Thực trạng chung hệ thống cảng hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu baitonghop_021011updated (Trang 26 - 28)

Phần lớn các cảng đang đối mặt với một thực trạng chung là việc cơ sở hạ tầng không đáp ứng tình trạng quá tải và kéo theo đó là việc nhiều địa phương đề xuất xây dựng sân bay mới.

Mặc dù hiện hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được cố gắng khai thác tối ưu, nhưng do lượng khách tăng quá cao nên không tránh khỏi quá tải. Công suất khai thác hai sân bay này đã vượt quá thiết kế.

Nhà ga T1 Nội Bài có công suất thiết kế khoảng 6 triệu khách/năm, nay đã phải gồng mình phục vụ tới 9,5 triệu lượt khách vào năm 2010 và sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2011. Nhà ga Tân Sơn Nhất dù đã tách nhà ga quốc tế riêng, song ga nội địa cũng quá tải trầm trọng.

Hạ tầng cơ sở tại sân bay Vinh cũng thiếu trầm trọng. Hiện sân bay này chỉ có 4 quầy làm thủ tục, trong khi một ngày tới 7 chuyến bay cất - hạ cánh tại đây. Nhà ga bé, lượng khách đông, máy bay nhiều nên thiếu cả phòng chờ, xe thang, thiếu nhân lực phục vụ. Đặc biệt, hiện chưa có hệ thống cất - hạ cánh tự động ILS, nên mỗi khi thời tiết xấu, máy bay thường phải về Nội Bài hạ cánh, khiến các hãng hàng không và hành khách đều mệt mỏi, tốn kém.

Theo Cục Hàng không VN, hiện Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Trung có đề nghị xin đóng cửa sân bay Phú Bài (Huế) một tháng để sửa chữa đường băng từ 5.5- 5.6. Tuy nhiên, với một sân bay quốc tế như Phú Bài thì việc đóng sân bay phải xin ý kiến Thủ tướng. Nếu sân bay Phú Bài tạm đóng cửa sửa chữa dù chỉ một tháng, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các hãng hàng không.

Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này tại các cảng hàng không của Việt Nam đó là: Tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng sân bay và trang thiết bị, kỹ thuật sân bay chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng thị trường vận tải hàng không; Mặt bằng nhà ga chật hẹp, cơ sở vật chất trang thiết bị không đồng bộ; Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn cảng hàng không liên quan chưa đồng bộ, một số vấn đề chung liên quan đến nhiều ban ngành chậm được giải quyết; Chính sách vận chuyển theo mạng nan hoa của các hãng hàng không nước ngoài nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng đã làm cho tình trạng quá tải của sân bay tăng lên; Việc điều phối giờ hạ, cất cánh tại sân bay (slot) cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc tại sân bay. Tại một số sân bay được điều phối, nhà điều phối slot đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân đối được nhu cầu của các nhà vận chuyển hàng không và khả năng phục vụ hiện có của sân bay. Thường thường rất khó đế thỏa mãn được cả hai mục đích này, vì nhu cầu của các hãng hàng không muốn xin slot vào trong giờ cao điểm của sân bay và các sân bay lại muốn giãn các chuyến bay ra khỏi giờ cao điếm để đạt hiệu quá cao nhất trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của sân bay. Hiện nay tại các sân bay được điều phối của Việt Nam như Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Vietnam Airlines chiếm tới 67% slot tại sân bay, trong khi đó Vietnam Airlines lại được giao là điều phối slot tại hai sân bay này, do vậy khó tránh khỏi việc Vietnam Airlines tập trung các chuyến bay của mình trong một số giờ cao điểm nào đó trong ngày và một số ngày trong tuần.

Hệ quả kéo theo của tình trạng quá tải tại các sân bay là việc hàng loạt đơn đề xuất xây dựng sân bay mới. Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển giao thông ở địa phương, không ít lãnh đạo các tỉnh cho rằng, có sân bay, kinh tế địa phương sẽ cất cánh. Có tỉnh đã có sân bay nội địa lại muốn nâng cấp thành sân bay quốc tế dù hiện tại, chẳng có đường bay nước ngoài nào tới địa phương.

Dưới đây là một vài nét điểm qua tình hình quy hoạch sân bay hiện nay:

 Sân bay Thanh Hóa sẽ được xây dựng tại xã Hải Ninh (huyện Tĩnh Gia), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 30km về phía Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 1,3km về phía Đông. Tổng số vốn đầu tư xây dựng dự kiến hơn 2.600 tỷ đồng. Dự kiến trong giai đoạn 1 sân bay Thanh Hóa sẽ mở các đường bay từ Thanh Hóa đi Gia Lâm, Cát Bi, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, với lưu lượng hành khách đạt 250.000 lượt/năm; 10.000 tấn hàng hóa/năm.

 Sân bay Long An vừa được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch xây dựng. Sân bay Long An là sân bay nội địa cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) được xây dựng trên diện tích 235,04ha thuộc xã Cần Đăng, huyện Châu Thành.

 Năm 2010, Công ty TNHH Joinus (Hàn Quốc) đã đề xuất triển khai dự án cảng hàng không Vân Đồn trên diện tích gần 400ha tại xã Đoàn Kết. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép liên doanh đầu tư Joinus và Tổng công ty Hàng không Hàn Quốc được triển khai dự án sân bay này theo hình thức BOT.

Một thực trạng khác cần được quan tâm là việc khai thác các dịch vụ phi hàng không ở các cảng HK nội địa cũng như cảng HK quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù lĩnh vực phi HK (như thuê mặt bằng, quảng cáo, bến bãi, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm...) đã từng bước được quan tâm nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu baitonghop_021011updated (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w