- Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.
NHÀ GA QUỐC TẾ TERMINAL
Từ ngày 14/08/2007, công trình nhà ga quốc tế được đưa vào sử dụng với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007. Việc xây dựng thêm một nhà ga hành khách quốc tế_ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cùng với hai đường băng đạt chuẩn quốc tế là thiết thực và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không của Việt Nam vào thời điểm này.
Sau ba năm xây dựng với tổng kinh phí 220 triệu USD (khoảng 3.300 tỉ đồng), gồm 85% từ nguồn vốn ODA của Nhật và 15% còn lại là vốn của Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA), nhà ga mới này mang đến cho sân bay Tân Sơn Nhất một diện mạo mới, hiện đại và hấp dẫn.
Dữ liệu thiết kế chi tiết của nhà ga quốc tế:
Tổng diện tích: 93.000 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².
Nhà ga gồm bốn tầng:
+ Tầng trệt có diện tích 32.170m2 (lớn hơn cả tổng diện tích của cả nhà ga sân bay quốc tế cũ (30.000m2)) được bố trí sáu băng chuyền loại lớn, dành cho hành khách đến nhận hành lý và làm thủ tục hải quan.
+ Tầng 1 có diện tích 25.550m2 là hệ thống phòng chờ ra máy bay được thiết kế hiện đại đầy đủ dịch vụ tiện nghi cho hành khách. Có các băng tải tự động dành cho hành khách nhập cảnh di chuyển từ ống lồng vào khu vực sảnh làm thủ tục cửa khẩu đến như nhà ga quốc tế của các nước khác. Tại đây có các quầy bán hàng miễn thuế, hàng lưu niệm, nhà hàng, sảnh đợi ra máy bay, sảnh tiễn...
+ Với diện tích 26.900m2, tầng 2 - nơi hành khách làm thủ tục , theo quy định, mỗi hành khách không quá 3 phút. - có 80 quầy check-in đủ khả năng xử lý 1.770 khách/giờ và mỗi hành khách chỉ mất từ 2 - 3 phút để hoàn tất thủ tục xuất cảnh; bốn băng chuyền chất dỡ hành lý (300 kiện/chuyến); hệ thống kiểm tra an ninh; hệ thống dò kim loại; cổng từ trường; 36 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh ở khu vực đi; 40 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh và 20 quầy hải quan ở khu vực đến; các hệ thống băng chuyền tự động dành cho hành khách (automatic people mover, APM); bưu điện, Internet Wifi, trạm thông tin du lịch-lữ hành, ngân hàng, cửa hàng miễn thuế.
+ Tầng 3 có diện tích 8.300m2, là nơi bố trí văn phòng của các hãng hàng không, khu vực dành cho khách bị trễ chuyến bay nghỉ ngơi với các dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, khu giải trí, dịch vụ massage, chăm sóc sắc đẹp. Phía trước sân nhà ga có bãi đậu xe với diện tích 30.000m2, có bố trí thu phí tự
động. Tầng lửng có các sảnh đợi máy bay. Hệ thống ống lồng dẫn khách sử dụng tại nhà ga là dạng ống đôi được điều khiển bằng PLC với công nghệ màn hình cảm ứng. Hiện nhà ga có 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 20 cổng ra máy bay.
Có nhiều quầy dịch vụ như cửa hàng miễn thuế, bưu điện, ngân hàng, dịch vụ vận chuyển, quầy hướng dẫn, thông tin du lịch... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách.
Tuy không có qui mô hoành tráng như các nhà ga của các sân bay trong khu vực nhưng ở nhà ga mới này hành khách có thể hưởng các dịch vụ ngang tầm: băng chuyền dành cho người đi bộ, Internet miễn phí, wifi…
Nhà ga được lắp đặt các thiết bị chuyên dùng hiện đại để có thể tiếp nhận cùng lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm. Các sảnh chờ để khách đi bằng xe buýt ra máy bay trong trường hợp máy bay đậu ở xa, hành khách có thể sử dụng wifi miễn phí.i
2.2.2.1.2. Nhà ga hàng hóa:
Năm Sản lượng Tăng trưởng
2005 312.946 (qtế+qnội) 10% 2006 349.167 (qtế+qnội) 11,6% 2007 402.673 (qtế+qnội) 15,3% 2008 437.354 (qtế+qnội) 8,6% 2009 442.221 (qtế+qnội) 1,1% 2010 459.658 3,9%
Thực ra, tên gọi nhà ga hàng hóa (cargo terminal) là chưa chính xác cho với thực tế cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận chuyển hàng hóa. Tại sân bay chỉ có các nhà kho (warehouse). Hiện tại, tại sân bay có hai đơn vị khai thác hoạt động vận chuyển hàng hóa: