Tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 62)

3. Ý nghĩa đề tài

3.3.1. Tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra về tình hình sinh trưởng của cây Quế tại xã Vạn Thủy và xã Tân Tri được tổng hợp lại các bảng sau:

Bảng 3.6: Kết quả về tình hình sinh trưởng của cây Quế

tại khu vực nghiên cứu Độ tuổi 3 5 7 9 11 3 5 7 9 11 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ bảng 3.6 ta thấy rằng: Quá trình sinh trưởng của Quế tại khu vực nghiên cứu không có sự đồng đều theo độ tuổi (lúc nhanh, lúc chậm).

Tại xã Vạn Thủy cây bị ảnh hưởng lớn bởi mật độ cây. Người dân tại đây chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật gây trồng và chăm sóc. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy: kích thước hố trồng Quế tại đây thường là

20x20x20cm (1 nhát cuốc), và mật độ trồng lúc đầu là khoảng 5.000 – 7.000 cây/ha . Trong quá trình chăm sóc việc tỉa thưa chưa được thực hiện đúng với quy trình kỹ thuật chăm sóc Quế dẫn tới mật độ cây còn quá nhiều, từ đó làm cho quá trình sinh trưởng của cây là không đều theo từng cấp tuổi. Tăng trưởng bình quân hằng năm theo cấp tuổi lúc nhanh, lúc chậm, cụ thể:

- Quế tuổi 3: đường kính ngang ngực bình quân là 4,78cm; chiều cao bình quân là 3,5m.

- Quế tuổi 5: đường kính ngang ngực trung bình là 7,76cm; chiều cao trung bình là 6,04m.

- Quế tuổi 7: đường kính ngang ngực bình quân là 8,19cm; chiều cao bình quân lúc này là 7,96m.

- Quế tuổi 9: đường kính ngang ngực trung bình lúc này đạt 12,18cm; chiều cao trung bình đạt 9,46m.

- Quế tuổi 11: đường kính ngang ngực bình quân là 14,4cm; chiều cao bình quân là 9,8m.

Tại khu vực xã Tân Tri: Quế trong giai đoạn tuổi 3 và 5 phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn tuổi sau. Bước vào tuổi thứ 9 rừng khép tán tỉa thưa mạnh mẽ thúc đẩy cây phát triển chiều cao vút ngọn để hứng ánh sáng và cạnh tranh không gian sinh dưỡng để bước vào giai đoạn thành thục công nghệ khai thác.

- Quế tuổi 3: đường kính ngang ngực bình quân là 6,02cm; chiều cao bình quân là 3,96m.

- Quế tuổi 5: đường kính ngang ngực trung bình là 7,83cm; chiều cao trung bình là 4,75m.

- Quế tuổi 7: đường kính ngang ngực bình quân là 8,26cm; chiều cao bình quân lúc này là 6,22m.

- Quế tuổi 9: đường kính ngang ngực trung bình lúc này đạt 11,75cm; chiều cao trung bình đạt 9,76m.

- Quế tuổi 11: đường kính ngang ngực bình quân là 15,83cm; chiều cao bình quân là 10,56m.

Từ kết quả điều tra tại 2 xã ta thấy rằng: cây Quế tại xã Vạn Thủy có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với xã Tân Tri, lượng tăng trưởng bình quân hằng năm cũng thấp hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó do kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc tại xã Vạn Thủy còn chưa tốt, chủ yếu do mật trồng quá dày và việc tỉa thưa hàng năm còn chưa đúng cách, số cây để lại còn quá nhiều dẫn đến việc cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Tuy nhiên ở tuổi thứ 9 rừng Quế tại Vạn Thủy lại phát triển vượt trội hơn so với ở Tân Tri, do vậy tại xã Vạn Thủy người dân chủ yếu khai thác Quế ở độ tuổi 9 tuổi, và tại Tân Tri là 11 tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w