- Hai bên tiếp tục thúc đẩy các cơ chế đối thoại. Trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 22 tại Washington ngày 17/5, hai bên đã trao đổi một loạt vấn đề như tầm quan trọng của cải cách pháp lý, pháp quyền, tự do ngôn luận và lập hội, tự do tôn giáo, quyền lao động, quyền của người dân dễ bị tổn thương, hợp tác đa phương trong các vấn đề cùng quan tâm. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, thúc đẩy nhân quyền là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ và là điểm nhấn trong đối thoại với Việt Nam hiện nay trong khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện. Mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đang tiến triển tốt đẹp và Mỹ đang cùng Việt Nam thúc đẩy nhiều ưu tiên như thương mại, an ninh khu vực, giáo dục-đào tạo, nhưng vấn đề nhân quyền ‘vẫn đang là thách thức’ cho quan hệ song phương bởi “vẫn đang tiếp tục có nhiều vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam”.
- Mỹ đánh giá Việt Nam có tiến bộ về tự do tôn giáo. Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo về tự do tôn giáo thế giới 2017, trong đó phần về Việt Nam dài 27 trang,
gồm 4 phần, về cơ bản, đánh giá Việt Nam có bước tiến về luật thực thi quyền tự do tôn giáo.
- Mỹ nhận định Việt Nam vẫn chưa có cải thiện trong công tác chống nạn buôn người. Ngày 28/6, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo thường niên về tình trạng buôn người toàn cầu 2018, trong đó Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm quốc gia bậc 2 trong hệ thống 3 thang bậc. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 2, tức các nước đang có vấn đề về buôn người, cao hơn một bậc so với những nước có tình trạng buôn người xảy ra trầm trọng như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Myanmar. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đấu tranh với tình trạng buôn người bao gồm thực thi những sửa đổi của Bộ luật Hình sự, thành lập bộ phận chuyên trách để tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật ở vùng biên giới dễ bị tổn thương và đưa ra bản đánh giá về việc thực hiện chương trình hành động quốc gia.
- Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Mỹ từ ngày 23-30/6, tập trung trao đổi các vấn đề kinh tế, đặc biệt tháo gỡ các vấn đề kinh tế vướng mắc như thuế nhôm thép, các sản phẩm nông nghiệp, thanh toán điện tử… Tờ Washington Post trích lời các chuyên gia nhận định việc Tập đoàn FLC mua 20 máy bay bay Boeing 787-9 Dreamliner, có giá trị niêm yết lên đến 5,6 tỷ USD, là “mạo hiểm”. Đối với một doanh nghiệp non trẻ, chưa có hoạt động thử nghiệm nào mà lại đặt hàng mua nhiều máy bay như vậy được xem là điều “rất bất thường”.
- Thương mại 2 chiều tiếp tục tăng trưởng ổn định. Theo Tổng cục Thống kê Mỹ, Việt Nam xếp thứ 17 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và đứng thứ 12 trong số các nước xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ.
- Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ Việt-Mỹ. Ngày 14/6, Thượng viện Mỹ thông qua gói 15 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện các dự án tẩy độc dioxin tại Biên Hòa.
Quan hệ hai nước tiếp tục trên đà phát triển, Mỹ tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, đã xuất hiện những ý kiến cho rằng, Việt Nam chỉ hứa, không có hành động cụ thể trước các cam kết của mình. Do đó, nếu Việt Nam không chủ động, nhiều khả năng quan hệ song phương sẽ giậm chân tại chỗ.
TÌNH HÌNH BỈ QUÝ II/2018TTXVN (Brussels) – TTXVN (Brussels) –
I. Tình hình trong nước
1. Chính trị-An ninh
Về chính trị, các đảng phái chính trị tại Bỉ đang vận động tranh cử cho cuộc bầu cử địa phương dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2018.
Tình hình an ninh tại Bỉ khá ổn định và một số biện pháp an ninh được tăng cường trước các sự kiện lớn như Hội nghị thượng đỉnh EU. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại Bỉ đã xảy ra một số vụ tấn công nhằm vào các lực lượng cảnh sát và quân đội, nghiêm trọng
nhất là vụ tấn công tại thành phố Liège ngày 29/5 làm 2 cảnh sát cùng 1 thanh niên thiệt mạng, thủ phạm cũng đã bị bắn hạ. Thực tế trên cho thấy việc đảm bảo an toàn cho công dân vẫn là nhiệm vụ không hề đơn giản đặt ra đối với các lực lượng an ninh Bỉ.
2. Kinh tế
Nhiều khả năng, tỷ lệ tăng trưởng giảm so với dự kiến vào đầu năm. Theo con số ước tính mới, tổng sản phẩm quốc nội của Bỉ sẽ tăng khoảng 1,7% năm 2018 so với con số dự kiến đưa ra đầu năm là 1,8%. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), đầu tư tăng và tăng trưởng nguồn cung được hỗ trợ bởi lĩnh vực tư sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế của Bỉ. Đầu tư doanh nghiệp tiếp tục gia tăng nhờ lãi suất cho vay thấp. Lạm phát đã giảm dần, sau khi đạt mức 2,2% năm 2017, còn năm 2018 lạm phát dự kiến là 1,9%.