TÌNH HÌNH MỸ QUÝ II/

Một phần của tài liệu BCA136+(1) (Trang 26 - 28)

I.Tình hình trong nước

1.Chính trị

- Chính quyền Trump tiếp tục biến động nhân sự cấp cao: Ngày 8/4, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton chính thức nhậm chức Cố vấn an ninh quốc gia thứ 3 của Tổng thống Trump, thay ông H.R.McMaster. Ngày 26/4, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng sau khi được Thượng viện phê chuẩn. Ông Pompeo khẳng định, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Mỹ là thực hiện chính sách ngoại giao của Mỹ cũng như của Tổng thống Trump trên toàn thế giới. Ngoài việc bổ sung các vị trí nhân sự còn trống tại Bộ Ngoại giao, ông Pompeo sẽ có nhiệm vụ cải thiện quan hệ của Mỹ với Nga và các đồng minh châu Âu.

Ngày 17/5, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Gina Haspel làm nữ Giám đốc đầu tiên của CIA. Trong khi đó, tiếp tục có các nhân vật quan trọng trong chính quyền Trump ra đi như Cố vấn an ninh nội địa của Tổng thống, ông Tom Bossert (ngày 9/4), Phó Chánh Văn phòng Nhà Trắng Joe Hagin (ngày 19/6), người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử ở Singapore.

- Cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 tạo thêm nhiều mâu thuẫn trong nội các Chính quyền Trump. Ngày 9/4, Công tố viên đặc biệt Mueller đã hành động mạnh tay hơn khi yêu cầu FBI khám văn phòng và nhà riêng của Michael Cohen, luật sư riêng của Tổng thống Trump. Thậm chí, Mueller còn để ngỏ khả năng mời Trump ra điều trần. Ngày 16/5, Ủy ban tình báo Thượng viện kết luận rằng “Nga đã bí mật can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 để giúp ông Trump và gây hại cho bà Hillary Clinton”. Báo cáo chung của các cơ quan tình báo Mỹ (ICA) là rất chính xác và đúng đắn. Tuy nhiên, kết luận của Ủy ban tình báo Thượng viện lại khác so với báo cáo điều tra của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ công bố ngày 27/4, “Nga có can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhưng nhóm tranh cử của Tổng thống Trump không thông đồng với Nga”.

- Đảng Cộng hòa có dấu hiệu mất ưu thế trong bầu cử giữa kỳ 2018: Ngày 11/4, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan tuyên bố sẽ không ra tranh cử vào cuối năm vì các lý do gia đình. Dư luận đánh giá đây là một động thái bất ngờ với lý do thực sự là Ryan đã nhìn thấy trước viễn cảnh khó khăn cho bản thân cũng như đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Nhiều khả năng, sự ra đi của Ryan sẽ góp phần khiến phe Cộng hòa mất thế đa số tại Hạ viện sau bầu cử. Vai trò lãnh đạo đảng Cộng hòa sau bầu cử nhiều khả năng sẽ được trao lại cho Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Kevin McCarthy (được Trump ủng hộ) hoặc Lãnh đạo thứ hai phe đa số tại Hạ viện Steve Scalise (được các thế lực bảo thủ trong đảng Cộng hòa ủng hộ).

2. Kinh tế

Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/5 cho biết bức tranh tăng trưởng kinh tế lại được tô điểm bởi các chỉ số đến từ thị trường lao động. Số lượng việc làm ở Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8%. Báo cáo của Bộ Lao động hôm 1/6 cũng cho thấy mức lương tăng liên tục. Đã có thêm 223.000 việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ hàng hóa, xây dựng và sản xuất trong tháng 5. Chi tiêu tiêu dùng, sản xuất công

nghiệp và chi tiêu xây dựng cũng tăng. Dự đoán kinh tế sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng nhanh trong quý II sau thời gian phát triển chậm hồi đầu năm, có được nhờ vào sự kích cầu của gói cắt giảm thuế trị giá 15.000 tỉ USD.

Người dân Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng nền kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong gần 18 năm và kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng tốc. Thâm hụt thương mại giảm mạnh trong tháng 4 và tháng 5 cũng củng cố cho triển vọng tăng trưởng GDP. Với hoạt động chi tiêu mạnh của người tiêu dùng, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng kinh tế Mỹ trong quý II/2018 có thể tăng 4-4,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây sẽ là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm qua.

Ngày 13/6, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, lên mức 1,75-2%. Đây là lần thứ 2 FED nâng lãi suất trong năm 2018, đồng thời đưa ra tín hiệu sẽ có thêm 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay dựa trên các đánh giá lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Lạm phát, thước đo ưa thích của FED, vốn đã thấp “một cách bí ẩn” trong suốt quá trình lâu dài khi nền kinh tế hồi phục, cuối cùng đã vượt qua ngưỡng 2%, đạt 2,2% trong tháng 5.

Một phần của tài liệu BCA136+(1) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w