Thiết bị chiếu sáng gồm hai bộ phận đèn tiếp cận chớp tuần tự, 30 bộ điều dòng MRC, 1.200 đèn chìm, 700 đèn nổi và hơn 100 biển báo cho đường

Một phần của tài liệu baitonghop_021011updated (Trang 35 - 40)

dòng MRC, 1.200 đèn chìm, 700 đèn nổi và hơn 100 biển báo cho đường lăn được cung cấp điện bằng 320 km dây cáp.

Toàn bộ hệ thống được điều khiển bằng máy tính đặt tại đài chỉ huy và trung tâm vận hành - bảo dưỡng, giám sát toàn bộ các chức năng chiếu sáng đường cất hạ cánh và đường lăn. Nhờ đó, hoạt động của đường băng được đảm bảo an toàn 24/24 giờ, ngay cả

trong tầm nhìn tối thiểu 350 m. Ngoài ra, còn có một bộ phát điện dự phòng giúp nguồn điện luôn được duy trì, không bị ngắt.

Với hạ tầng hiện tại, đường băng có thể tiếp nhận tối đa hơn 400 chuyến/ngày. Tuy nhiên, hiện nay trung bình mỗi ngày, sân bay Tân Sơn Nhất tiếp nhận khoảng 370 chuyến bay cất/hạ cánh, con số này không còn nhiều khoảng cách so với năng lực tiếp nhận tối đa. Do đó, việc tắc nghẽn khiến chậm trễ chuyến bay có khả năng xảy ra rất cao, đặc biệt trong những mùa cao điểm và khi không có sự sắp xếp, điều phối hợp lý từ cảng và các hãng hàng không. Năm nay không còn tình trạng tắc nghẽn trên bầu trời, máy bay phải “xếp hàng” hoặc tránh ra Vũng Tàu chờ đến lượt hạ cánh như đã từng diễn ra 2 năm trước song tình trạng “chờ trên đỉnh sân” (lượn nhiều vòng chờ hạ cánh) vẫn là điều không tránh khỏi.

2.2.2.1.4. Hệ thống giao thông và bãi đỗ:

Mạng lưới giao thông từ sân bay TSN đến các địa điểm khác:

Khoảng cách từ trung tâm TP HCM đến sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 10km. Thời gian di chuyển cho mỗi loại phương tiện (xe máy/ xe hơi) ước tính là 20 phút. Tuy nhiên thời gian này còn xê dịch nhiều (có thể kéo dài hơn nữa) tùy thuộc vào tình trạng kẹt xe. Đặc biệt là vấn đề kẹt xe ở giao lộ Hoàng Văn Thụ - Trường Sơn - Lê Văn Sỹ - Trường Chinh trước sân bay.

Tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đi qua 4 quận Tân Bình - Gò Vầp - Bình Thạnh - Thủ Đức, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây của hệ thống giao thông vận tải của thành phố và đóng vai trò kết nối các khu công nghiệp sân bay và càng biển, hỗ trợ việc phân luồng giao thông Nam Bắc, góp phần giải quyết trình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn chưa hoàn tất, khả năng đến cuối năm 2013 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án.

So sánh với kinh nghiệm của Nhật Bản thời gian di chuyển từ Narita đến Haneda khoảng 75 phút (bằng xe hơi) và có thể lâu hơn trong giờ cao điểm, tuy nhiên khi xây dựng Narita và nâng cấp Haneda Chính phủ Nhật đã chú ý xây dựng hệ thống giao thông nối liền 2 địa điểm, khiến kinh phí xây dựng bị đưa lên 1 mức cao hơn nhiều. Chính vì vậy, khoảng cách từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Long Thành sẽ là một vấn

đề cần phải lưu tâm để không bị rơi vào tình trạng giao thông tắt nghẽn ảnh hưởng đến tiến trình quá cảnh của hành khách. Vào giờ cao điểm, từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Long Thành có thể mất gần 3 tiếng, điều này gây phiền hà cho khách hàng của các hãng bay là điều chắc chắn.

Hệ thống giao thông trong sân bay TSN:

So với các sân bay lớn trên thế giới, phương tiện di chuyển giữa các nhà ga hành khách có thể là xe bus chuyên dụng, thang máy,.. Tuy nhiên do qui mô của sân bay Việt nam chưa đạt đến trình độ như vậy nên hành khách vẫn còn đi bộ qua lại giữa các nhà ga. (Điển hình là Tân Sơn Nhất – các sân bay còn lại tất nhiên không thể đáp ứng điều kiện này).

Ngoài ra, về thứ tự ưu tiên trên lý thuyết (giáo trình giảng dạy của cảng) được qui định chi tiết cụ thể từng loại phương tiện, khoảng cách - vị trí khi lưu thông trong cảng cũng như khi tiếp cận máy bay, tuy nhiên trên thưc tế việc vận hành vẫn chưa được tốt, nhiều phương tiện chạy không tuân theo thứ tự. Điển hình nhất là vụ việc “Máy bay suýt đè lên ô tô” được đăng tải trên các phương tiện báo đài 4/2010.

Nguyên nhân được lý giải rằng theo lý thuyết thì có một người điều hành việc lưu thông trong cảng nhưng đến nay vẫn không có, chỉ có nhân viên hướng dẫn mặt đát cho máy bay. Hơn nữa, do có quá nhiều công ty khai thác nên mỗi phương tiện thuộc quyền điều hành của 1 công ty, dẫn đến chống chéo, không xe nào chịu nhường xe nào.

Cùng với nhu cầu đi lại ngày càng cao của hành khách, các hãng hàng không hàng năm cũng đã tăng cường số lượng các tàu bay đáp đỗ tại cảng Tân Sơn Nhất. Không những thế, với việc tiếp nhận thêm máy bay của các hãng mới ra, có thể thấy chỉ hai ba năm nữa, lượng máy bay sẽ ở con số trên 100 chiếc. Trong khi đó, hiện tại, bãi đậu máy bay ở Tân Sơn Nhất chỉ chứa được 40 chiếc máy bay. Điều này đã gây ra tình trạng “kẹt đường” khá phổ biến tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong thời gian qua và chắc chắn sẽ trầm trọng hơn trong thời gian tới 17.

2.2.2.1.5. Hệ thống điều khiển:

Sân bay Tân Sơn Nhất được đầu tư với những thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng được nhu cầu giao thông trong kỷ nguyên hội nhập của Việt Nam:

Nhà ga được trang bị: 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 20 cổng ra máy bay, có thể đáp ứng cùng 1 lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm.

Với tám cầu lồng hàng không ( bốn cái nhiều hơn ở nhà ga quốc nội ) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777- 200/300; Airbus A 340-300/500/600 và Boeing 767, kể cả việc cấp khí lạnh, điện và nước; mặt bằng sử dụng gần 93.000m2 tỏa rộng ở bốn tầng, hiện nhà ga mới có khả năng xử lý tức thời những chuyến bay lên lịch của các hãng Tiger Airways; Mandarin Airlines; Shenzhen Airlines và Royal Brunei Airlines.

Với diện tích 26.900m2, lầu 2 - nơi hành khách làm thủ tục - có 80 quầy check-in đủ khả năng xử lý 1.770 khách/giờ và mỗi hành khách chỉ mất từ 2 - 3 phút để hoàn tất thủ tục xuất cảnh; bốn băng chuyền chất dỡ hành lý ( 300 kiện/chuyến ); hệ thống kiểm tra an ninh; hệ thống dò kim loại; cổng từ trường; 36 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh ở khu vực đi; 40 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh và 20 quầy hải quan ở khu vực đến; các hệ thống băng chuyền tự động dành cho hành khách ( automatic people mover, APM ); bưu điện, Internet Wifi, trạm thông tin du lịch-lữ hành, ngân hàng, cửa hàng miễn thuế18

Các phương tiện thông tin liên lạc, dẫn đường và thiết bị phụ trợ mặt đất đều trang bị hệ thống đồng bộ, thuộc thế hệ công nghệ mới.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin không lưu cũng được tập trung đầu tư như hệ thống thiết bị hạ cánh ILS/DME, đài dẫn đường DVOR/DME, hệ thống thiết bị trạm nguồn điện ra-đa cùng với hệ thống điện, đèn đường băng, sân đỗ, đài chỉ huy sân bay; hệ thống nguồn điện, đèn hiệu sân bay và hàng trăm cột anten, nhiều bàn điều khiển không lưu và tủ đặt thiết bị kỹ thuật. Trong đó, hệ thống đèn hiệu sân bay bao gồm nhiều loại để phục vụ tốt nhất các tàu bay đáp đỗ tại đây: các loại đèn lề đường lăn, đèn lề đường cất

hạ cánh, đèn thềm, đèn tiếp cận, đèn chớp, đèn pha xoay, đèn chướng ngại vật, biển báo có chiếu sáng, tủ điều dòng và bàn điều khiển xa hệ thống đèn hiệu, cột gió có chiếu sáng…,19 Năm Số lượng nhân viên Quỹ

lương So sánh sự tăng giảm của số

lượng nhân viên qua các năm

So sánh sự tăng giảm của quỹ lương qua các năm

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

2005 1809 102.03 - - - - 2006 3107 182.69 1298 71.75 80.66 79.06 2007 3956 237.36 849 27.33 54.67 29.93 2008 4584 286.04 628 15.87 48.68 20.51 2009 4644 300.93 60 1.31 14.89 5.21 2010 4889 334.41 245 5.28 33.48 11.13

Bên cạnh cơ sở hạ tầng được đầu tư nhằm đưa Tân Sơn Nhất trở thành sân bay hiện đại đạt chuẩn quốc tế, tình trạng quá tải vẫn hay xảy ra, đặc biệt là khu vực băng

chuyền trả hành lý ở nhà ga đến, vốn đã quá tải trong ngày thường nhưng không thể tăng cường thêm năng lực khi các chuyến bay được tăng gấp đôi.

2.2.2.1.6. Hệ thống nhân lực

Dưới đây là bảng số liệu thể hiện số lượng nhân viên và tổng quỹ lương tại Cảng Tân Sơn Nhất qua các năm từ 2005-2010.

Về số lượng nhân viên:

Một phần của tài liệu baitonghop_021011updated (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w