Tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ có một số vấn đề đáng chú ý:
Ngày 28/4, các phần tử chống đối nhà nước Việt Nam tại Bỉ đã tổ chức một cuộc biểu tình trước cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ với nội dung lên án chế độ trong nước, đòi dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Ngày 16/6, các phần tử chống Việt Nam tại Bỉ tổ chức biểu tình phản đối dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng tại trước cổng Đại sứ quán Việt Nam ở Vương quốc Bỉ. Các phần tử chống đối Việt Nam biểu tình với các khẩu hiệu như “Không đặc khu, không Trung Quốc. Phản đối cộng sản Việt Nam bán nước. Cho thuê 99 năm là mất nước. Không làm nô lệ cho Trung Cộng. Lên án đặc khu kinh tế cho Trung Quốc…”.
TÌNH HÌNH MEXICO QUÝ II/2018
TTXVN (Mexico) - I. Tình hình trong nước
1. Chính trị-Xã hội
Tình hình chính trị, xã hội Mexico tập trung vào cuộc tổng tuyển cử ngày 1/7 vừa qua. Ứng cử viên cánh tả Andrés Manuel López Obrador, đứng đầu liên minh “Cùng nhau, chúng ta làm nên lịch sử” gồm 3 đảng Morena (đảng Phong trào tái thiết quốc gia)- PES (đảng Gặp gỡ xã hội)-PT (đảng Lao động), đã đắc cử Tổng thống Mexico nhiệm kỳ 2018- 2024, với tỷ lệ 53,19% phiếu ủng hộ. Bên cạnh đó, liên minh các chính đảng do chính trị gia cánh tả này đứng đầu giành 70/128 ghế thượng nghị sĩ và 302/500 ghế hạ nghị sĩ. Với số ghế áp đảo tại Quốc hội lưỡng viện, chính phủ mới của ông Lopez Obrador-người sẽ chính thức nhậm chức tổng thống Mexico vào ngày 1/12 tới- sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra các chính sách và chương trình cải cách trong nhiệm kỳ tới.
Mặt khác, liên minh “Vì Mexico tiến lên” gồm PAN (đảng Hành động quốc gia)- MC (đảng Phong trào công dân)-PRD (đảng Cách mạng dân chủ), do ông Ricardo Anaya Cortés dẫn đầu giành được 38 ghế thượng nghị sĩ và 133 ghế hạ nghị sĩ. Trong khi đó, liên minh tranh cử “Tất cả vì Mexico” do PRI dẫn đầu chỉ giành được 20 ghế thượng nghị sĩ và 65 ghế hạ nghị sĩ và kết quả này đã đẩy PRI xuống vị trí thứ 3 tại chính trường Mexico.
Ngay sau khi thắng cử Tổng thống đắc cử, ông Lopez Obrador đã đưa ra 12 cải cách ưu tiên để bắt đầu kế hoạch “sự chuyển đổi thứ tư của đất nước”. Các cải cách bao gồm Luật về mức lương tối thiểu; thành lập Bộ Công an; bãi bỏ quyền miễn trừ và đặc quyền đối với quan chức; đưa tham nhũng, trộm cắp nhiên liệu và gian lận bầu cử vào
danh sách các tội nghiêm trọng; chuyển Tổng Tham mưu sang Bộ Quốc phòng; thu hồi nghị định về tư nhân hóa nguồn nước; thu hồi luật cải cách giáo dục; đưa quyền giáo dục Đại học vào Điều 3 của Hiến pháp; xóa bỏ rào cản đối với tư vấn người dân; cải cách tăng lương tối thiểu tại các khu vực biên giới; điều chỉnh quản lý với kế hoạch thắt lưng buộc bụng, mà không sa thải công nhân; Ngân sách và Luật Thu nhập; bãi nhiệm tổng thống.
Tình hình mất an ninh sau bầu cử vẫn tiếp tục tăng, xảy ra nhiều vụ bắt cóc, giết người, thanh toán giữa các băng đảng buôn may túy. Cuộc tổng tuyển cử vừa qua được đánh giá là “đẫm máu” nhất trong lịch sử bầu cử Mexico khi có tới 130 ứng cử viên, chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội bị sát hại.
2. Kinh tế
GDP của Mexico tiếp tục tăng trưởng thấp hơn so với tiềm năng và ước đạt 2,2%. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) đã nâng lãi suất cơ bản từ 7,50% lên 7,75%, mức cao kỷ lục kể từ tháng 1/2009, nhằm tăng cường khả năng kiềm chế các kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn để hướng tới mục tiêu 3% +/- 1 điểm phần trăm đề ra cho năm nay.
Sự mất giá của đồng nội tệ peso trước đồng USD, cùng những bất ổn liên quan tới quá trình tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mexico, Mỹ và Canada) và cuộc tổng tuyển cử ngày 1/7 là những nhân tố gây sức ép đối với lạm phát của Mexico trong những tháng đầu năm. Theo thống kê, đồng peso đã mất giá tới 12% từ trung tuần tháng 4 đến ngày 15/6 và tỷ lệ lạm phát trong 5 tháng đầu năm đạt 4,51%, mức thấp nhất trong vòng 17 tháng qua nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu của năm. Ngân hàng hàng trung ương Mexico dự báo, GDP sẽ quay lại đà tăng trưởng trong quý II và đạt 2,8%.
Với những tuyên bố mới của Tổng thống đắc cử Andres Manuel Lopez Obrador về chính sách kinh tế, đồng nội tệ peso đã tăng giá so với đồng USD (theo tỷ giá liên ngân hàng 18,54 peso đổi được 1 USD), trái ngược với dự đoán trước đó của các nhà phân tích.
Chính sách kinh tế của ông Lopez Obrador trong nhiệm kỳ 2018-2024 là tăng cường nội lực, thắt chặt chi tiêu công và tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thị trường nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhằm tránh phụ thuộc vào Mỹ.
II. Quan hệ đối ngoại
Một mặt, Mexico ưu tiên đối thoại và vun đắp quan hệ với Mỹ, cũng đang mở rộng quan hệ với các nước khác trên thế giới nhằm tránh sự phụ thuộc và ảnh hưởng từ Mỹ, trong đó, ưu tiên phát triển sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Mỹ Latinh, đặc biệt tập trung vào các đối tác lớn như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Argentina và Brazil.
Kể từ khi D. Trump lên làm Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của Mexico không còn giữ vị trí trung lập đối với các nước trong khu vực Mỹ Latinh và bắt đầu “nghiêng về Mỹ”. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử López Obrador tuyên bố, Mexico sẽ giữ trung lập và không can thiệp vào tình hình nội bộ của các nước trong khu vực như Venezuela và Nicaragua…
Sau 2 tuần diễn ra cuộc tổng tuyển cử, một phái đoàn quan chức cấp cao của Mỹ, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin và cố vấn cao cấp của Nhà Trắng Jared Kushner, đã thăm và làm việc tại Mexico. Trong cuộc họp với các quan chức Mỹ, Tổng thống đắc cử López Obrador đã đưa ra đề xuất về quan hệ song phương dựa trên sự phát triển và tôn trọng lẫn nhau. Đề xuất trên bao gồm tất cả các trụ cột chính trong quan hệ với Mỹ, trong đó nổi bật là các vấn đề về thương mại, hợp tác an ninh, chính sách di trú và tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Mỹ là quốc gia láng giềng và đối tác quan trọng hàng đầu của Mexico trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và an ninh. Do vậy, quan hệ với Mỹ luôn là một trong những chính sách ưu tiên của Mexico. Ngược lại, Mỹ cũng coi trọng quan hệ với Mexico bởi quốc gia láng giềng này được coi là “lá chắn an ninh phía Nam” của Mỹ.