3. Ý nghĩa đề tài
2.4.5. Phương pháp nội nghiệp
Xử lí số liệu OTC đã thu thập được.
Công thức tính trung bình đường kính ngang ngực:
D1 + D2 +...+ Dn D1.3 =
N
D1.3 là giá trị đường kính trung bình của cây tại vị trí 1.3m
D1, D2,..Dn là đường kính của các cây được đo tại 1.3m
N là tổng số cây điều tra.
- Công thức tính trung bình chiều cao vút ngọn của cây:
H1+H2+..+Hn Hvn=
N
Trong đó:
Hvn là giá trị trung bình chiều cao vút ngọn của cây. H1,H2,..,Hn là chiều cao vút ngọn của cây.
N là tổng sô cây điều tra.
Công thức tính trung bình độ tàn che của cây:
Dt1+Dt2+…+Dtn Dt=
N
Trong đó:
Dt: Giá trị đường kính tán của cây.
Dt1,Dt2,..Dtn là đường kính tán của cây 1,2,..n N là tổng số cây điều tra.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn ảnh hưởng đến phát triển Quế
3.1.1. Đặc điểm khí hậu
Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu
Kiểu khí hậu
Nhiệt đới ẩm mưa nhiều quanh năm
Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều quanh năm Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều quanh năm
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra số liệu thứ cấp tại khu vực nghiên cứu)
Cây Quế là loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy tại xã Vạn Thủy và Tân Tri nơi trồng rừng Quế nhiều là vùng có lượng mưa cao từ 1.800-2.000mm/năm, nhiệt độ bình quân hằng năm từ 21oc – 24oc trở lên, ẩm độ bình quân trên 80%. So sánh với điều kiện tự nhiên phù hợp để cây Quế phát triển thì tại khu vực nghiên cứu có đầy đủ các yếu tốt cần thiết và phù hợp nhất để cây Quế sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
- Sương muối: xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều. Tại những vùng thấp thuộc thung lũng thì hiện tượng này ít xuất hiện hơn.
- Mưa đá: xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, đi kèm với đó là các hiện tượng như: bão, giông, gió xoáy, lũ quét và sạt lở cục bộ. 3.1.2. Đặc điểm địa hình Bảng 3.2: Đặc điểm địa hình tại khu vực nghiên cứu Kiểu địa hình Đồi núi đất Đồi núi đất
Đồi núi đá vôi, đồi núi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra số liệu thứ cấp tại khu vực nghiên cứu)
Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH khoảng 4 - 7. Tại khu vực nghiên cứu các đặc điểm về địa hình, đất đai đều rất thích hợp cho cây Quế tuy nhiên còn nhiều hạn chế như:
+ Địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên khó để trồng tập trung và liền khu.
+ Địa hình đồi núi cao vào mùa mưa lũ dễ gây xói mòn và sạt lở đất.
+ Nhiểu núi đá đất cằn cỗi ít dinh dưỡng gây cản trở trong việc trồng, chăm sóc và sự sinh trưởng của cây.
+ Địa hình phức tạp hiểm trở gây khó kho cho việc đi lại, vận chuyển, cũng như khai thác Quế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến cho giá thành Quế nơi đây bị giảm đi phần nào.
3.2. Thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế
ở Bắc Sơn
3.2.1. Thực trạng trồng
Kết quả về hiện trạng sử dụng đất của xã Vạn Thủy và xã Tân Tri được tổng hợp và trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu
STT Loại đất
Xã Vạn Thủy 1 Tổng diện tích đất tự nhiên
2 Diện tích đất trồng cây Lâm nghiệp ngoài Quế
3 Diện tích đất trồng cây nông nghiệp
4 Diện tích rừng Quế
5 Diện tích đất sử dụng cho mục đích khác
Xã Tân Tri
1 Tổng diện tích đất tự nhiên
2 Diện tích đất trồng cây Lâm nghiệp ngoài Quế
3 Diện tích đất trồng cây nông nghiệp
4 Diện tích rừng Quế
Trên địa bàn xã Vạn Thủy tổng diện tích đất tự nhiên là 4065,21ha. Trong đó diện tích đất Lâm Nghiệp là 3503,6 ha chiếm 86,18% tổng diện tích đất toàn xã, chủ yếu là đất rừng sản xuất Keo, Bạch đàn, Mỡ,… Trong đó diện tích đất trồng Quế của xã mới chỉ chiếm 425,8ha tương đương 10,47% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở thôn Nà Thí do người dân mới chỉ tập trung gây trồng Quế trong thời gian gần đây. Với diện tích rừng trồng Quế hơn 425,8 ha phân bố trên toàn xã Vạn Thủy. Trong đó diện tích rừng Quế ở độ tuổi 1 là khoảng 45ha; tuổi 2 khoảng 70,8ha; tuổi 3 là 56,6ha; tuổi 4 là 86,5ha; tuổi 5 là 27ha; tuổi 6 hơn 30,5ha; tuổi 7 là 38ha; tuổi 8 hơn 43,2ha; còn lại một phần nhỏ diện tích Quế có độ tuổi từ 9-11 tuổi.
Đối với xã Tân Tri, tổng diện tích đất tự nhiên là 3.497,37 ha. Diện tích rừng trồng Quế là 305 ha chiếm 8.7% tổng diện tích đất của toàn xã. Trong đó rừng Quế ở độ tuổi 1 là hơn 60 ha; tuổi 2 là 67,8 ha; tuổi 3 là 38,5ha; tuổi 4 là 42ha; tuổi 5 là 14ha; tuổi 6 là 18,3ha; tuổi 7 là khoảng 20ha; tuổi 8 có 9ha; tuổi 9là 13,5ha, tuổi 10 là 11,6ha; còn lại là Quế tuổi 11. So với các loại đất mục đích khác như rừng trồng Keo, Hồi, Bạch đàn...(43,7%) hay hoa màu thì diện tích trồng Quế ít hơn nhiều, điều này cho thấy người dân ở đây mới bắt đầu chú ý đến gây trồng Quế. Nhìn chung diện tích trồng vẫn còn manh mún, tự phát trên địa bàn xã.
Có thể thấy rằng diện tích trồng Quế ở giai đoạn từ 1- 4 tuổi ở cả 2 xã là lớn nhất và giảm dần theo độ tuổi của cây. Như vậy cây Quế đang dần được trú trọng và quan tâm gây trồng trong thời gian gần đây và trong tương lai cây Quế sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.
Từ bảng 3.1 trên cho thấy rằng: diện tích trồng Quế của 2 xã chỉ chiếm từ 8 đến 10% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, so với các loài cây rừng trồng khác như Keo, Bạch đàn, Mỡ…thì diện tích trồng Quế còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên do đây là cây trồng hiện nay mới được bà con để ý và đưa vào
gây trồng nhiều trong giai đoạn gần đây, nên việc đánh giá hiệu quả để mở rộng sản xuất là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó giá trị cây Quế mang lại trong một vài năm trở lại đây cũng thực sự là điều kiện thúc đẩy mở rộng diện tích trồng Quế tại địa bàn nghiên cứu.
3.2.2. Khai thác
Kết quả phỏng vấn số hộ dân về cách khai thác, thời gian khai thác và tuổi khai thác Quế tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.4. Cách thức và thời gian khai thác Quế tại khu vực nghiên cứu Số hộ trả lời phỏng vấn 1 9 2 3 3 1 11
Qua điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình điển hình cũng như thu thập thông tin từ cán bộ UBND xã ở Vạn Thủy và Tân Tri đều cho thấy: Đa số người dân tại đây đều khai thác theo hình thức chặt trắng. Khi đến tuổi khai thác thì bán lại cho lái buôn cả rừng quế, chứ không tuyển chọn, không tự khai thác do tốn kém về mặt chi phí cũng như lợi nhuận đem lại cũng không quá cao so với việc bán toàn bộ rừng. Độ tuổi khai thác tại Vạn Thủy chủ yếu từ tuổi 8 đến tuổi 11 tùy vào từng hộ gia đình, trong đó khai thác nhiều nhất ở tuổi 9 do năng
suất vỏ Quế đạt được ở độ tuổi này gần như là tốt nhất, năng suất đạt từ 12 – 15tấn/ha. Thời điểm khai thác trong năm chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 8, đây là thời điểm trọng lượng vỏ quế cao nhất.
Tại địa bàn xã Tân Tri đa phần khai thác ở độ tuổi từ 9 tuổi đến 11 tuổi, tập trung nhiều nhất ở tuổi 11. Bởi Quế ở tuổi này cho năng suất khá cao từ 14 đến 16 tấn/ha. Thời điểm khai thác từ đầu mùa hạ đến cuối mùa thu (Từ tháng 4 đến tháng 10) giai đoạn này cơ bản là mùa mưa ẩm. Phương thức khai thác chủ yếu cũng là bán lại rừng cho các nhà lái buôn để chặt trắng cả rừng Quế sau đó tiến hành trồng lại chu kỳ mới.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tại địa bàn xã Tân Tri thường tiến hành khai thác muộn hơn so với chu kỳ khai thác tại xã Vạn Thủy.
3.2.3. Chế biến
Kết quả điều tra, phỏng vấn về cách chế biến Quế tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.5: Cách chế biến Quế tại khu vực nghiên cứu Số hộ PV
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Qua kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: người dân tại khu vực nghiên cứu hầu hết bán cả rừng cho thương lái, do vậy việc chế biến gần như là không phải thực hiện, do đó giá cả cũng không quá cao (chỉ khoảng 25.000đ/kg vỏ tươi) nếu gia đình tự khai thác. Vì vậy người dân thường có xu hướng bán trắng toàn bộ rừng cho thương lái nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho một chu kỳ. Qua khảo sát thì chỉ có 2 cơ sở nhà máy chế biến, chiết xuất tinh dầu từ lá quế, tuy nhiên giá thu mua chỉ 1.000đ/kg lá, do vậy người dân tại đây thường bỏ qua việc khai thác lá. Thân cây thì được thu mua bởi các cơ sở sản xuất, chế biến
gỗ.
3.2.4. Thị trường tiêu thụ Quế
Theo số liệu điều tra phỏng vấn cho thấy: Quế tại khu vực nghiên cứu chủ yếu được thu mua và vận chuyển sang tỉnh Yên Bái
Cây Quế được trồng ở Vạn Thủy và Tân Tri từ khá là lâu đời tuy nhiên mới chỉ mở rộng và phát triển thành mô hình kinh doanh trong vài năm gần đây, tính đến nay thì tổng diện tích Quế trên địa bàn đã lên đến hơn 425ha tại xã Vạn Thủy và hơn 305ha tại xã Tân Tri. Theo tính toán của bà con, mỗi cây Quế trồng khoảng 8 năm bắt đầu cho thu hoạch; một cây có đường kính 15 cm sẽ cho khoảng 10 kg vỏ tươi, trị giá khoảng 250.000 đồng, cộng với bán gỗ quế khoảng 15.000 đồng/cây.
Cây Quế tại huyện Bắc Sơn là một câu chuyện cổ tích trên vùng đất khó, cây Quế đã đem đến nơi đây một sự khởi sắc mới, giúp người dân có thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Mấy năm nay, cây Quế tại Vạn Thủy và Tân Tri đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn bất cứ cây trồng gì. Vỏ Quế giá hơn 24.000 - 30.000 đồng/kg, đấy là chưa kể phần thân gỗ. Một cây Quế to bán cả lá, cành, vỏ, cây được khoảng 220.000 đồng; 1ha Quế bán rẻ cũng được khoảng ba trăm triệu đồng. Hàng năm, địa phương bán ra thị trường khoảng từ hàng tấn vỏ Quế cùng nhiều sản phẩm đa dạng liên quan đến Quế, thu về giá trị tiền tỷ đồng.
Theo anh Đặng Thành Trung – trưởng thôn Nà Thí xã Vạn Thủy cho biết “chỉ tính riêng thôn trong năm 2020 đã bán hơn 60 tấn vỏ quế tươi tính trung bình 1kg vỏ quế có giá từ 20- 25 nghìn đồng thì riêng tiền thu từ quế đã đem lại cho bà con trị giá trên 60 tỷ đồng, đó còn chưa kể đến tiền bán gỗ quế sau thu hoạch”.
Ông Hoàng Minh Đức - Phó chủ tịch UBND xã Tân Tri cho biết: “Cây Quế giờ vừa cho thu hoạch lâu dài vừa cho thu hoạch hàng năm. Để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng Quế, trong những năm qua, huyện Bắc Sơn cùng
xã đã chỉ đạo các ngành, xã và vận động nhân dân tích cực đầu tư, mở rộng
diện tích, nâng cao chất lượng cây Quế. Bên cạnh đó là thành lập Hội sản xuất,
chế biến và kinh doanh Quế Bắc Sơn để liên doanh, liên kết từ khâu trồng, khai thác, chế biến và bán Quế, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm Quế
Bắc Sơn”. Tuy nhiên việc khai thác Quế chưa được triệt dể do hầu hết sản phẩm từ Quế của Bắc Sơn mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô lại chưa có đơn vị nào tại địa phương tinh chế tinh dầu xuất ra thị trường trong nước và nước ngoài, đa số vẫn chỉ là bán cả rừng Quế cho thương lái. Dẫn đến mức giá rẻ hơn so với giá trị thực. Chất lượng cây giống còn chưa đảm bảo, chủ yếu là giống Quế lá to, chất lượng tinh dầu thấp. Cây Quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của huyện Bắc Sơn với những ưu thế vượt trội đem lại. Định hướng cho việc phát huy hiệu quả cây trồng chủ lực này, xã chủ trương mở rộng quy mô vùng Quế, duy trì ổn định diện tích Quế toàn xã từ 1.500 – 2.000ha đến năm 2025.
Theo số liệu điều tra phỏng vấn người dân trong địa bàn thì tình hình giá trị các sản phẩm Quế như sau:
- Năng suất vỏ Quế trung bình: 10-15 tấn/ha (tùy vào độ tuổi khai thác)
- Sản lượng gỗ Quế đạt 100-160 m3. - Giá trị tại thị trường tiêu thụ :
+ Giá bán vỏ Quế tươi tại rừng là 20.000 - 25000 đồng/kg
+ Giá bán vỏ Quế đã phơi khô tại nhà loại vỏ mỏng 45.000 đồng/kg, vỏ khô loại dày đẹp là 50.000 đồng/kg.
+ Cành, lá Quế khô được thu mua bán cho lái buôn với giá từ 1.000 – 1.200 đồng/kg. Từ 1.200 đến 1.500 đồng/kg nếu chuyển ra địa điểm thu mua. + Gỗ Quế được bán với giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/m3 tuỳ theo gỗ to hay nhỏ.
3.3. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng, hiệuquả kinh tế cây Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. quả kinh tế cây Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
3.3.1. Tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra về tình hình sinh trưởng của cây Quế tại xã Vạn Thủy và xã Tân Tri được tổng hợp lại các bảng sau:
Bảng 3.6: Kết quả về tình hình sinh trưởng của cây Quế
tại khu vực nghiên cứu Độ tuổi 3 5 7 9 11 3 5 7 9 11 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Từ bảng 3.6 ta thấy rằng: Quá trình sinh trưởng của Quế tại khu vực nghiên cứu không có sự đồng đều theo độ tuổi (lúc nhanh, lúc chậm).
Tại xã Vạn Thủy cây bị ảnh hưởng lớn bởi mật độ cây. Người dân tại đây chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật gây trồng và chăm sóc. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy: kích thước hố trồng Quế tại đây thường là
20x20x20cm (1 nhát cuốc), và mật độ trồng lúc đầu là khoảng 5.000 – 7.000 cây/ha . Trong quá trình chăm sóc việc tỉa thưa chưa được thực hiện đúng với quy trình kỹ thuật chăm sóc Quế dẫn tới mật độ cây còn quá nhiều, từ đó làm cho quá trình sinh trưởng của cây là không đều theo từng cấp tuổi. Tăng trưởng bình quân hằng năm theo cấp tuổi lúc nhanh, lúc chậm, cụ thể:
- Quế tuổi 3: đường kính ngang ngực bình quân là 4,78cm; chiều cao bình quân là 3,5m.
- Quế tuổi 5: đường kính ngang ngực trung bình là 7,76cm; chiều cao trung bình là 6,04m.
- Quế tuổi 7: đường kính ngang ngực bình quân là 8,19cm; chiều cao bình quân lúc này là 7,96m.
- Quế tuổi 9: đường kính ngang ngực trung bình lúc này đạt 12,18cm; chiều cao trung bình đạt 9,46m.
- Quế tuổi 11: đường kính ngang ngực bình quân là 14,4cm; chiều cao bình quân là 9,8m.
Tại khu vực xã Tân Tri: Quế trong giai đoạn tuổi 3 và 5 phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn tuổi sau. Bước vào tuổi thứ 9 rừng khép tán tỉa thưa mạnh mẽ thúc đẩy cây phát triển chiều cao vút ngọn để hứng ánh sáng và cạnh tranh không gian sinh dưỡng để bước vào giai đoạn thành thục công nghệ khai thác.
- Quế tuổi 3: đường kính ngang ngực bình quân là 6,02cm; chiều cao bình quân là 3,96m.
- Quế tuổi 5: đường kính ngang ngực trung bình là 7,83cm; chiều cao