Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 40)

3. Ý nghĩa đề tài

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Vạn Thủy là xã miền núi vùng III, nằm ở phía Tây - Bắc của huyện Bắc Sơn (cách thành phố Lạng Sơn khoảng 98 km). Xã Vạn Thủy có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 4.065,21 ha có vị trí:

- Phía Đông giáp xã Long Đống; - Phía Tây giáp xã Tân Tri

- Phía Nam giáp xã Đồng Ý;

- Phía Bắc giáp xã Hòa Bình, Tân Hòa, thuộc huyện Bình Gia; Xã Tân Tri nằm ở phía Tây Nam của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Có tọa độ địa lý 21° 51′ 39″ vĩ độ Bắc đến 106° 8′ 41″ kinh Đông. Cách trung tâm huyện Bắc Sơn 27km. Làm một xã miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Xã Tân Tri có tổng số diện tích 3.497,37 ha gồm có 16 thôn là Khau Bao, Vũ Thắng A, Vũ Thắng B, Nà Càng, Ngọc Lâu, Pò Đồn, Long Bài, Bản Hoàng, Yên Mỹ, Thâm Phè, Bắc Mỏ, Minh Sơn, Thâm Xi, Bình An, Suối Tín, Suối Tát.

Xã Tân Tri cách Hà Nội 162km và cách thị trấn Bắc Sơn 24km.

1.3.1.2. Địa hình

Xã Vạn Thủy là nơi có địa hình núi đá vôi xen lẫn thung lũng, chia cắt bởi các dãy núi cao, độ cao trung bình 150m - 500m so với mặt nước biển.

Với địa hình chủ yếu là đồi núi, trong đó có hai tuyến đường thông thương qua hai xã: xã Tân Hòa và xã Hòa Bình của huyện Bình Gia thuận tiện cho giao lưu kinh tế hàng hóa với các xã bạn.

Xã Tân Tri là nơi có địa hình núi đá vôi xen lẫn thung lung. Tân Tri là xã miền núi của của vùng Đông Bắc Việt Nam. Xã Tân Tri có các ngọn núi cao 500-1.200 m, như ngọn núi Khau Pi Ao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lép (503 m)... Địa hình Tân Tri nhiều núi đá vôi điển hình của cánh cung Bắc Sơn có nhiều hang động kỳ vĩ xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng mầu mỡ.

1.3.1.3. Khí hậu

Xã Vạn Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt: Mùa thu, mùa đông lạnh mưa ít, mùa xuân ấm áp có nhiều mưa phùn, độ ẩm không khí cao, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Lượng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm mùa này nhiệt độ cao, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió đông nam và tây nam. Nhiệt độ trung bình mùa này là 25,10C lượng mưa trung bình tháng là 212 mm số ngày mưa trung bình là 15 ngày tháng. Mùa này hay xảy ra mưa lớn, lũ và lốc xoáy cục bộ gây thiệt hại mùa màng cho nhân dân. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa này là 12,1oC; lượng mưa trung bình tháng là 44,5mm; số ngày mưa trong tháng từ 5 đến 6 ngày. Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hay có sương muối và những đợt rét đậm kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Nhiệt độ trung bình năm là 20,80C - Nhiệt độ trung bình cao nhất: 37,7 0 c - Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 1,50 c

- Độ ẩm không khí trung bính năm từ 80 - 85% - Lượng mưa trung bình trong năm: 1480 mm.

Xã Tân Tri nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên mát mẻ, trong lành. Mùa hè nhiệt độ dao động từ 20-27 độ C.

- Vùng phía Bắc: Có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºc. Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 – 85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.

- Vùng núi phía Nam: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºc, độ ẩm không khí 81 – 86%.

- Các hiện tượng thời tiết khác:

+ Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều.

+ Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.

Khí hậu xã Tân Tri ổn định, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày ở phía Nam. Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: hồi, sắn, quýt, đậu đỗ, thuốc lá các loại ở phía Bắc.

1.3.1.4. Đất đai

Xã Vạn Thủy có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất bạc mầu và đất đỏ vàng nhạt. Đất phù sa có đặc điểm được bồi đắp hằng năm nhờ các con suối nhỏ hay đồi núi khi có những trận mưa lũ, sự bồi đắp từ đồi núi, nương rẫy hay các con suối nhỏ nên nó mang lại độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất, phù hợp trồng các loại rau, ngô, lạc, đậu đỗ...; đất bạc màu có đặc điểm khô, cứng phù hợp trồng chè, trồng keo; đất đỏ vàng nhạt có đặc điểm hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau phù hợp trồng lúa.

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 4.065,21ha

 Diện tích đất rừng Lâm nghiệp: 3.503,6ha

 Diện tích đất Nông nghiệp: 357,65ha

 Diện tích đất sử dụng cho mục đích khác: 203,96ha

 Diện tích đất trồng Quế: 425,8ha

rộng khắp trên địa bàn, nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao thích hợp với cây công nghiệp dài ngày (cây quít, hồi, dứa, mía, Quế...).

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.497,37 ha.

 Diện tích đất rừng Lâm nghiệp: 1.834ha

 Diện tích đất Nông nghiệp: 1.269ha

 Diện tích đất sử dụng cho mục đích khác: 394,37ha

 Diện tích đất trồng Quế: 305ha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w