trong các vụ hình sự nghiêm trọng. Chúng thường làm thủ tục khởi tố, bảo lãnh và chỉ định luật sư cho những bị cáo không đủ tiền, và tiến hành điều tra ban đầu. Tiếp đó, vụ việc được chuyển lên tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung để làm tiếp phần bào chữa, xét xử và áp dụng hình phạt.
Tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung
Hầu hết các bang đều có một nhóm tòa sơ thẩm lớn để giải quyết các vụ hình sự và dân sự nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở nhiều bang có các nhóm vấn đề đặc biệt, như tội phạm hình sự vị thành niên, quan hệ gia đình và di chúc, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa sơ thẩm chung.
Tại hầu hết các bang, các tòa án này còn có chức năng phúc thẩm. Chúng xét xử phúc thẩm một số loại vụ việc nhất định phát sinh từ tòa sơ thẩm hạn chế. Các phiên xét xử này thường được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm lại (de novo) hoặc sơ thẩm lần hai ở tòa sơ thẩm chung.
Tòa sơ thẩm chung thường được chia theo các hạt hoặc vùng. Mặc dù thực tế mỗi bang khác nhau, nhưng quy tắc chung thường sử dụng các ranh giới chính trị hiện có để phân
chia hạt tư pháp hoặc vù ng tư pháp, như một tỉnh hoặc một nhóm tỉnh. Tại các khu vực nông thôn, thẩm phán thường đi một vòng và lập tòa án ở các khu vực khác nhau trong phạm vi lãnh thổ theo lịch trình định sẵn. Nhưng ở khu vực thành thị, các thẩm phán thường tổ chức xét xử ở một vị trí cố định quanh năm. Tại các tỉnh lớn, nhóm thẩm phán có thể được chia thành các chuyên ngành. Một số chỉ xét xử các vụ dân sự, còn các thẩm phán khác chuyên xét xử các vụ hình sự.
Tòa ở cấp này có nhiều tên khác nhau. Tên thông dụng nhất là tòa án hạt (district), vùng – lưu động (circuit), và tòa cấp trên (superior). Yêu cầu đối với thẩm phán ở cấp này được quy định trong luật và tất cả các bang đều yêu cầu phải có bằng luật. Các tòa án này cũng có thư ký trợ giúp vì chúng là các tòa án có lưu bản ghi.
Tòa phúc thẩm trung gian
Các tòa phúc thẩm trung gian là nhóm tòa tương đối mới trong hệ thống tư pháp bang. Năm 1911 mới chỉ có 13 tòa, và đến năm 1995 mới có 39 bang thành lập tòa án loại này. Mục đích cơ bản của nó là giúp giảm bớt khối lượng công việc của Tòa án tối cao bang. Hầu hết tòa loại này được gọi là tòa phúc thẩm, nhưng thỉnh thoảng cũng dùng nhiều tên khác. Hầu hết các bang đều chỉ có một tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm trên phạm vi toàn bang. Ví dụ, tòa phúc thẩm ở Alaska chỉ có ba thẩm phán. Nhưng ngược lại cũng có bang có đến 80 thẩm phán tòa phúc thẩm như ở Texas. Tại một số bang, tòa phúc thẩm trung gian xét xử theo thủ tục toàn thẩm (en banc), trong khi các bang khác được phân chia theo các nhóm thường xuyên hoặc luân chuyển.
Tòa chung thẩm
Tất cả các bang đều có tòa chung thẩm. Các bang Oklahoma và Texas có đến hai tòa chung thẩm. Tại hai bang này, một tòa chung thẩm chịu trách nhiệm về các kháng cáo kháng nghị dân sự và một tòa giải quyết hình sự. Hầu hết các bang đều gọi tòa chung thẩm là Tòa án tối cao; một số tên khác cũng được dùng như tòa phúc thẩm (Maryland và New York), tòa tư pháp tối cao (Maine và Massachusetts) và tòa phúc thẩm tối cao (Tây Virginia). Các tòa chung thẩm có từ ba đến chín thẩm phán (hay ở một số bang gọi là đại thẩm phán). Họ thường xét xử theo thủ tục toàn thẩm, và thường nhóm họp ở thủ phủ bang (nhưng không nhất thiết trong mọi trường hợp).
Phạm vi xét xử của tòa chung thẩm bao gồm các vấn đề thuộc thẩm quyền của luật bang, và tất nhiên, chúng là cơ quan xét xử cuối cùng đối với các vấn đề đó. Tại các bang có hệ thống tòa phúc thẩm trung gian, các vụ việc được xét xử ở Tòa án tối cao chủ yếu được lấy từ các tòa trung gian này. Trong trường hợp này, các Tòa án tối cao thường có quyền quyết định vụ nào được xét xử. Do đó, nó có thể dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề chính sách quan trọng của bang. Nếu không có cấp phúc thẩm trung gian, các vụ án thường buộc phải đưa lên Tòa án tối cao theo thủ tục xem xét lại.
Như vậy, ở hầu hết các bang, tòa chung thẩm giống với Tòa án tối cao Hoa Kỳ ở chỗ nó có nhiều quyền quyết định vụ việc nào sẽ được nó chú ý. Hầu hết các Tòa án tối cao bang
cũng theo thủ tục tương tự như thủ tục ở Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Tức là, khi vụ việc được chấp nhận xem xét lại, các bên sẽ trình nộp các văn bản tóm lược, và thực hiện tranh tụng. Sau khi đi đến quyết định, các thẩm phán đưa ra các ý kiến bằng văn bản giải thích cho quyết định đó.
Tòa vị thành niên
Người Mỹ ngày càng quan tâm nhiều đến việc giải quyết các vụ án liên quan đến vị thành niên, và các bang xử lý vấn đề này theo nhiều cách khác nhau. Một số bang thiết lập một mạng lưới tòa án trên toàn bang chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến vị thành niên. Có hai bang là Đảo Rhode và Nam Carolina đã thành lập các tòa án gia đình, chuyên giải quyết các vấn đề quan hệ gia đình cũng như vị thành niên.
Phương pháp phổ biến nhất là trao quyền cho một hoặc nhiều tòa án thẩm quyền hạn chế hoặc thẩm quyền chung của bang giải quyết các vấn đề liên quan vị thành niên. Chẳng hạn, ở Alabama, tòa lưu động (tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung) có thẩm quyền xét xử các vấn đề vị thành niên. Tuy nhiên, ở Kentucky, thẩm quyền chuyên biệt vị thành niên nằm trong tay các tòa sơ thẩm hạn chế - tức là các tòa án hạt.
Cuối cùng, một số bang phân chia thẩm quyền xét xử vị thành niên cho nhiều tòa án. Bang Colorado có tòa án vị thành niên cho thành phố Denver và giao thẩm quyền xét xử vị thành niên cho các tòa án hạt (tòa sơ thẩm chung) tại các khu vực khác của bang. Đồ ng thời, giữa các bang cũ ng có sự khác biệt về quy định lúc nào thì thẩm quyền xét xử thuộc phạm vi của tòa thà nh niên. Các bang đưa ra các tiêu chí về tuổi của bị can để được xét xử ở tòa thành niên. Ngoài ra, nhiều bang quy định người phạm tội trẻ tuổi sẽ bị xét xử ở tòa thành niên nếu có các tình huống đặc biệt. Ví dụ, ở Illinois, tuổi tiêu chuẩn phân biệt giữa vị thành niên và thành niên là 17 tuổi. Tuy nhiên, giới hạn tuổi bị xét xử ở tòa thành niên là 15, nếu phạm tội cố ý giết người (giết người cấp một), tội tình dục hình sự có tình tiết tăng nặng, cướp có vũ khí, cướp có súng và sử dụng vũ khí trái phép ở trường học.